Chiến thuật kinh doanh và những nguyên tắc cơ bản

chien thuat kinh doanh

Giới lãnh đạo hay khởi nghiệp đều rất rất thích nói chuyện về những chủ đề liên quan tới chiến thuật kinh doanh, hay quản trị chiến lược, bởi nó thể hiện được tầm kiến thức và độ hiểu biết của bản thân. Xây dựng hiệu quả chắc chắn không chỉ tồn tại trên giấy tờ, những bản kế hoạch, hay báo cáo, mà nó phải được xây dựng qua kinh nghiệm thực tiễn, va chạm trực tiếp với khách hàng.

7 nguyên tắc về xây dựng chiến thuật kinh doanh hiện đại

– Dưới đây là 7 nguyên tắc mà EMG Online tin rằng những người lãnh đạo đều nên biết để giúp doanh nghiệp mình phát triển và không chệch hướng mục tiêu ban đầu.

– Các chiến lược cơ bản

– Bất cứ một mô hình doanh nghiệp nào, cũng cần phải xây dựng cho mình một chiến thuật kinh doanh thật sự đúng đắn. Dưới đây là 7 chiến lược quan trọng mà bạn có thể tham khảo để triển khai:

chien thuat kinh doanh
chien thuat kinh doanh

1. Chiến thuật kinh doanh: Cạnh tranh để khác biệt

– Nhiều người mặc định rằng chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, xuất chúng nhất của ngành đó, nhưng tuy nhiên, nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành hiện thực.

– Ở trong thể thao, chỉ có một người chiến thắng duy nhất, nhưng ngược lại khi kinh doanh, việc 2 hay 3 doanh nghiệp dẫn đầu đều có lợi là chuyện hết sức thường tình.

– Chiến lược kinh doanh tệ nhất, là cố gắng đánh bật đối thủ mạnh nhất trong ngành bằng việc bắt chước mọi đường đi nước bước của họ. Hãy tiếp cận những giá trị khác biệt để thành công.

2. Chiến thuật kinh doanh: Cạnh tranh vì lợi nhuận

– Làm kinh doanh không chỉ ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong thị trường, hay doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nó còn ở khoản lợi nhuận bạn tạo ra.

Bạn sẽ quan tâm  Consumer & Market Segmentation: Phân khúc Nhu cầu và Thị trường

– Vậy xét cho cùng, nếu tất cả những chiến lược bạn đề ra không mang mục đích rõ ràng về số tiền bạn có thể kiếm được, tốt nhất là bạn không nên mất thời gian và công sức thực hiện chúng.

3. Thấu hiểu thị trường trước khi xây dựng chiến thuật kinh doanh

– Mỗi doanh nghiệp đều là một phần của hệ sinh thái kinh tế – thị trường. Mỗi thị trường sẽ mang những đặc điểm và tính cách riêng.

– Và những đặc điểm này sẽ liên quan tới lợi nhuận mà bạn có thể đạt được trong tương lai.Thấu hiểu về thị trường, đối thủ sẽ hình thành tư duy chiến thuật kinh doanh cho doanh nghiệp, về cách giúp bạn tồn tại và cạnh tranh.

4. Xác định đối tượng khách hàng

– Tất nhiên rồi, bạn cần xác định chính xác đối tượng mục tiêu bạn đang nhắm đến, và cách bạn phục vụ tệp khách hàng này.

– Bạn không thể bán sản phẩm, dịch vụ của mình cho tất cả mọi người, bởi lẽ bạn chỉ có một lượng giới hạn khách hàng tiềm năng có chung một nhu cầu mà thôi.

– Do đó, việc cần làm là xác định những bước để khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn nhu cầu của họ bằng những sản phẩm và giá trị bạn đem lại.

5. Hãy học cách nói không

– Khi bạn đã thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng, xây dựng được các giá trị cam kết của doanh nghiệp, bạn sẽ dần nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà chúng ta phải nói lời từ chối.

– Sẽ có rất nhiều tệp khách hàng mà bạn không phục vụ, các hoạt động mà bạn không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ bạn không nên cung cấp.

– Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định sẽ phải làm gì và không nên làm gì có ý nghĩa quan trọng tương đương nhau.

chien thuat kinh doanh
chien thuat kinh doanh

6. Không ngại thay đổi

– Đối thủ phát triển, nhu cầu và hành vi của khách hàng thay đổi, công nghệ cải tiến, do đó yếu tố cần thiết để xác định chiến lược kinh doanh của công ty chính là sự nhạy bén trong việc phát hiện các xu hướng mới có thể áp dụng vào mô hình của doanh nghiệp.

– Khi bạn không thay đổi, bạn đang đứng yên và dậm chân tại chỗ. Nokia là điển hình cho ví dụ về việc sợ hãi không dám thay đổi.

– Việc thay đổi sản phẩm của chính mình cũng là cách để các thương hiệu kéo dài vòng đời sản phẩm của mình.

Bạn sẽ quan tâm  Mô hình kinh doanh dropshipping là gì? Ưu nhược điểm của mô hình này

7. Tư duy hệ thống

– Chiến thuật kinh doanh cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp.

– Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác 100%, do đó, bạn cần những số liệu thực tế để phán đoán về khách hàng, về xu hướng thị trường, về mọi thứ,..

3 Loại hình xây dựng chiến thuật kinh doanh

– Có 3 loại chiến lược cơ bản mà bất cứ một người lãnh đạo nào cũng phải thực sự hiểu rõ: (1) chiến lược thông dụng, (2) chiến lược doanh nghiệp, và (3) chiến lược cạnh tranh.

Điểm khác biệt của 3 loại hình xây dựng chiến thuật kinh doanh

1. Chiến lược thông dụng

– Chiến lược thông dụng – liên quan tới cách một mục tiêu cụ thể đạt được như thế nào. Do đó, loại hình chiến lược này quan tâm nhiều đến mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện thực hiên, giữa kết quả và nguồn tài nguyên phải sử dụng.

– Chiến lược (Strategy) hay Chiến thuật (tactics) đều liên quan đến việc đưa ra các hành động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể.

– Hầu hết, chiến lược liên quan đến cách thức bạn triển khai và phân bổ các tài nguyên theo ý muốn Trong khim chiến thuật liên quan đến cách bạn sử dụng chúng.

– Cùng nhau, chiến lược và chiến thuật thu hẹp khoảng cách giữa mục đích và phương tiện.

– Chiến lược và chiến thuật là những thuật ngữ được hình thành từ trong quân đội. Tuy vậy trong kinh doanh, đó là nền tảng cơ bản của bất cứ một sự thành công nào.

2. Chiến lược doanh nghiệp và chiến thuật kinh doanh

– Chiến lược doanh nghiệp sẽ xác định doanh nghiệp đó hoạt động tại phân khúc thị trường nào, mô hình kinh doanh ra sao.

– Chiến lược cạnh tranh sẽ xác định các giá trị cốt lõi mà được sử dụng để cạnh tranh.

– Chiến lược doanh nghiệp thông thường sẽ quyết định các vấn đề liên quan tới tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp, nói với khách hàng rằng họ làm gì, tại sao lại tồn tại, và trở thành gì trong tương lai.

– Chiến lược cạnh tranh là tổng hòa về khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khi đem so sánh với đố thủ trực tiếp cùng ngành.

Chiến lược cạnh tranh được tác động bởi 5 yếu tố

– Mối đe dọa từ dối thủ mới tham gia thị trường.

– Mối đe dọa từ các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế.

– Sức mạnh của nhà cung cấp.

– Sức mạnh của người mua hàng.

Bạn sẽ quan tâm  Mách bạn cách tối ưu thẻ Meta Description chuẩn SEO – Inbound Marketing in Vietnam

– Sự tranh giành giữa các doanh nghiệp đang tồn tại.

– Ông cũng nhấn mạnh rằng, để giải quyết 5 yếu tố trên, chiến thuật kinh doanh cần sở hữu: (1) sự tập trung, (2) sự khác biệt, và (3) đội ngũ lãnh đạo.

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp của doanh nghiệp

– Sản phẩm/dịch vụ được cung cấp.

– Nguồn tài nguyên thiên nhiên.

– Phương thức Marketing và bán hàng.

– Năng lực sản xuất.

– Khả năng đáp ứng khách hàng.

– Mục tiêu tăng trưởng.

– Phương thức phân phối.

– Nền tảng công nghệ.

– Loại hình và nhu cầu thị trường.

– Mục tiêu về lợi nhuận.

3 nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ trong chiến thuật kinh doanh

chien thuat kinh doanh
chien thuat kinh doanh

1. Operational Excellence – Vận hành hoàn hảo

– Chiến lược này phụ thuộc vào khả năng sản xuất và phân phối sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu là để dẫn đầu thị trường bằng giá cả và sự thuận tiện.

2. Customer Intimacy – Sự trung thành của khách hàng

– Chiến lược này tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thật phù hợp với nhóm phân khúc khách hàng lựa chọn Mục tiêu là để xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu doanh nghiệp.

3. Product Leadership Generation – Cung cấp sản phẩm dẫn đầu

– Chiến lược tập trung vào phát triển các sản phẩm và dịch vượt trội, cải tiến. Mục tiêu là để nhanh chóng thương mại hóa các ý tưởng sản phẩm thuộc doanh nghiệp.

Đăng ký nhận tài liệu

Xem thêm các tài liệu online khác: https://www.emg.com.vn/khoa-hoc-online/

Xem thêm các tài liệu liên quan: https://www.emg.com.vn/tai-lieu-marketing-online/

Email liên hệ: Liên hệ

Các tìm kiếm liên quan:

  • Mẫu chiến lược kinh doanh
  • Các chiến thuật trong kinh doanh
  • Tên các chiến lược kinh doanh
  • Tổng hợp các chiến lược kinh doanh
  • Chiến lược kinh doanh là gì ví dụ

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *