Các yếu tố quan trọng trong thiết kế nhận diện thương hiệu cho startup

nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu của một công ty là cách mà công ty đó muốn khách hàng cảm nhận về mình. Các thành phần của nhận diện thương hiệu (tên, logo, màu sắc, câu khẩu hiệu, kiểu chữ) được tạo ra để phản ánh giá trị mà công ty mang lại cho khách hàng và thị trường. Cần phân biệt Nhận diện thương hiệu và Hình ảnh thương hiệu – cách khách hàng thực sự cảm nhận về thương hiệu.

nhận diện thương hiệu

Thế nào là nhận diện thương hiệu?

Các công ty thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này: Ý muốn về nhận thức và nhận thức. Điều bạn nói và điều người nghe hiểu có thể khác nhau.

Trong kinh doanh và làm thương hiệu, nhận diện thương hiệu của một công ty là những gì mà họ nói về mình: Sản phẩm – dịch vụ mà họ cung cấp, chất lượng, lợi thế cạnh tranh… Hình ảnh thương hiệu lại là những gì mà công chúng cảm nhận về thương hiệu đó. Các công ty sẽ phải đối mặt với thách thức để xây dựng nhận diện thương hiệu của mình và đảm bảo rằng nhận diện đó trùng khớp với hình ảnh thương hiệu nhất có thể.

Xây dựng nhận diện thương hiệu ra sao?

Có rất nhiều công việc phải làm để xây dựng nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và đồng nhất. Nhưng có những điểm chung mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần làm:

  • Phân tích nội tại và phân tích thị trường. Phân tích SWOT sẽ cho bạn cái nhìn đầy đủ về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp. Điều này giúp lãnh đạo công ty nhìn nhận rõ vị thế của mình và xác định điểm đích nơi mình muốn đến.
  • Xác định mục tiêu kinh doanh chính. Nhận diện thương hiệu cần phải là sự hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh.
  • Xác định khách hàng mục tiêu. Công ty đang cố gắng bán sản phẩm và dịch vụ cho ai?
  • Xác định tính cách và thông điệp muốn truyền tải. Công ty muốn thị trường nhìn nhận về thương hiệu của như thế nào?

Bản chất của xây dựng nhận diện thương hiệu là gì?

Hãy đọc những điều này trước khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của công ty bạn.

“Thương hiệu của bạn là trải nghiệm mà bạn cung cấp cho khách hàng. Toàn bộ bản chất của thương hiệu là sự kết nối giữa công ty và khách hàng, bạn học cách hiểu khách hàng và lý do họ yêu thích sản phẩm của bạn. Khi bạn hiểu khách hàng và hiểu điều gì thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm của bạn, bạn có thể tạo bộ nhận diện thương hiệu trực quan”. – Blog Hubspot –

Vì vậy, đã đến lúc nhà quản trị marketing phác thảo chiến lược xây dựng thương hiệu. Và một trong những điều đầu tiên cho quá trình này là thiết kế bộ nhân diện thương hiệu. Lưu ý rằng bất kể bạn đang làm việc với một agency hay tự mình làm, thì bạn vẫn phải tuân theo một vài quy tắc phổ biến. Hãy nhớ các quy tắc quan trọng bên dưới trước khi chúng ta đề cập đến “Các bước để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của bạn” trong phần tiếp theo của bài viết này.

Bạn sẽ quan tâm  Lập bảng kế hoạch kinh doanh không thể thiếu 5 mục này

1. Hãy chân thực

Bạn có thể hiểu là chân thực hoặc là trung thực, cả hai đều đúng. Tính chân thực (authenticity) được hiểu là đúng với tính cách và tinh thần của riêng mình. Nếu bạn muốn có được sự trung thành từ khách hàng mục tiêu của mình, đừng cố gắng hành động nhanh để thu hút sự chú ý của họ trước khi đối thủ cạnh tranh của bạn làm. Điều đó đôi khi dẫn đến việc bạn làm quá lên những thứ mà sản phẩm của bạn có thể giúp được khách hàng.

Xây dựng tính trung thực, chân thực của thương hiệu là một chiến lược dài hạn. Bạn phải xác định giá trị của bạn và xây dựng văn hóa công ty của bạn, sau đó hãy chứng minh các giá trị đó thông qua hành động. Hành động đáng giá hơn hàng nghìn lời nói. Đừng chỉ nói về thương hiệu của bạn, hãy làm những gì bạn có thể làm để giúp giải quyết vấn đề của khách hàng.

2. Hãy đơn giản

Đừng phức tạp hóa tất cả mọi thứ. Đừng cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc, điều này có thể làm cho quá trình xây dựng thương hiệu trở nên phức tạp hơn. Đó là sai lầm lớn trong xây dựng thương hiệu mà rất nhiều startup đã mắc phải.

Ví dụ: Khi bạn thiết kế các thông điệp cốt lõi của mình để đặt nó lên logo hoặc banner của công ty, đừng làm phức tạp nội dung, chỉ cần giải thích thương hiệu của bạn theo cách thực sự đơn giản. Khách hàng sẽ không có nhiều thời gian để cố gắng hiểu những gì bạn nói một cách nhanh nhất. Thông điệp đơn giản với một logo đơn giản sẽ dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng của bạn, hơn là những thứ phức tạp mà bạn cố gắng thể hiện chúng nhiều nhất có thể.

3. Đảm bảo tính nhất quán

Để làm cho khách hàng có một sự kết nối sâu sắc với doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn, bạn nên làm cho họ cảm thấy có một sự nhất quán ở thương hiệu. Nó có thể được gọi là “concept” – cách mọi người nghĩ về thương hiệu đó.

Trong thực tế, sự nhất quán trong xây dựng thương hiệu sẽ dẫn đến sự nhất quán trong trải nghiệm khách hàng. Các điểm chạm thương hiệu của bạn cũng sẽ có tính nhất quán với nhau. Hãy tưởng tượng rằng các tin nhắn, thông điệp, email, quảng cáo, … thường được gửi cho khách hàng của bạn nhưng không có sự nhất quán giữa chúng, vậy thì khách hàng của bạn sẽ không có cùng trải nghiệm ở các thời điểm khác nhau. Điều này sẽ khó gây ấn tượng sâu sắc.

Vì vậy, để đảm bảo rằng doanh nghiệp startup của bạn tuân theo định nghĩa đúng về xây dựng thương hiệu và quy tắc vàng cho thương hiệu của công ty khởi nghiệp, một trong những bước đầu tiên cần làm là tạo ra thiết kế bộ nhận diện trực quan của thương hiệu. Dưới đây là các yếu tố chính để thiết kế bộ nhận diện đó theo nguyên tắc chân thực, đơn giản, nhất quán và hấp dẫn.

Tại sao doanh nghiệp cần có hệ thống nhận diện thương hiệu? 

Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ để quảng bá Thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần phải được chăm sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng và dài lâu.

1. Người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm dễ dàng

Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh Thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và dễ nhận biết đối với Người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. hệ thống nhận diện thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (Chuyên nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm.

Bạn sẽ quan tâm  Outsourcing là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức thuê ngoài là gì?

2. Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng

Sự nhất quán của hệ thống nhận diện thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho mối quan hệ giữa mua và bán trở nên dễ dàng và gần gũi hơn. Giờ đây người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào Thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà Thương hiệu mang đến cho họ.

3. Tác động vào giá trị công ty

Tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng gọi vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việc nâng cao và duy trì giá cổ phiếu. Danh tiếng của Thương hiệu là một trong những tài sản giá trị nhất của công ty. Thành công của một Thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị. Một HTND Thương hiệu mạnh sẽ giúp xây dựng nhanh chóng tài sản Thương hiệu thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của người tiêu dùng đối với Thương hiệu, nó làm cho giá trị Thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững.

4. Tạo niềm tự hào cho nhân viên của công ty

5. Tạo lợi thế cạnh tranh

Tạo được các thế mạnh khi thương lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá cả, thanh toán, vận tải,…

6. Giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi

Vai trò hiệu quả, hệ thống nhận diện TH tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh, giá trị đối với khách hàng và công chúng

Các yếu tố quan trọng trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho startup

1. Thiết lập thông điệp nhận diện thương hiệu

Trong khi một tuyên bố về sứ mệnh của doanh nghiệp sẽ giúp bạn vạch ra một kế hoạch chung và nền tảng cho các hoạt động chiến lược của công ty, thì thông điệp chính là một tuyển bố chi tiết hơn và nó thường được sử dụng cho tất cả các giao tiếp bằng văn bản và nói, nó bổ trợ cho ý nghĩa của tuyên bố về sứ mệnh và tầm nhìn của công ty. Một thông điệp chính đơn giản và dễ nhớ sẽ giúp bạn định vị thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng.

2. Tên thương hiệu

Tên doanh nghiệp không phải chỉ dùng để gọi. Đây là điểm chạm đầu tiên và có tác động lớn đến ấn tượng đầu tiên của khách hàng đối với thương hiệu của bạn. Tên thương hiệu nên có tính gợi, có ý nghĩa và dễ dàng chạm vào cảm xúc của khách hàng.

3. Một logo dễ nhớ

Cũng như tên của doanh nghiệp, logo sẽ đến với khách hàng trước, nhưng theo cách trực quan hơn.  Đó là nền tảng của bộ nhận diện của công ty. Mọi lúc mọi nơi, thương hiệu của bạn xuất hiện trước mắt khách hàng, thì logo luôn đi kèm. Vì vậy, để hấp dẫn hơn thì logo của bạn phải đơn giản và dễ nhận biết. Hơn nữa, một thiết kế logo phải đủ linh hoạt để trông tuyệt vời trên cả biển quảng cáo lớn, hay nền tảng tiếp thị số như mạng xã hội. Các phông chữ, màu sắc và kích thước của logo phải được dứt khoát, tạo ấn tượng mạnh, và nhất quán, như đã nhắc đến.

Bạn sẽ quan tâm  Dịch vụ data là gì? Làm cách nào để có Data khách hàng trong kinh doanh

4. Slogan

Trong thực tế, điều đầu tiên mà khách hàng của bạn quan tâm là những gì sản phẩm của bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề của họ. Thế nhưng nhiều nhà khởi nghiệp nghĩ rằng khẩu hiệu của họ phải nói thật nhiều về công ty và những gì họ làm. Đây là điều cần khắc phục trong xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.

Vì vậy, slogan của bạn nên tập trung vào vấn đề mà bạn có thể giải quyết cho khách hàng, và hãy mô tả chính xác những gì bạn sẽ làm và làm như thế nào để giải quyết chúng. Hãy nhớ rằng nó đơn giản, dễ hình dung và có thể vẽ ra tương lai cho khách hàng.

5. Chọn bảng màu chủ đạo & Typography chuyên nghiệp

Các chuyên gia thiết kế khuyên bạn chỉ nên sử dụng 1 đến 3 màu cơ bản. Những màu sắc này sẽ được trình bày trong tất cả các điểm chạm thương hiệu, phương tiện tiếp thị, tiếp cận khách hàng của bạn trực tiếp và luôn ở trong tâm trí của họ.

Typography là một phần quan trọng trong thiết kế. Khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, điều đặc biệt quan trọng trong việc định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Typography không chỉ là lựa chọn kiểu font, mà còn là sự kết hợp của các yếu tố typographic như kích thước font chữ, cách sắp xếp bố cục, sự phân cấp trong các dòng chữ, v.v… Và hãy nhớ quy tắc nhất quán, như đã đề cập ở phần nguyên tắc.

6. Điểm chạm thương hiệu (Touchpoints)

Điểm chạm thương hiệu là nơi bạn xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu của bạn. Chúng có thể là các kênh truyền thông xã hội, email, sự kiện online và offline, hội thảo trên web (webinar), v.v. Chúng là phương tiện để gửi thông điệp của bạn tới khách hàng và tương tác với họ.

Nói chung, thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu cho startup không phải là điều dễ dàng và nó là một chiến lược dài hạn. Điều này thực sự quan trọng và phải là một quá trình có phương pháp nếu bạn muốn thương hiệu của bạn tồn tại bền vững. Hãy nhớ các quy tắc vàng mà chúng tôi đã đề cập ở trên và các yếu tố chính để thiết kế bộ nhận diện cho thương hiệu của bạn. Ghé thăm Học viện DesignBold để tìm hiểu thêm về thiết kế và lấy cảm hứng thiết kế cho thương hiệu.

Các tìm kiếm liên quan đến nhận diện thương hiệu
  • bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ
  • bộ nhận diện thương hiệu pdf
  • báo giá thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
  • thiết kế bộ nhận diện thương hiệu online
  • chiến lược marketing nhận diện thương hiệu
  • hướng dẫn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
  • bộ nhận diện thương hiệu vector
  • bộ kit nhận diện thương hiệu

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *