Affiliate Marketing là gì? Thực trạng thị trường Affiliate Marketing tại Việt Nam

affiliate marketing tại Việt Nam

Hình thức Affiliate Marketing đã trở nên quen thuộc trên thế giới. Mới gần đây, hình thức này trở thành thị trường màu mỡ của nhiều thương hiệu lớn trong lĩnh vực e-commerce như Lazada, Zalora, MasOffer,…Vậy Affiliate Marketing là gì? Và thực tế Affiliate Marketing tại Việt Nam đang diễn ra như thế nào? Vì sao marketers lại cần quan tâm?

Affiliate marketing là gì?

Affiliate Marketing còn được gọi là Tiếp thị liên kết. Giống như các nước trên thế giới, tại Việt Nam, đây là hình thức kinh doanh online, MMO (Make Money Online) theo mô hình Cộng tác viên. Tham gia mô hình gồm: Nhà cung cấp (Advertisers), Nhà phân phối (Publishers). Các nhà cung cấp tìm đến nhà phân phối sản phẩm có hỗ trợ affiliate, đăng kí quảng bá sản phẩm và chia hoa hồng cho họ.

affiliate marketing tại Việt Nam

Affiliate Marketing là gì? – Tại Việt Nam Affiliate Marketing đang trở nên phổ biến với dân MMO. Nguồn ảnh:Internet

Nhà cung cấp gồm:

  • Những cá nhân hay doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ mọi ngành kinh doanh như: hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, thời gian, điện tử,…và các dịch vụ như giáo dục, làm đẹp, tài chính,…
  • Nhà cung cấp phải đáp ứng yêu cầu về nguồn hàng và chất lượng sản phẩm như cam kết tùy theo chính sách của nhà phân phối.

Đứng từ góc nhìn của nhà cung cấp hàng hóa, hình thức Affiliate Marketing như một kênh phân phối nhưng lại đơn giản, các khâu làm việc không phức tạp. Chỉ cần một banner được thiết kế sẵn với đầy đủ thông tin về sản phẩm là đã có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình. Và chỉ khi bán được hàng mới cần chia sẻ hoa hồng cho nhà phân phối.

Nhà phân phối gồm: 

  • Những tổ chức, cá nhân sở hữu website với lượng truy cập lớn, ổn định và uy tín.
  • Những tổ chức, cá nhân có khả năng chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPM, CPC sang CPA cao.
  • Những tổ chức, cá nhân có sử dụng MMO và muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate Marketing.

Nhà phân phối là người hiểu rõ tập khách hàng – những người ghé website của họ nhiều nhất, họ biết được thời điểm nào lượng truy cập cao với khả năng convert hiệu quả. Tận dụng lợi thế đó, họ truy cập vào Platform của nhà cung cấp và kéo những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với tập khách hàng của họ về website của mình. Khi khách hàng ghé vào website của nhà phân phối và click về webiste của nhà phân phối, phát sinh hành động mua, nhà phân phối sẽ được nhận hoa hồng.

Bạn sẽ quan tâm  Gated Content là gì? Khi nào nên dùng Gated Content?

Nếu như một ngày, bạn đang đọc review sách trên website nào đó, bỗng dưng xuất hiện những banner quảng cáo sách của Tiki thì rất có thể đó chính là hình thức Affiliate Marketing. Trong đó, Tiki đóng vai trò là nhà Cung cấp và Website bạn ghé thăm là nhà phân phối.

Tùy vào chính sách, điều kiện trong thỏa thuận, hình thức thanh toán giữa nhà phân phối và nhà cung cấp sẽ khách nhau (CPS, CPL,…)

Tại sao nhà cung cấp nên tham gia mạng lưới Affiliate Marketing?

Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được Affiliate Marketing là gì? rồi đúng. Bây giờ hãy cùng đi sâu hơn tìm hiểu việc Affiliate Marketing mang lại những lợi ích gì cho nhà cung cấp?

  • Tăng hiệu suất bán hàng
  • Chi phí quảng bá sản phẩm hợp lý
  • Không phải chịu rủi ro trong quán trình phân phối bởi chỉ phải chi hoa hồng cho đơn hàng thành công
  • Sản phẩm được đưa đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Kiểm soát, đánh giá hiệu quả bán hàng dễ dàng nhờ nền tảng Affiliate minh bạch, rõ ràng
  • Tốn ít nguồn lực hơn so với hình thức phân phối truyền thống

 

affiliate marketing tại Việt Nam

Affiliate Marketing không thể thiếu trong E-commerce

Tại sao các nhà phân phối nên tham gia Affiliate Marketing?

Mặc dù còn khá mới vẻ và chưa thực sự phát triển ở thị trường Việt Nam, nhưng đây hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những ai muốn kiếm tiền online. Những lợi ích khi tham gia Affiliate Marketing dưới đây chắc chắn sẽ là lí do bạn nên quan tân đến hình thức này tại Việt Nam.

  • Đóng vai trò là nhà phân phối nhưng không tốn bất kì chi phí nào khi tham gia.
  • Kiếm tiền Online đơn giản chỉ với một website hấp dẫn, lượng truy cập tương đối lớn và ổn định.
  • Mức hoa hồng nhận được hấp dẫn.
  • Nguồn hàng đã có uy tín được xây dựng với các thương hiệu lơn như Lazada, Tiki, Adayroi, Zalora,…Nguồn hàng phục vụ đa dạng các nhóm phân khúc, đồng nghĩa sẽ có một nhóm sản phẩm phù hợp với nhóm đối tượng ghé thăm website của bạn.
  • Nền tảng Affiliate có đầy đủ công cụ dễ dàng theo dõi, đối soát nên không mất nhiều thời gian và công sức.

So với những hình thức khác, Affiliate Marketing trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng có ưu thế nổi trội phải kể đến như:

  • Affiliate Marketing mang lại lợi nhuận cao hơn các hình thức quảng cáo CPC hay CPM.
  • Việc sử dụng hay đặt link quảng bá sản phẩm dễ dàng và ngay lập tức, không mất nhiều thời gian xét duyệt tài khoản và nội dung như Google.
  • Bởi lợi thế thấu hiểu khách hàng nên bạn dễ dàng tùy biến nội dung, thời điểm phù hợp để tăng CTR. Điều này không có ở Adsense hay Youtube.
  • Thanh toán trực tiếp vào tài khoản đăng kí chứ không cần qua hệ thống thanh toán trung gian như cách thanh toán qua Paypal như của Adsense.
  • Với hình thức Affiliate Marketing, tối ưu hóa vị trí đặt quảng cáo sẽ tăng tỉ lệ của đơn hàng thành công. Bài toán này đúng với Affiliate, không đúng với những hình thức quảng cáo khác.
Bạn sẽ quan tâm  Customer acquisition cost là gì? Vai trò, phân loại và ý nghĩa của CAC

Chính với những lợi thế, lí do trên mà hình thức Affiliate Marketing ngày càng phổ biến và được ưu chuộng tại Việt Nam. Nhà phân phối cũng vì lí do đó mà đầu tư hơn vào chất lượng nội dung cho website của mình nhằm thu hút và giữ chân độc giả – khách hàng tiềm năng của nhà cung cấp đối tác.

Các hình thức hoạt động của Affiliate Marketing là gì?

Không ít newbie thắc mắc rằng, làm sao để theo dõi được hành trình từ lúc khách hàng ghé thăm website, click về trang của nhà cung cấp và phát sinh đơn hàng? Để đảm bảo quyền lợi cho nhà phân phối, các nền tảng Affiliate Marketing sử dụng công nghệ cookie đáng tin cậy.

affiliate marketing tại Việt Nam

Sơ đồ tóm tắt quy trình hoạt động của Affiliate Marketing tại Việt Nam

Quy trình hoạt động sẽ diễn ra như sau:

  • Nhà phân phối lập tài khoản trên nền tảng Affiliate Marketing
  • Mỗi tài khoản sẽ được cung cấp một mã tracking riêng biệt để theo dõi đơn hàng.
  • Khi nhà phân phối lấy link đi quảng bá, khách hàng nhấn vào link này sẽ được gắn mã tracking vào cookie lưu trong thời gian nhất định.
  • Khi khách hàng đó thanh toán đơn hàng đồng thời nhà phân phối sẽ được ghi nhận hoa hồng dựa trên mã tracking đó.

Các hình thức của Affiliate Marketing tại Việt Nam

Giống như thị trường thế giới, có 4 hình thức Affiliate Markerting phổ biến tại Việt Nam gồm: Product Launch, Niche site, Authority site và CPA.

  • Product Launch

Như tên gọi của loại hình Affiliate Marketing này, nó dùng cho những chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới với các mục đích từ nhà cung cấp: thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu.

Product Launch đơn giản nhất trong số các loại hình Affiliate Marketing tại Việt Nam hiện nay bởi ít đối thủ cạnh tranh hơn, kiếm tiền sẽ nhanh hơn. Nhưng vì đặc điểm trong chu kì sống của sản phẩm, hình thức này chỉ áp dụng được trong vòng 10-20 ngày từ khi phía nhà cung cấp tung ra sản phẩm.

  • Niche site

Niche site có thể coi là hình thức Affiliate phổ biến, lâu dài và phát triển nhất. Nhà phân phối xây dựng hệ thống site về một lĩnh vực nhất định thu hút người truy cập cũng chính là khách hàng tiềm năng của nhà cung cấp.

Ví dụ, nếu bạn có niềm đam mê với sách, có thế mạnh về viết lách, bạn có thể viết review sách, về những kiến thức, kỹ năng mà bạn trau dồi được từ sách khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi đó, hãy cộng tác với mảng sách của Tiki, cho đặt những cuốn sách phù hợp với độc giả của bạn trên site. Hình thức này gọi là niche site hoặc micro-niche site.

Bạn sẽ quan tâm  [Phân tích] Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

Hình thức Affiliate Marketing này tại Việt Nam được ưa chuộng không chỉ bởi sự phát triển, tính hiệu quả mà số tiền hoa hồng nhận được từ nhà cung cấp từ 5-20% giá trị đơn hàng.

  • Authority site

Authority tương tự với Niche site, điểm khác biệt là thay vì viết một niche, một ngách nhỏ thì Authority site viết nội dung bao quát lĩnh vực hơn.

Theo hình thức này, nhà phân phối phải đầu tư thời gian để cung cấp một lượng lớn thông tin. Đổi lại, số tiền hoa hồng nhận lại sẽ rất lớn.

CPA ( Cost Per Action) là hình thức khá phổ biến trên các nền tảng quảng cáo khác nhau. Với Affiliate Marketing, khi nhà phân phối tham gia mạng lưới CPA, họ sẽ có link trao đổi liên kết riêng và lấy những link này đi quảng bá và nhận lại hoa hồng khi khách hàng hoàn thành một hành động như mua hàng, điền phiếu đăng kí, tham gia khảo sát. Số tiền hoa hồng nhận được tùy thuộc vào chính sách dành riêng cho các hành động này.

Các nhà phân phối thường sử dụng kết hợp nhiều công cụ để quảng bá những link này như; Google Adwords, SEO, Facebook Ads,…

Kết luận

Như vậy trên đây là một số chia sẻ giúp bạn có thể hiểu được Affiliate Marketing là gì? cũng như những vấn đề xoay quanh. Có rất nhiều chương trình Affiliate Marketing tại Việt Nam đang hoạt động rất nhiều quả của nhiều trang thương mại điện tử lớn phải kể đến như Lazada, Zanoda, Zalora, Tiki,…Với những mặt lợi ích cho cả hai bên nhà cung cấp và nhà phân phối, đồng thời, khi các ông lớn ngành thương mại điện tử trên thế giới đổ bộ vào thị trường Việt Nam, hình thức tiếp thị liên kết hứa hẹn còn phát triển hơn nữa tại Việt Nam.

Nguồn: EMG Online

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *