Cách viết insight theo 3 yếu tố truth – tension – motivation | Tomorrow Marketers

Cách viết insight theo 3 yếu tố truth – tension – motivation | Tomorrow Marketers

marketing foundation

Tomorrow Marketers – Mọi hoạt động Marketing cho doanh nghiệp muốn thành công đều phải xuất phát từ một Insight chất lượng tốt. Marketers nghiên cứu, tìm kiếm, chắt lọc, thấu hiểu “đúng” Insight của khách hàng thôi là chưa đủ. Insight muốn chất lượng phải được diễn đạt thật tốt, mang tính dễ hiểu và thuyết phục cao.

Vậy làm thế nào để có thể viết được một Insight tốt?

Các Marketers thường hay nhầm lẫn định nghĩa về Insight. Insight thường là Truth, không phải là Fact. Hoặc Insight là điều lý giải nguyên nhân đằng sau Fact đó. Có thể thấy Truth và Fact đều là sự thật, nhưng Fact thường là những điều hiển nhiên, có thể dàng thấy, quan sát và thừa nhận. Còn Truth là phần chìm của tảng băng, phần không dễ để quan sát thấy. Các Marketer phải thấu hiểu người tiêu dùng, đào sâu đến tận cùng thì mới có thể khai phá được cái Truth ấy.

Mỗi người tiêu dùng đều có những bí mật tâm lý ẩn sâu mà họ không dễ dàng nói ra, hoặc có đôi khi chính họ cũng không thể nhận ra. Một Insight tốt là Insight phải nói ra được những sự thật không thể chối cãi (Truth), kết hợp với những động lực mạnh mẽ (Motivation) hay những mâu thuẫn (Tension) chưa có lời giải đáp trong lòng người tiêu dùng.

Vậy để viết được một Insight tốt, Marketers nên dựa vào Truth – Tension – Motivation để diễn đạt một Insight thật sự thuyết phục, dễ hiểu. Cụ thể:

  • Insight được diễn đạt phải có yếu tố bắt buộc là Truth, giúp nêu bật được sự thật ẩn sâu trong người tiêu dùng mà không thể nào chối cãi. Yếu tố này thường là một ý tưởng đơn nhất, tránh diễn đạt theo dạng và – và.
  • Phải chứa một điểm mấu chốt, một vấn đề của người tiêu dùng. Câu văn phải đảm bảo có từ “Nhưng” hoặc cách diễn đạt tương tự trong câu. Tuy nhiên không cần bắt buộc phải bao gồm đầy đủ động lực và mâu thuẫn mà thường chỉ cần một trong hai yếu tố. Điều quan trọng là động lực (Motivation) hay mâu thuẫn (Tension) này phải chứa đựng những vấn đề mà thương hiệu có thể giải quyết và giải quyết tốt nhất.
Bạn sẽ quan tâm  Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu: Đâu là “ranh giới” khác biệt?

Một số ví dụ về cách viết Insight theo 3 yếu tố Truth – Tension – Motivation:

Insight của Dove “Tôi biết vẻ đẹp rất quan trọng. Tôi biết việc trở nên xinh đẹp là một lợi thế của nữ giới, có thể mở ra nhiều cơ hội mới. Nhưng tôi không tự tin vào vẻ ngoài của mình lắm. Tôi thường cảm thấy e ngại và cảm thấy có vấn đề gì đó với sắc đẹp của mình”.

   Truth : Vẻ ngoài là một lợi thế của phụ nữ.

   Tension: Cảm giác tự ti, e ngại của phụ nữ vào vẻ ngoài của mình.

   Motivation: Khao khát được cảm thấy thoải mái, tự tin vào vẻ ngoài của mình.

OMO đã có một Insight vô cùng thành công “Mẹ biết lấm bẩn là cách để con khám phá và tiếp thu những bài học quý giá trong cuộc sống, thế nhưng mẹ cũng rất ngại khi phải giặt những vết bẩn cứng đầu”.

   Truth: Trẻ em luôn hiếu động và hết mình với các trò chơi mặc cho quần áo lấm bẩn, chơi trò chơi là cách để trẻ có thể học hỏi những kĩ năng cần thiết.

   Tension: Mẹ rất ngại phải giặt những vết bẩn cứng đầu.

   Motivation: Mẹ luôn muốn con khôn lớn và học hỏi được nhiều điều.

Insight được diễn đạt tốt cơ bản phải có những yếu tố như đã đề cập ở trên. Sau đây là một số tips để có thể viết được một Insight tốt:

  • Nên viết Insight dưới dạng “trích dẫn”, tức là sử dụng ngôn ngữ của người tiêu dùng (như 2 ví dụ trên).
  • Không cần viết quá “văn vẻ” theo ngôn ngữ của Marketer, mà cần có sự chân thật, gần gũi với người tiêu dùng, với mục đích truyền cảm hứng cho Marketer và nhãn hàng.
  • Insight lí tưởng là một Insight ngắn 1 câu, có thể tối đa 2 câu.
  • Nhiều Insight không cần quá sâu sắc, mà nó giúp “châm ngòi” cho ý tưởng tiếp theo của thương hiệu là được.
  • Insight phải đúng, phải thực tế, xuất phát từ người tiêu dùng, Marketer không nghĩ thêm, bịa thêm cho hay hơn.
  • Tránh lặp lại những điều đã phổ biến, đã biết, những điều đã quá hiển nhiên.
Bạn sẽ quan tâm  4 Điều Cần Biết Về Nhượng Quyền Highland Coffee – Wiki Marketing PR Thương hiệu Việt Nam

Đọc thêm:  Insight ở đâu trong quy trình Marketing?

Tạm kết

TM hi vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn sinh viên và các Marketers biết được cách viết một Insight tốt. Quá trình tìm kiếm, khám phá, chắt lọc Insight là một quá trình lắm gian nan, thử thách, đòi hỏi sự kiên trì không tưởng. Nhưng chỉ khi chạm đến được “tâm can” của người tiêu dùng, thấu hiểu sâu sắc họ, nói hộ được nỗi lòng của họ thì chúng ta mới có thể thay đổi được thái độ, hành vi người tiêu dùng, mang lại sự gắn bó và trung thành cho thương hiệu của mình.

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *