Câu thành ngữ giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào

Câu thành ngữ giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào

Cụm từ “giấy rách phải giữ lấy lề” là một câu thành ngữ thuộc kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Vậy câu thành ngữ giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào hay giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa là gì? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số giải thích về câu thành ngữ giấy rách phải giữ lấy lề, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính gì

A. Liêm khiết

B. Trung thực

C. Tiết kiệm

D. Cần cù

Đáp án: A

Câu thành ngữ Giấy rách phải giữ lấy lề để nói về đức tính liêm khiết của con người.

2. Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa là gì

Câu tục ngữ “giấy rách phải giữ lấy lề” mà chúng ta vẫn thường nghe có ngữ nghĩa biểu trưng, dùng để ví ai đó “dẫu có rơi vào hoàn cảnh nghèo khó, cùng cực đến mấy thì cũng phải giữ cho bằng được nền nếp, gia phong”.

Dân gian đã sử dụng hiện tượng này để xây dựng nên một lời khuyên khác, xa hơn. Sự tình “giấy rách” kia được lấy để biểu trưng cho sự mất mát, khó khăn, khổ cực… của ai đó trong cuộc đời. Nhưng cũng giống như cái lề của tờ giấy, luôn được lưu giữ lại (để làm căn cứ, như cuống các cuốn hóa đơn, biên lai chẳng hạn), nhân cách, đạo đức, phẩm giá của mỗi người đều cần phải bảo toàn.

Bạn sẽ quan tâm  Top 14 bài thuyết minh về một đồ dùng mà em yêu thích

Không ai được vin vào hoàn cảnh “thất cơ lỡ vận”, cùng cực để có cuộc sống buông thả, thậm chí tha hóa, biến chất làm mất đi bản chất tốt đẹp của mình. Phẩm cách mỗi người là cái quan trọng làm nên giá trị.

3. Một số câu thành ngữ, tục ngữ về tính liêm khiết

1. “Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư.” (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

2. Cây ngay bóng thẳng, cây cong bóng vẹo.

3. Cây ngay không sợ chết đứng.

4.
Đói cho sạch, rách cho thơm
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu.

5.
Khó mà biết lẽ biết lời
Biết ăn biết ở như người giàu sang.

6.
Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.

7. Áo rách cốt cách người thương.

8. Ăn có mời; làm có khiến.

9.
Mặc đẹp chưa hẳn đã là sang
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng
Tư cách trang đài, do biết nghĩ
Kín đáo, sạch sẽ tướng thật sang.

10.
Ban ngày quan lớn như thần
Ban đêm quan lớn tần mần như ma.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn họcTài liệu của EMG Online.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *