Cách lựa chọn Influencer Marketing phù hợp cho doanh nghiệp

influencer marketing

Influencer Marketing là gì? Tại sao các thương hiệu cần nó?

Influencer marketing là một hình thức marketing sử dụng những influencer (tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp bạn làm điều đó. Những người ảnh hưởng sẽ lan truyền tiếng nói của họ thông qua các kênh mạng xã hội với nội dung hoặc là do nhãn hàng biên soạn trước hoặc do người ảnh hưởng tự viết theo cách của họ.

Tại sao thương hiệu cần Influencer và Influencer marketing?

Khi bạn kết hợp với những người ảnh hưởng, thương hiệu không chỉ hưởng lợi từ lượng fan “khủng” của họ mà còn là khách hàng mục tiêu đến từ mạng lưới bạn bè của fan nữa. Và từ việc influencer marketing hoàn toàn có khả năng điều hướng lưu lượng truy cập tới website, tăng mức độ nhận diện trên mạng xã hội hay bán sản phẩm thông qua những thông tin hay câu chuyện về trải nghiệm của bản thân thế nên xu hướng Influencer marketing đang được các chuyên gia tiếp thị hàng đầu dự báo sẽ trở thành tâm điểm trong thời gian ngắn sắp tới.

Đồng thời, với sự sụp đổ của các hình thức tiếp thị truyền thống, đây cũng được coi là một trong những hướng đi hiệu quả nhất để thu hút khách hàng khi mà người tiêu dùng ngày càng có xu hướng cảnh giác, thờ ơ với biển quảng cáo hay TVC, thay vào đó, họ muốn tự nghiên cứu, tìm hiểu về thương hiệu riêng và nghe về nó từ những người mà họ tin tưởng. Với lợi thế của influencer marketing – có khả năng tự sản xuất nội dung qua việc chia sẻ thông tin, trải nghiệm về thương hiệu tới những người trung thành thì việc đón đầu xu thế, có được sự ủng hộ của họ trước đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ tạo khác biệt rất lớn trong thành công của doanh nghiệp.

Bạn sẽ quan tâm  Top Những Cách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Hiệu Quả Nhât

Phân loại influencer marketing ở Việt Nam hiện nay

Influencer ở Việt Nam thông thường sẽ được chia thành các nhóm chính sau:

1. VIPs/ Celebrity

Hay còn được biết đến là người của công chúng hoặc là những ngôi sao nổi tiếng, họ được biết đến vì tài năng trong một lĩnh vực nhất định. Đây là nhóm ngành có độ reach cao nhất trong 3 nhóm ngành Influencer Marketing vì họ có khoảng 1M – 10M lượt theo dõi. Tuy nhiên, Relevance của nhóm Celeb với các thương hiệu không phải lúc nào cũng cao vì thông thường hình ảnh của họ thường gắn liền với một lĩnh vực nhất định. Mức giá cho các post của Celebrity thường khá cao, từ 30 triệu trở lên.

2. Professional

Là những chuyên gia, các bình luận viên, các giáo sư,… họ thường là những người có kiến thức chuyên môn cao và gây được sự ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực của họ, do đó độ Resonance và Relevance của họ rất cao. Ngoài ra, họ còn có độ Reach nhất định vì lượt theo dõi tầm 100K – 1M. Mức giá chung bình cho một post trên Facebook của Professional giao động từ 10 triệu đến 20 triệu động.

3. Citizen

Là những người có lượt theo dõi từ 500 – 100K nhưng lại là nhóm Influencer được có chỉ số Resonance và Relevance tương đối cao. Họ là những người được sự yêu mến của những người xung quanh vì kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên chưa tới mức có kiến thức chuyên sâu như Professional nhưng vừa đủ để thu hút người theo dõi. Mức giá cho một post của Citizen khá thấp, dao động từ 500K đến 2 triệu đồng.

4. Community/Fictional Character

Là những cộng đồng hoặc nhân vật hư cấu, họ là những người thực sự truyền tải thông điệp tới được với người tiêu dùng vì sự gần gũi và sáng tạo của mình.

Cách lựa chọn influencer marketing phù hợp với mục tiêu 

Influencer Marketing ngày càng trở nên phổ biến, việc thiết lập các mục tiêu nhằm lựa chọn Influencer phù hợp càng trở nên quan trọng. Dựa trên 4 yếu tố đã nêu, dưới đây là một số đề xuất trong việc chọn lựa Influencer theo mục tiêu từ EMG Online:

1. Awareness (độ nhận diện thương hiệu)

Celebrities là lựa chọn phù hợp giúp thương hiệu tiếp cận được với đông đảo công chúng, đặc biệt là những sản phẩm mới hoặc nhãn hãng mới gia nhập thị trường Việt Nam. Reach (độ phủ) của họ rất lớn nhờ sở hữu hàng triệu người hâm mộ làm tăng mức độ lan truyền thông tin về nhãn hàng và sản phẩm qua các hoạt động tương tác như like, share, comment. Số lượng thảo luận càng cao càng thu hút sự chú ý của cộng đồng, góp phần làm thương hiệu được nhanh chóng biết đến và ghi nhớ.

Bạn sẽ quan tâm  Tìm hiểu Open Source là gì và những hiểu lầm thường thấy về Open Source

2. Interest (độ quan tâm)

Người tiêu dùng bắt đầu quan tâm về sản phẩm khi họ có nhu cầu cần được đáp ứng, nhưng họ chỉ bày tỏ vấn đề với người mà họ tin tưởng hoặc đồng cảm. Do đó, khả năng Resonance là yếu tố quyết định trong trường hợp này. Professional, những người có chuyên môn và uy tín cao trong ngành, đủ trình độ tư vấn và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tính năng sản phẩm thường được người tiêu dùng tin tưởng hơn. Trong khi đó, citizen lại có khả năng thu hút những đối tượng tương tự họ, nên việc chia sẻ và trao đổi sẽ cởi mở và dễ dàng hơn.

Như những ngành sản phẩm đặc thù là sữa em bé, tã giấy,… không dành cho mass consumer, các diễn đàn, nhóm các bà mẹ hay một bài đăng nhận xét về sản phẩm của một bà mẹ có nhiều follower là những nguồn thu hút thảo luận vô cùng sôi nổi.

3. Purchase Intention (ý định mua hàng)

Người tiêu dùng có ý định mua hàng khi họ đã đánh giá sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu và nhận thấy sự khác biệt đối với thương hiệu khác nên Relevance tiêu chí mà cần lưu ý nhiều nhất. Dù là celebrities, professional hay citizen, người này cũng cần có mức độ liên kết và tương đồng chặt chẽ với định vị thương hiệu, dựa tên những yếu tố như thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm, đối tượng fan.

Tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer Marketing là gì?

Do sự bùng nổ của mạng xã hội, Influencer được xem là một ngành công nghiệp bùng nổ với số lượng Influencer tăng nhanh chóng mặt, khiến việc tìm ra gương mặt phù hợp đối với thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. Dưới đây là 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer trên mạng xã hội:

1. Reach (Độ phủ)

Được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng không hoàn toàn đảm bảo khả năng thành công của chiến dịch.

2. Relevance (Sự liên quan)

Mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của influencer marketing và hình ảnh của thương hiệu. Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:

  • Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
  • Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
  • Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm
  • Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
Bạn sẽ quan tâm  Bounce rate là gì? Tại sao nó lại được nhiều người quan tâm như vậy?

Nhiều brand ambassador (đại sứ thương hiệu) khi nhắc đến có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.

influencer marketing

3. Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand preference)

Mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà influencer marketing tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers, họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương tác của người đọc với thông điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thông điệp đó trên trang cá nhân của mình.

4. Sentiment (chỉ số cảm xúc)

Là nhân tố cực kì quan trọng mà marketer cần lưu ý. Cụ thể, việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho target audience (cộng đồng mục tiêu sẽ tác động mạnh mẽ) đến brand love (cảm tình dành cho thương hiệu) của người tiêu dùng. Điển hình là scandal cá nhân của Hồ Ngọc Hà đã dẫn đến sự tẩy chay hàng loạt các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh mà ca sĩ này làm đại diện từ phía những bà mẹ trẻ – target audience của mặt hàng này. Ngược lại là trường hợp của MC Phan Anh với hastag “Đừng im lặng” kêu gọi mọi người hành động tích cực và quyết liệt hơn trước những việc làm sai trái. Các chiến dịch có sự tham gia của anh đều được ủng hộ nhiệt tình.

Các tìm kiếm liên quan đến influencer marketing

  • influencer marketing vietnam
  • influencer marketing agency vietnam
  • công ty influencer marketing
  • influencer và kol
  • influencer youtube
  • influencer marketing brandsvietnam
  • micro influencer
  • influencer marketing shark tank

 

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *