Business Intelligence là gì? Tìm hiểu về nghề Business Intelligence

business intelligence

Trong thời đại hiện đại hóa ngày nay, máy móc và các phần mềm đều tham gia vào hỗ trợ cho quá trình kinh doanh. Trong số đó, không thể nào không kể tên Business Intelligence, một trong những hệ thống hàng đầu hỗ trợ doanh nghiệp. Vậy còn về những con người đứng sau tạo ra hệ thống này? Họ là ai? Hãy cùng tìm hiểu về nghề Business Intelligence là gì ngay sau đây nhé!

Business Intelligence (BI) là gì?

Có nhiều cách hiểu về thuật ngữ Business Intelligence. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến cách hiểu đơn giản nhất của thuật ngữ này mà mỗi doanh nghiệp cần nắm rõ. Đây là thuật ngữ mô tả một tập hợp các quy trình, cấu trúc và các công nghệ có khả năng thu thập và chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Và các dữ liệu sau khi xử lý sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể tìm kiếm ra các phương thức nhằm thúc đẩy những hành động kinh doanh sinh lời.

Do đó, vị trí này có những tác động trực tiếp trên những quyết định về chiến lược kinh doanh, chiến thuật và hoạt động của doanh nghiệp.

Các công cụ Business Intelligence thực hiện việc phân tích dữ liệu, làm báo cáo, tổng kết, bảng dữ liệu, sơ đồ, đồ thị và biểu đồ nhằm mục đích cung cấp cho người sử dụng các thông tin chi tiết về bản chất của doanh nghiệp.

business intelligence
business intelligence

Tại sao Business Intelligence lại quan trọng đến thế?

Tầm quan trọng của Business Intelligence được thể hiện thông qua những ứng dụng Business Intelligence lên việc vận hành một doanh nghiệp. Người ta thường nói Business Intelligence như là một tập hồ sơ bệnh án của một doanh nghiệp, bất kể quy mô, mức độ nào cũng cần có. Cụ thể ta có thể thấy ở những điểm kể sau.

Bạn sẽ quan tâm  Linux Ubuntu là 2 hệ điều hành phổ biến nhưng bạn nên sử dụng loại nào?

Business Intelligence giúp hỗ trợ công việc kinh doanh

BI sẽ đo lường được mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Hành động này dựa trên dữ liệu lịch sử của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động của hệ thống BI, các doanh nghiệp có thể nắm bắt được các xu hướng hiện nay trên thị trường.

Đặc biệt, BI hỗ trợ việc đưa ra những quyết định dựa trên dữ kiện thực tế thông qua việc dùng các sự kiện lịch sử của doanh nghiệp hơn là các giả định. Dựa vào đấy, doanh nghiệp sẽ xác định được các bước đi sắp tới của mình. Ngoài ra, BI cũng giúp doanh nghiệp tìm ra những vấn đề trong kinh doanh mà cần chú ý và giải quyết. Thông qua đó sẽ cải thiện chất lượng của từng hoạt động của doanh nghiệp.

Giúp trực quan hóa các dữ liệu

Khi có bộ phận BI, chất lượng dữ liệu đầu ra sẽ được nâng cao và có ý nghĩa hơn với dữ liệu thô. Điều này sẽ đem lại một cái nhìn cụ thể cho doanh nghiệp và nâng cao được chất lượng ra quyết định.

business intelligence
business intelligence

Giúp cải thiện tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp.

Không quan tâm quy mô doanh nghiệp của bạn là nhỏ, trung bình, lớn hay là các tập đoàn đa quốc gia. Doanh nghiệp luôn cần có một hệ thống BI để có thể có một cái nhìn tổng quát về hoạt động kinh doanh trong quá khứ và tương lai.

Ai sẽ là người sử dụng Business Intelligence?

Theo như trên, những người sử dụng Business Intelligence rất đa dạng. Tuy nhiên ta có thể xác định gồm có 4 nhóm chính.

Nhóm 1: Những chuyên gia phân tích dữ liệu

Các chuyên gia BI sẽ phân tích mà đưa ra được các quyết định để định hướng cho doanh nghiệp

Bạn sẽ quan tâm  Organic Search là gì – Làm thế nào để có được vị trí trong Organic Search

Nhóm này thường là những người chuyên làm việc dựa trên số liệu của BI. Các chuyên gia sau khi truy cập vào hệ thống BI sẽ xuất bảng số liệu của doanh nghiệp. Chuyên môn của họ là đọc và đưa ra những dự đoán, hướng đi cho doanh nghiệp dựa trên phân tích các bảng số liệu.

Các chuyên gia này thường làm ở các doanh nghiệp để hỗ trợ định hướng cho doanh nghiệp. Một nhóm các chuyên gia khác sẽ làm ở vị trí trong các hiệp hội về kinh tế. Công việc của họ khi đó là đưa ra dự đoán về tăng trưởng hay xu thế của nền kinh tế.

Nhóm 2: Các lập trình viên IT

Đây là nhóm người dùng có vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ sở hạ tầng cho hệ thống BI. Mặc dù các lập trình viên không được trang bị các kiến thức chuyên môn để đọc hay phân tích dữ liệu của hệ thống BI. Nhưng họ có vai trò rà soát, kiểm tra các lỗi của hệ thống BI và đảm bảo cho hệ thống hoạt động chính xác.

Nhóm 3: Nhóm những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp

Nhóm này thông thường là đối tượng chính của hệ thống Business Intelligence. Họ sẽ là người dựa trên những phân tích và dự báo từ hệ thống BI mà đưa ra quyết định điều hành. Hệ thống. Nhóm những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp thường trao đổi với nhóm các chuyên gia Business Intelligence hoạt động trong doanh nghiệp.

Nhóm 4: Nhóm những người có liên quan đến quá trình kinh doanh

Đây là nhóm đối tượng không tham gia trực tiếp vào việc kinh doanh nhưng lại có ảnh hưởng đến quá trình này. Thông thường nhóm đôi tượng này bao gồm:

  • Nhóm khách hàng: dựa vào thông tin mà BI cung cấp để đánh giá độ tin cậy của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định hợp tác, đặc biệt là với các khách hàng lớn.
  • Nhóm thành viên ban quản trị. Các dữ liệu do BI cung cấp sẽ tạo điều kiện để họ quyết định nên cấp vốn cho doanh nghiệp ở mức bao nhiêu.
Bạn sẽ quan tâm  Quản trị thương hiệu là gì? 5 Tips xây dựng thương hiệu từ A – Z
business intelligence
business intelligence

Các bước triển khai Business Intelligence tại doanh nghiệp

Các bước để đưa Business Intelligence vào trong hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành như sau:

Bước 1: Nhập các dữ liệu thô sơ vào trong hệ thống. Từ hệ thống này, BI sẽ trích xuất và đưa vào nguồn dữ liệu. Các dữ liệu thô sơ ban đầu có thể được trải rộng trên rất nhiều các hệ thống khác nhau mà không cần phải đồng nhất chúng lại.

Bước 2: Các dữ liệu từ nguồn sẽ được hệ thống lọc lại và làm sạch lại. Các dữ liệu bây giờ sẽ được đồng nhất và không bị lẫn các thông tin không cần thiết. Hệ thống Business Intelligence cũng có chức năng liên kết các dữ liệu lại với nhau, hình thành các khối dữ liệu.

Bước 3: Những người sử dụng Business Intelligence có quyền truy cập vào dữ liệu của doanh nghiệp. Những người này cũng có quyền hỏi hay truy xuất một bảng báo báo bất kỳ dựa trên nền tảng dữ liệu của hệ thống. Mặt khác, người dùng cũng được cung cấp quyền tiến hành các phân tích dựa trên dữ liệu của BI bất cứ lúc nào.

Từ khóa:

  • Business Intelligence tuyển dụng
  • Nghệ Business Intelligence
  • Học Business Intelligence
  • Mô hình Business Intelligence
  • Business intelligence analyst

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *