Chữ ký số là gì? Vì sao doanh nghiệp cần phải có chu ky so?

chu ky so

Nhiều người vẫn thường nghe đấy chu ky so (token) trong doanh nghiệp, công ty những chắc chắn sẽ có rất nhiều bạn đọc vẫn chưa hiểu rõ nó là như thế nào. Ở bài viết sau đây  xin giới thiệu cũng như phân tích đầy đủ cho các quý khách hàng biết được định nghĩ chữ ký số token là như thế nào?

Chu ky so là gì ? Ưu điểm mang lại của chữ ký số

Chu ky so (hay còn gọi là token) là thiết bị không thể thiếu đối với 1 doanh nghiệp hiện tại. Ngay sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khai báo thuế ban đầu và nộp thuế môn bài. Không có chu ky so thì không thực hiện được.

1. Định nghĩa Chu ky so (token)

  • Chu ky so (token) là gì ?
  • Chu ky so được sử dụng như thế nào ?
  • Làm cách nào để nộp thuế thông qua token điện tử ?
  • Chu ky so (token) có giống chữ kí của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hay không ?

Và rất nhiều câu hỏi khác sẽ được đặt ra, khiến doanh nghiệp hay kế toán lúng túng khi bắt đầu sử dụng chữ kí số. Các thông tin sau đây, phần nào sẽ hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập hiểu thêm cũng như sử dụng chữ kí số hiệu quả.

Có nhiều góc độ định nghĩa về token, dưới góc độ doanh nghiệp sử dụng token, thì :

Chu ky so hay còn được gọi là Chứng thư số, token điện tử…, là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay  cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet

2. Thông tin có trong chữ kí số dành cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên Công ty….
  • Số hiệu của chứng thư số (số seri)
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: VNPT-CA)
  • Chu ky so của tổ chức chứng thực chữ ký số.
  • Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số.
  • Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
  • Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.
Bạn sẽ quan tâm  Workshop là gì? Các bước để thực hiện workshop thành công

Như vậy, Chu ky so có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay và con dấu.

Ưu điểm của chu ky so doanh nghiệp cần phải biết

1. Khả năng xác định nguồn gốc

Các hệ thống mật mã hóa khóa công khai cho phép mật mã hóa văn bản với khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết. Để sử dụng Chu ky so thì văn bản cần phải được mã hóa hàm băm (thường có độ dài cố định và ngắn hơn văn bản). Sau đó dùng khoá bí mật của người chủ khóa để mã hóa, khi đó ta được chữ ký số. Khi cần kiểm tra, bên nhận giải mã với khóa công khai để lấy lại hàm băm và kiểm tra với hàm băm của văn bản nhận được. Nếu hai giá trị này khớp nhau thì bên nhận có thể tin tưởng rằng văn bản đó xuất phát từ người sở hữu khóa bí mật.

2. Tính không thể phủ nhận

Trong giao dịch, một bên có thể từ chối nhận một văn bản nào đó là do mình gửi. Để ngăn ngừa khả năng này, bên nhận có thể yêu cầu bên gửi phải gửi kèm chữ ký số với văn bản. Khi có tranh chấp, bên nhận sẽ dùng chữ ký này như một chứng cứ để bên thứ ba giải quyết.

3. Tính toàn vẹn

Cả hai bên tham gia vào quá trình thông tin đều có thể tin tưởng là văn bản không bị sửa đổi trong khi truyền vì nếu văn bản bị thay đổi thì hàm băm cũng sẽ thay đổi và lập tức bị phát hiện. Quy trình mã hóa sẽ ẩn nội dung đối với bên thứ ba.

4. Tính bảo mật

Về kỹ thuật công nghệ của Chu ky so là dựa trên hạ tầng mã hóa công khai (PKI), trong đó phần quan trọng nhất là thuật toán mã hóa công khai RSA. Công nghệ này đảm bảo Chu ky so khi được một người dùng nào đó tạo ra là duy nhất, không thể giả mạo được và chỉ có người sở hữu khóa bí mật mới có thể tạo ra được Chu ky so đó (đã được chứng minh về mặt kỹ thuật mã hóa).

Bạn sẽ quan tâm  Đầu Tư Là Gì? Đâu Là Yếu Tố Quan Trọng Nhất Trong Quá Trình Đầu Tư?

Giá trị pháp lý của chu ky so được quy định như thế nào?

1. Cơ sở pháp lý của chữ ký số

chu ky so

Theo quy định, ngày 29/11/2005 nhà nước đã ban hành Luật Giao dịch điện tử. Trong đó có quy định chi tiết về phần chữ ký số và những dịch vụ có liên quan đến loại hình chữ ký này. Riêng tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP được ban hành vào ngày 15/2/2007 khi tiến hành các giao dịch điện tử chữ ký số công cộng phải được tổ chức cung cấp, có chứng thực. Việc đăng ký chữ ký số sẽ có 2 quá trình như sau:

  • Giai đoạn tạo chữ ký (có khoá bí mật để sử dụng chữ ký)
  • Giai đoạn kiểm tra chữ ký (xem chữ ký đã công khi và hợp lệ hay chưa)

2. Có thể xin cấp chữ ký số ở đâu?

Cho đến thời điểm hiện tại, việc đăng ký để mua được một chữ ký số cho doanh nghiệp là điều rất dễ dàng. Các đơn vị như: Viettel, FPT, CK, VINA, BKAV, NEWTEL, NACEN.COM… đều có cung cấp dịch vụ đăng ký chữ ký điện tử token cho doanh nghiệp. Mọi vấn đề đều đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, một số đơn vị dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp cũng có khả năng đáp ứng chữ ký số (hợp tác với các đơn vị uy tín). Có thể giá thành sẽ cao hơn, nhưng đổi lại doanh nghiệp không mất nhiều thời gian và được hỗ trợ phần thực hiện thủ tục, để quá trình làm Chu ky so được rút ngắn. Dù là dịch vụ, nhưng những thông tin bảo mật vẫn được đảm bảo tối đa.

3. Đặc điểm của chữ ký số

Chu ky so có hình dạng tương tự giống như một chiếc USB. Người ta còn gọi đây là USB token Doanh nghiệp sẽ sử dụng mã pin để bảo mật cho Chu ky so của mình. Khi sử dụng hệ thống sẽ hỏi mã pin.

Công dụng của chu ky so dùng để làm gì?

Chu ky so có thể sử dụng trong tất cả các trường hợp giao dịch thương mại điện tử trong môi trường số mà vẫn đảm bảo giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay (đối với cá nhân), tương đương con dấu và chữ ký của người đại diện (đối với tổ chức, doanh nghiệp). Giao dịch thư điện tử, ký vào các email để các đối tác, khách hàng

Bạn sẽ quan tâm  SAAS là gì ? Ưu và nhược điểm của mô hình SaaS là gì?

Bạn có thể sử dụng chữ ký số trong các trường hợp

  • Đầu tư chứng khoán trực tuyến, mua bán hàng trực tuyến, có thể dùng để thanh toán online, chuyển tiền trực tuyến mà không sợ bị mất cắp tiền như với đối với các tài khoản VISA, Master.
  • Sử dụng với các ứng dụng chính phủ điện tử, các cơ quan nhà nước trong tương lai sẽ làm việc với nhân dân hoàn toàn trực tuyến và một cửa. Khi cần làm thủ tục hành chính hay xin một xác nhận của cơ quan nhà nước chỉ cần ngồi ở nhà khai vào mẫu và ký số vào để gửi là xong.
  • Kê khai nộp thuế trực tuyến hoặc khai báo với cơ quan hải quan và tiến hành thông quan trực tuyến mà không cần phải in ấn các tờ kê khai, đóng dấu của công ty rồi sau đó chạy xe đến cơ quan thuế để chen lấn, xếp hàng và ngồi đợi đến vài tiếng đồng hồ có khi đến cả ngày để nộp tờ khai.
  • Đóng bảo hiểm xã hội.
  • Ứng dụng quản lý của doanh nghiệp của mình với mức độ tin cậy, bảo mật và xác thực cao hơn rất nhiều.
  • Ký hợp đồng với các đối tác làm ăn hoàn toàn trực tuyến trên mạng mà không cần gặp nhau, chỉ cần ký vào file hợp đồng và gửi qua email.

Các tìm kiếm liên quan đến chu ky so

  • chữ ký số token
  • chu ky so viettel
  • hình ảnh chữ ký số
  • chữ ký số token là gì
  • chữ ký số doanh nghiệp
  • sử dụng chữ ký số như thế nào
  • cách sử dụng chữ ký số
  • chữ ký số cá nhân

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *