Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines “đối đầu” với các hãng hàng không giá rẻ

Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines và hành trình gây dựng tên tuổi

Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ người sử dụng hàng không ngày càng gia tăng với lưu lượng chuyến bay thống kê tăng đáng kể từ năm 2010. Lý giải cho điều này là sự gia nhập của hàng loạt các thương hiệu hàng không giá rẻ như Vietjet air, Bamboo Airway, Air Asia…. Thế nhưng Vietnam Airlines vẫn là một cái tên có chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam với xuất thân là một hãng hàng không quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu chiến lược Marketing của Vietnam Airlines như thế nào để “đối đầu” lại với các thương hiệu hàng không giá rẻ.

Vietnam Airlines và hành trình gây dựng tên tuổi

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam hay còn gọi là Vietnam Airlines (VNA) là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam. Đây được xem là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tại thời điểm ngày 01/07/2016, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,16%. Hãng nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Quản trị có từ 5 đến 9 người với nhiệm kỳ 5 năm, có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, châu Âu và châu Đại Dương, hiện đang khai thác 49 đường bay thường lệ tới 21 điểm nội địa và 28 điểm đến quốc tế với tổng cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày. Trụ sở chính được đặt tại Sân bay quốc tế Nội Bài – Hà Nội.

Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines và hành trình gây dựng tên tuổi

Chiến lược marketing mix của Vietnam Airlines và hành trình xây dựng tên tuổi (Nguồn: Tangka)

Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 70% trong Jetstar Pacific Airlines. Hãng nắm 49% trong Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia, và 100% trong VASCO, một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực miền Nam Việt Nam. Hãng được đánh giá 4 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax. Ngày 10 tháng 6 năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này.

Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines- Bài bản trong xây dựng hình ảnh

Chiến lược 7p của Vietnam Airlines – 4p của Vietnam Airlines (Nguồn: ausbt.com.au)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vietjet Air

Năm 2015, Vietnam Airlines chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam, chiếm 70% thị phần khách nội địa (bao gồm thị phần 15% hành khách nội địa và 5% hành khách quốc tế đi và đến Việt Nam của Jetstar Pacific Airlines). Những bước khởi đầu vững chắc, cùng với đó là sự tái cấu trúc vào những năm 2003 với sự thay đổi logo nhận diện thương hiệu bằng biểu tượng “bông sen vàng”. Chính với sự thay đổi đó đã làm cho chiến lược Marketing của Vietnam Airlines có sự bài bản nhất định, và cạnh tranh với các hãng hàng không khác một cách sòng phẳng.

Bạn sẽ quan tâm  Durex và chiến lược marketing bao cao su “chẳng giống ai”

Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines gồm những yếu tố gì?

Định vị mình là hãng hàng không cao cấp

So với đối thủ cạnh tranh của Vietnam Airlines lớn nhất trên thị trường là Vietjet Air thì Vietnam Airlines có lợi thế hơn hẳn khi được gọi với cái tên “hãng hàng không quốc gia Việt Nam”. Đây là một lợi thế rất lớn trong việc đi thu hút đối tượng khách hàng của Vietnam Airlines đến với những dịch vụ của mình, hãng định vị mình là một thương hiệu quốc gia, cùng với đó là đi kèm với chất lượng cao cấp. Hơn thế nữa Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trọng những công ty liên quan đến “nhà nước”, nên mặc dù giá của Vietjet Air rẻ hơn hẳn, nhưng tên tuổi của Vietnam Airlines vẫn “trên cơ” so với đối thủ chính của mình trên thị trường.

Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines- Định vị là hãng hàng không cao cấp

Chiến lược cạnh tranh của Vietnam Airlines định vị mình là hãng hàng không cao cấp – Vietnam Airlines nhận chứng chỉ 4 sao từ Skytrax (Nguồn: Thanh niên)

Hơn thế nữa, vì là một hãng hàng không cao cấp, nên việc xây dựng hình ảnh của Vietnam Airlines cũng khác hơn hẳn so với các hãng hàng không giá rẻ khác. Vietnam Airlines với nữ mặc trang phục áo dài và nam mặc gile với tông màu vàng – xanh mang màu sắc nhã nhặn, tạo thiện cảm với đối tượng khách hàng của Vietnam Airlines ngay cả với người nước ngoài khi nhìn vào cũng nhận thấy thứ gì “rất Việt Nam”. Việc làm như vậy cho thấy chiến lược Marketing của Vietnam Airlines có tầm nhìn khi định vị thương hiệu của Vietnam Airlines là hãng cao cấp, với những chất lượng và dịch vụ được chăm chút từng tí một, đây chính là điểm lợi thế mà VNA có được để cạnh tranh trong bối cảnh ngành hàng không đang là một ngành “hot” tại Việt Nam.

Phân phối đại lý toàn quốc

Trong những năm qua, mạng lưới phân phối của VNA đã mở rộng một cách nhanh chóng, bao trùm phạm vi địa lí rộng lớn ở 4 châu lục của Thế giới, đó là thành tích hết sức ấn tượng với một thương hiệu của Việt Nam.  Tính đến tháng 12/ 2016 thì tổng đại lý PSA, BSP của Vietnam Airlines là 10,240 phòng vé. Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines trong việc phân phối các phòng vé được cho như sau:

  • Tại Việt Nam: Hoa hồng 0%, chiết khấu 2% doanh thu quốc tế. Chính sách chiết khấu được xây dựng dưới dạng “trăm hoa đua nở” tại các thị trường trong nước.
  • Tại Đông Bắc Á: Hoa hồng 7%, ngoài ra VNA còn áp dụng chính sách chiết khấu cho các đại lý là key agent với mức chiết khấu là 1%, 1,5% và 2% doanh thu.
  • Thị trường Châu Âu: chi phí áp dụng hoa hồng là 5% sử dụng chính sách giá linh hoạt, và chính sách sản phẩm trong cạnh tranh.
Bạn sẽ quan tâm  Brainstorm là gì? Làm thế nào để brainstorm những ý tưởng tuyệt vời cho chiến dịch Marketing

Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines- Phân phối đại lý toàn quốc

Ngoài chiến lược định giá của vietnam airlines thì lợi thế cạnh tranh của vietnam airlines còn ở các kênh phân phối (Nguồn: Zing.vn)

Thêm vào đó kênh phân phối của Vietnam Airlines cũng rất chú trọng vào việc áp dụng những công nghệ vào quy trình bán vé của mình để có thể cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời nhất đến khách hàng của mình. Hãng đã mở bán trên Website với giao diện và cách mua vé dễ dàng nhất cho khách hàng mục tiêu của Vietnam Airlines. Thêm vào đó việc hãng cũng liên kết với các web du lịch nổi tiếng với hàng triệu người sử dụng như Traveloka hay Booking… để cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với những chuyến bay của mình, cũng như mua vé một cách dễ dàng nhất. Những phòng vé của VNA được bao phủ toàn quốc, khiến độ phủ của hãng ở mức rất cao, phân khúc khách hàng của Vietnam Airlines có thể dễ dàng mua vé của Vietnam Airlines bất kỳ ở đâu từ Online đến Offline một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. Đây có thể là bước đi đúng đắn về kênh phân phối trong chiến lược Marketing của Vietnam Airlines.

Chiến lược marketing của vietnam airlines với đại lý toàn quốc

Mô hình kinh doanh của Vietnam Airlines với website là lợi thế lớn của VNA với các hãng khác tại Việt Nam (Nguồn: Vietnamairlines)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Boeing

Truyền thông, PR xây dựng hình ảnh “sạch”

Truyền thông

Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines xây dựng truyền thông rất tốt về thương hiệu của mình để đối tượng khách hàng của Vietnam Airlines có cái nhìn rõ nét nhất. Quảng cáo báo chí là phương tiện quảng cáo hữu hình nhắm vào phân khúc khách thương gia, thường sử dụng những báo lớn có phạm vi phát hành trên toàn quốc như Lao động, Thanh niên… Thêm vào đó, tại nước ngoài VNA sử dụng các đầu báo lớn ở những thị trường trọng điểm: Ashahi, Goodweeken, Travel Trade… Quảng cáo trên truyền hình là thực hiện các đoạn quảng cáo ngắn giới thiệu hình ảnh của hãng, Đồng thời tăng tần suất phát tin tức về các hoạt động thương mại của hãng trên các bản tin thời sự trong nước và quốc tế. Quảng cáo qua Internet đóng vai trò vô cùng lớn trong tổng thế chiến lược của Vietnam Airlines hiện nay. Thông qua trang web chính thức của hãng, ngoài mục đích giới thiệu sản phẩm còn giúp cung cấp cho khách hàng mục tiêu của Vietnam Airlines về thông tin về toàn bộ quá trình sử dụng dịch vụ, các bước thực hiện, các quy định,… thêm vào đó là những cam kết tiêu chuẩn chất lượng, những thông tin cập nhật về các hoạt động của VNA.

Chiến lược quảng cáo của Vietnam Airlines (Nguồn: Youtube)

PR xây thương hiệu “sạch”

Với tư cách nhà vận chuyển chính thức, VNA tài trợ cho các sự kiện quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng. Với các sự kiện quốc gia, VNA tham gia tài trợ hầu hết các sự kiện lớn của quốc gia như sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ, những ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Luxembourg…, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài… Ngoài ra VNA còn tăng cường phối hợp quảng bá du lịch VNA phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chương trình TV show “Vẻ đẹp tiềm ẩn”, “SVietnam” nhằm giới thiệu những nét đặc trưng và nổi bật về văn hoá, xã hội, đất nước và con người Việt Nam. Vì bản thân hãng là một thương hiệu về phương tiện du lịch nên đây là một nước đi rất tốt của hãng nhắm vào sự gia tăng độ nhận diện của mình với người dân muốn đi du lịch. Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines thực sự rất tốt về mặt truyền thông và PR, hãng đã thu hút về lượng khách hàng tầm trung và xây dựng nên lượng khách hàng trung thành cho mình.

Chiến lược marketing của vietnam airlines PR xây dựng hình ảnh "sạch"

Chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines tập trung vào truyền thông, PR (Nguồn: Svietnam)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vietravel

Kết luận

Từ tất cả những điều trên cho thấy một điều rằng mặc dù phải chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh từ hãng hàng không giá rẻ trong nước với các hãng hàng không cao cấp nước ngoài. Thế nhưng, VNA vẫn có một chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam chính bởi vì chiến lược Marketing của Vietnam Airlines rất bài bản và có tầm nhìn. Sắp tới với sự xuất hiện của Bamboo Airway thì mức độ cạnh tranh của ngành hàng không tại thị trường Việt Nam được nhận định sẽ càng thêm áp lực cao.

Thắng Nguyễn – EMG Online

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *