12 con giáp của Trung Quốc và nguồn gốc ra đời

12 con giáp của Trung Quốc

Chắc ai cũng biết 12 con giáp là gì. 12 con giáp có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người xưa dùng Âm lịch để tính thời gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết 12 con giáp của Trung Quốc được sinh ra và sắp đặt như thế nào hay khác Việt Nam như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu 12 con giáp của Trung Quốc và nguồn gốc của chúng.

12 con giáp của Trung Quốc và nguồn gốc ra đời
12 con giáp của Trung Quốc và nguồn gốc ra đời

12 con giáp của Trung Quốc

12 con giáp là tập hợp mười hai con vật được đánh số thứ tự, để xác định thời gian (ngày, giờ, tháng, năm). Đây là hệ thống chu kỳ được dùng tại các nền văn hóa Á Đông. Trong đó có: Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản…

Mười hai con giáp hay còn được gọi là Sinh Tiếu hay Sanh Tiếu (生肖) là một sơ đồ phân loại dựa trên âm lịch gán một con vật và các thuộc tính đã biết của nó cho mỗi năm trong một chu kỳ 12 năm lặp lại. Chu kỳ 12 năm xấp xỉ 11,85 năm của chu kỳ quỹ đạo Sao Mộc. Có nguồn gốc từ Trung Quốc mười hai con giáp và các biến thể của nó vẫn phổ biến ở nhiều nước châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia, và Thái Lan.

12 con giáp của Trung Quốc và nguồn gốc ra đời
12 con giáp của Trung Quốc và nguồn gốc ra đời

Xác định sơ đồ này bằng thuật ngữ chung “cung Hoàng Đạo” phản ánh một số điểm tương đồng bề ngoài với cung hoàng đạo phương Tây: cả hai đều có chu kỳ thời gian được chia thành 12 phần, mỗi phần gán ít nhất phần lớn phần đó với tên của một con vật, và mỗi phần được liên kết sâu sắc với một nền văn hóa trong việc mô tả tính cách hoặc những sự kiện xảy ra trong suốt cuộc đời của một con người cho đến mức độ ảnh hưởng của mối tương quan cụ thể của người đó đến chu kỳ.

Nhiều sách ghi lại thì 12 con giáp phương đông bắt nguồn từ Trung Quốc. Còn có tên gọi khác là can chi.

Cách nói 12 con giáp trong tiếng Trung

Ý nghĩa
Can được gọi là Thiên Can (tiếng Hán: 天干; pinyin: tiāngān) hay Thập Can (tiếng Hán: 十干; pinyin: shígān) do có đúng mười (10) can khác nhau. Can cũng còn được phối hợp với Âm-Dương và Ngũ hành.

Danh sách 10 can
Năm sinh kết thúc bằng số nào thì có Can số đó.

12 con giáp của Trung Quốc và nguồn gốc ra đời
SốCanViệtÂm – DươngHành
4giápDươngMộc
5ấtÂmMộc
6bínhDươngHỏa
7đinhÂmHỏa
8mậuDươngThổ
9kỷÂmThổ
0canhDươngKim
1tânÂmKim
2nhâmDươngThủy
3quýÂmThủy

Giờ Âm Lịch – Dương Lịch

Bạn sẽ quan tâm  Ngữ Pháp Tiếng Trung, Cấu trúc Cách sử Dụng từ Loại

Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật:

Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.
Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.
Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.
Mão (5-7 giờ): Lúc trăng còn sáng (mắt thỏ ngọc/mèo sáng).
Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).
Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.
Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.
Mùi (13-15 giờ): Lúc dê (cừu) ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.
Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.
Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.
Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.
Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.

● Mười hai con giáp:shíèr dìzhī 十 二 地 支 (thập nhị địa chi):
– Tý zǐ子 =láoshǔ 老 鼠 (lão thử) = chuột.
– Sửu chǒu丑 =níu 牛 (ngưu) = trâu.
– Dần yín 寅 =láohǔ 老 虎 (lão hổ) = cọp.
– Mão mǎo 卯 =tùzi 兔子 (thố tử) = thỏ, Việt Nam là con mèo
– Thìn chén 辰 =lóng 龍 (long 龙)= rồng.
– Tỵ sì 巳 =shé 蛇 (xà) = rắn.
– Ngọ wǔ 午 =mǎ 馬 (mã 马) = ngựa.
– Mùi wèi 未 =yáng 羊 (dương) = dê.
– Thân shēn 申 =hóuzi 猴子 (hầu tử) = khỉ.
– Dậu yǒu 酉 =jī 雞 (kê 鸡) = gà.
– Tuất xū 戌 =gǒu 狗 (cẩu) = chó.
– Hợi hài 亥 =zhū 猪 (trư) = heo.

● Mười thiên can  tiāngān天 干:
Giáp jiǎ 甲; Ất yǐ 乙; Bính bǐng 丙; Đinh dīng 丁; Mậu wù 戊; Kỷ jǐ 己; Canh gēng 庚; Tân 辛 xīn; Nhâm rén 壬; Quý guǐ 癸.
– èr líng líng wǔ nián shì yǐyòu nián二OO五 年 是 乙 酉 年 (nhị linh linh ngũ niên thị ất dậu niên) = năm 2005 là năm Ất Dậu.

你属什么?Nǐ shǔ shénme? Bạn cầm tinh con gì ?

我属狗。Wǒ shǔ gǒu. Tôi cầm tinh con chó .

属狗的人怎么样?Shǔ gǒu de rén zěnme yàng?

Người cầm tinh con chó tính cách như thế nào ?

属狗的人很老实,很善良。Shǔ gǒu de rén hěn lǎoshí, hěn shàn liáng.

Người cầm tinh con chó rất thật thà , hiền lành.

Phần này giải đáp những thắc mắc về con giáp. Bao gồm: 12 con giáp Trung Quốc viết là gì? Ý nghĩa, cách sắp xếp từng con giáp. Phần cuối là Tử vi và phong thủy.

Bạn sẽ quan tâm  Cách Ghép Câu Trong Tiếng Trung Đơn giản

Truyền thuyết 12 con giáp

Vào ngày sinh nhật của Ngọc Hoàng. Ngài đã tổ chức cuộc thi cho tất cả các loài vật tham gia. Cuộc thi yêu cầu 12 con vật xem ai về đích trước tiên. Trướng ngại vật là phải xuyên qua cánh rừng gỗ rậm rạp, băng qua một con sông rộng lớn.

Biết trâu khỏe mạnh và tốt bụng, mèo và chuột liền bàn cách lừa trâu. Đó là cho chúng đi nhờ và hứa sẽ cho trâu thắng. Khi 3 con gần tới đích, chuột liền đẩy mèo ngã xuống nước và nhảy về trước trâu. Vậy nên, chuột cán đích đầu tiên đứng đầu 12 con giáp. Tiếp theo là trâu.

Mặc dù hổ là chúa tể muôn loài, mạnh mẽ là thế. Nhưng chỉ về đích thứ 3. Tiếp theo là thỏ về số 4.

Rồng biết bay nhưng chỉ về đích thứ 5. Rồng giải thích là mình phải làm mưa để dập tắt đám cháy trên đường.

Trong lúc ngựa sắp chạy về đích thì rắn trườn về phía trước. Ngựa hoảng loạn và cán đích sau rắn. Vậy là rắn xếp thứ 6 còn ngựa xếp thứ 7.

Dê, khỉ và gà là nhóm bạn thấy mình bé nhỏ, nên cùng giúp nhau trong cuộc đua. Do đó, Ngọc Hoàng vinh danh dê thứ 8, khỉ thứ 9 và gà thứ 10. Không lâu sau thì chó cũng cán về đích. Cuối cùng là lợn. Vì mải ham ăn sau đó ngủ một giấc, cũng may là lợn đã kịp về đích để chốt lại vị trí thứ 12.

Vậy còn mèo thì sao? Méo là giống loài sợ nước, nên sau khi suýt chết đuối và lên bờ. Mèo tới đích thì mọi người đã đang ăn mừng. Từ đó chuột là kẻ thù của mèo, hễ gặp chuột là mèo đuổi bắt cho tới chết.

Tại Việt Nam thì thỏ được thay thế bằng mèo.

Ngoài sự tích 12 con giáp như trên. Còn có một sự tích khác là dựa vào tập quán của 12 động vật. Bạn xem tiếp phần dưới đây.

Thứ tự 12 con giáp

12 con giáp có thứ tự lần lượt là: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (mèo/thỏ), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn).

Chúng ta cùng đi lần lượt vào thứ tự 12 con giáp nhé.

1. Tý – Chuột

  • Tên tiếng trung: Tý – 子 (zǐ) = Chuột – láoshǔ (老 鼠)
  • Thời gian: 23 – 1 giờ sáng. Đây được coi là thời điểm chuột hoạt động mạnh nhất.

2. Sửu – Trâu

  • Tên tiếng trung: Sửu 丑 (chǒu) = Trâu (ngưu) – níu (牛)
  • Thời gian: 1 – 3 giờ sáng. Lúc trâu chuẩn bị đi cày.

3. Dần – Hổ

  • Tên tiếng trung: Dần – yín (寅) = Hổ (cọp – lão hổ) – láohǔ (老 虎)
  • Thời gian: 3 – 5 giờ sáng. Lúc hổ hung hãn, nguy hiểm nhất.
Bạn sẽ quan tâm  Học Tiếng Trung Chủ đề Ăn uống Chi tiết Dễ học

4. Mão – Mèo, Thỏ

  • Tên tiếng trung: Mão – mǎo (卯) = Thỏ (thố tử) – tùzi (兔子). Việt Nam là con mèo – māo (猫)
  • Thời gian: 5 – 7 giờ sáng. Lúc mèo đi ngủ.

5. Thìn – Rồng

  • Tên tiếng trung: Thìn – chén (辰) = Rồng (Long) – lóng (phồn thể: 龍; giản thể: 龙)
  • Thời gian: 7 – 9 giờ sáng. Theo truyền thuyết là lúc rồng bay lượn tạo mưa.

6. Tỵ – Rắn

  • Tên tiếng trung: Tỵ – sì (巳) = Rắn (xà) – shé (蛇)
  • Thời gian: 9 – 11 giờ. Lúc rắn không hại người.

7. Ngọ – Ngựa

  • Tên tiếng Trung: Ngọ – wǔ (午) = Ngựa (mã) – mǎ (馬)
  • Thời gian: 11 – 1 giờ. Được xếp vào giữa trưa vì Ngựa có dương tính cao.

8. Mùi – Dê

  • Tên tiếng trung: Mùi – wèi (未) = Dê (dương) – yáng (羊)
  • Thời gian: 1 – 3 giờ. Lúc dê ăn cỏ mà không ảnh hưởng tới khả năng mọc lại của cây cỏ.

9. Thân – Khỉ

  • Tên tiếng trung: Thân – shēn (申) = Khỉ (hầu tử) – hóuzi (猴子)
  • Thời gian: 3 – 5 giờ. Lúc khỉ thích hú bầy đàn.

10. Dậu – Gà

  • Tên tiếng trung: Dậu – yǒu (酉) = Gà (kê) – jī (phồn thể: 雞 – giản thể 鸡)
  • Thời gian: 5 – 7 giờ. Lúc gà lên chuồng.

11. Tuất – Chó

  • Tên tiếng trung: Tuất – xū (戌) = Chó (cẩu) – gǒu (狗)
  • Thời gian: 7 – 9 giờ. Lúc chó phải trông nhà.

12. Hợi – Lợn

  • Tên tiếng trung: Hợi – hài (亥) = Lợn (heo) – zhū (猪)
  • Thời gian: 9 – 11 giờ. Lúc lợn ngủ say giấc nhất.

Điểm khác biệt với Việt Nam

12 con giáp sẽ có tên gọi lần lượt là: Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Bởi vì thỏ là một con vật khá quan trọng trong văn hóa của Trung Quốc nên được sử dụng là biểu tượng của Mão/ Mẹo. Nhưng mà khi Âm lịch du nhập vào Việt Nam thì Mão/ Mẹo được thay thế thành con mèo. 

Cũng bởi vì so với con thỏ thì con mèo có hình ảnh thân thiết với người Việt hơn. Và bên cạnh đó chữ Mão cũng có gần âm với Mèo nên đã lấy con Mèo làm con giáp đại diện. Đó chính là sự khác nhau rõ nhất của 12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc. Còn những con giáp khác đều giống nhau.

Cách nói 12 con giáp trong tiếng Trung

Vậy, bạn đã biết 12 con giáp trung quốc viết thế nào chưa. Tiếp theo ta cùng sang phần tử vi, phong thủy cho 12 con giáp.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa chữ Trung Quốc Nhẫn, Phúc, Lộc, Thọ, Đức, An, Tâm
Ý nghĩa chữ Trung Quốc Nhẫn, Phúc, Lộc, Thọ, Đức, An, Tâm
Nguồn gốc và ý nghĩa của môn cờ tướng
tên tiếng trung hay cho nam nữ
1000+ Tên Tiếng Trung Hay cho Nữ Nam Ý nghĩa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *