CMS là gì? TOP 5 CMS bạn nên sử dụng cho website 2020

wordpress là cms tốt nhất hiện nay

Nhiều người vẫn thường nghĩ “Tạo website chắc là khó lắm nhỉ? Phải học xây dựng phần mềm thì mới có thể tạo website”, nhưng thực tế thì ngược lại đấy! Có rất nhiều nền tảng website cho mỗi chúng ta lựa chọn, từ đó không khó để làm nên một website thuộc bất cứ lĩnh vực gì chúng ta muốn. Khi lập website, một điều mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm chính là CMS – hệ quản trị nội dung. Chính vì nhiều lựa chọn về CMS nên đôi lúc sẽ có người phân vân không biết nên chọn CMS nào. Vậy CMS là gì? Hiện nay đang có những CMS nào tốt để tạo website? Cùng EMG Online khám phá tất tần tật những kiến thức căn bản về CMS nhé!

CMS là gì?

CMS là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh nào là câu hỏi mà EMG Online được hỏi rất nhiều, thực chất CMS là từ viết tắt của cụm từ Content Management System được hiểu là  hệ thống quản trị nội dung. Ứng dụng này giúp chúng ta xuất bản, chỉnh sửa và quản lý nội dung của trang web theo cách logic, trực quan. Nội dung ở đây có nhiều loại, là tin tức online, báo chí, hình ảnh, video… Ví dụ cụ thể hơn, như Notepad hay TextEdit là những phần mềm văn bản, từ đó bạn có thể viết bài rồi xuất bản lên website của chính bạn.

CMS là gì? CMS có chức năng gì?

CMS là gì? CMS và Framework (Nguồn: Cubeweb)

Một số người hay nhầm lẫn thuật ngữ CMS và “Website Builder”. Nếu như Website Builder là công cụ để lập web nhưng không cần đến lập code, tức là chỉ cần kéo thả thì CMS vừa đề lập web, vừa để quản lý nội dung. Mặc dù CMS phức tạp hơn nhưng nó có nhiều tùy chỉnh để kiểm soát tốt trang web và còn tương tác được với người xem.

CMS hoạt động như thế nào

Khi bạn bắt đầu xây dựng một website thì bạn luôn cần thực hiện 2 bước là:

  1. Front end: Lập giao diện bên ngoài
  2. Back end: Quản lý hệ thống bên trong

Những bước này sẽ được thực hiện bằng rất nhiều ngôn ngữ lập trình như CSS, JavaScript, PHP,… Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng CMS thì quy trình đó sẽ dễ dàng hơn và người dùng chỉ cần sử dụng content editor để tạo bài viết thay vì phải code như trước. Ngoài ra cms còn có thể giúp người dùng chèn nội dung mà không cần truy cập vào server.

>>> Xem thêm: Framework là gì? Ưu nhược điểm của Framework trong lập trình ứng dụng

Tại sao bạn nên sử dụng CMS

Sau khi hiểu rõ cms là gì thì bạn có thể thấy ngay được nó mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng có 3 lý do nổi bật chứng minh bạn nên sử dụng CMS đó là:

Giúp website của bạn trở thành một kênh marketing hiệu quả

CMS là một yếu tố vô cùng quan trọng để biết trang web của bạn trở thành một kênh marketing hiệu quả. Thông qua hệ thống này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện các hình thức tiếp thị khác nhau như email marketing, content marketing,… một cách hiệu quả để thu hút khách hàng của mình và quảng bá thương hiệu đến nhiều người nhất.

Bạn sẽ quan tâm  Gợi ý về cách làm Content Marketing cho phòng khám nha khoa mới mở

Giúp dễ dàng cập nhật nội dung

Content is King luôn đúng khiến content marketing là một hình thức tiếp thị phổ biến mang lại hiệu quả cao nhất. Hệ thống CMS đã góp phần mang lại thành công cho các chiến dịch content marketing của doanh nghiệp. Thông qua CMS, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung dễ dàng dù bất cứ nơi đâu. Ngoài ra thì hệ thống này còn có tính năng lưu nháp những nội dung chưa hoàn thành để thực hiện sau.

Đảm bảo, duy trì tính nhất quán cho doanh nghiệp

CMS giúp cho nhiều người có thể cùng chỉnh sửa trên giao diện cùng lúc để hệ thống quản lý doanh nghiệp được nhất quán hơn, từ đó tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực.

4 Chức năng chính của CMS?

Ngoài tiết kiệm thời gian quản lý, hệ thống CMS còn làm giảm các chi phí vận hành, bảo trì nên rất nhiều doanh nghiệp, blogger đã sử dụng CMS. Thực sự CMS ngày càng phổ cập và trở nên gần gũi trong thế giới Internet. Để hiểu rõ hơn về CMS, trước hết bạn hiểu 4 chức năng chính của nó tương đương với 4 nhiệm vụ CMS.

  1. Chức năng thứ nhất: Tạo, lưu trữ nội dung. CMS cho phép người dùng viết, thiết lập bất cứ nội dung gì trên trang web.
  2. Chức năng thứ 2: Khả năng chỉnh sửa nội dung để chúng ta có thể sửa sau mỗi lần viết.
  3. Chức năng thứ 3:  là chuyển tải và chia sẻ nội dung để nội dung ấy lan tỏa hơn.
  4. Chức năng cuối cùng là tìm kiếm và phân quyền người dùng. Chúng ta có thể tìm thấy những người dùng khác qua thanh công cụ tìm kiếm dễ dàng.

4 chức năng chính của CMS là gì?

CMS là gì? Chức năng của CMS, Ưu, nhược điểm của CMS (Nguồn: CMsink)

Những đặc tính cần có của 1 CMS gồm những gì?

Một CMS tốt trước hết phải có phương pháp xuất bản nội dung đơn giản để mọi người đều không gặp khó khăn trong sử dụng. Để phương pháp đơn giản thì trang web nên có nhiều lựa chọn để nội dung hiển thị tốt. Bên cạnh nhiều lựa chọn, các nội dung còn nên được phân loại hợp lý, gọn gàng và dễ định hướng. Khả năng tùy chỉnh của trang cũng nên được chú ý. Vì ngoài việc xuất bản nội dung, bạn còn cần tạo nhiều loại trang cho website của mình. CMS của bạn tốt nhất nên có khả năng tạo ra được nhiều loại trang web khác nhau để hoàn tất công việc được đề ra.

Những đặc tính cần có của 1 CMS là gì?

Những đặc tính cần có của CMS là gì? (Nguồn: Nextbigtechnology)

Đặc tính cao cấp hơn của 1 CMS tốt nằm ở khả năng tùy chỉnh nâng cao. Cụ thể là nếu bạn muốn thêm tính năng nào đó trên web thì sẽ không gặp trở ngại về kỹ thuật. Nó sẽ giúp bạn xây dựng web theo ý muốn và phù hợp với nhu cầu của mình. Cuối cùng, CMS tốt thì nên là một hệ thống mà cộng đồng sử dụng nhiều. Lượng tương tác của người dùng với CMS lớn như thế nào thì khả năng phát triển của CMS đó lớn chừng ấy. Cộng đồng sẽ là nơi để nâng cấp bản cập nhật, phát hiện lỗ hổng bảo mật cũng như chia sẻ kiến thức hữu hiệu. 5 yếu tố vừa nêu trên sẽ giúp bạn cân nhắc về 1 CMS nào mình nên sử dụng. Bên cạnh đó, bạn còn cần xem dự án của mình thì phù hợp với loại nào để đạt tối ưu nhất. Dưới đây sẽ nêu ra 5 CMS tốt nhất trong năm 2019 này.

Bạn sẽ quan tâm  IFTTT là gì? Những tính năng thần kỳ của nó mà bạn không thể bỏ lỡ

Phân loại các kiểu CMS

Hiện nay CMS sẽ bao gồm các kiểu như:

  • E-CMS (Enterprise CMS)
  • W-CMS (Web CMS)
  • T-CMS (Transactional CMS): Loại này hỗ trợ cho việc quản lý các giao dịch thương mại điện tử
  • L-CMS/LCMS (Learning CMS): Loại này hỗ trợ cho việc quản lý đào tạo dựa trên nền web.
  • P-CMS (Publications CMS): Hỗ trợ quản lý các ấn phẩm trực tuyến
  • BCMS (Billing CMS): giúp hỗ trợ quản lý thu chi dựa trên nền web.

5 CMS tốt nhất dành cho website năm 2020

#1. WordPress

Hẳn là ai cũng từng nghe về nền tảng WordPress – một “ông lớn” đang vượt xa những CMS khác. Điểm ưu việt nhất của WordPress chính là dễ dùng và tùy biến làm trung tâm quản lý nội dung. Mọi người có thể chọn hàng ngàn themes đẹp miễn phí để cho ra website phù hợp sản phẩm mình. Hơn nữa, khả năng xuất bản bài viết, biên tập văn bản cũng rất tốt. Nền tảng WordPress hỗ trợ cả đăng ký người dùng, liên tục cập nhật và tạo ra cộng đồng sử dụng khổng lồ. Điểm yếu duy nhất của WordPress đó là để thêm tính năng vào website sẽ tốn nhiều plugins, đôi khi người mới dùng sẽ thấy lúng túng và cả bối rối.

Wordpress

CMS WordPress (Nguồn: WordPress)

>>> Có thể bạn quan tâm:

#2. Joomla

Joomla có lẽ sẽ hơi khó dùng với những ai “mù công nghệ” và mới lập website. Thế nhưng khi đã hiểu rồi thì bạn mới thấy tính năng của nó không quá thua kém WordPress. Ví dụ, Joomla sẽ quản lý bài đăng tốt với đa dạng “custom post type”. Chính bởi nó không phụ thuộc quá nhiều vào văn bản, cung cấp nhiều lựa chọn liên quan đến quản lý người dùng mà Joomla sẽ hợp cho những trang web về Membership. Cùng với đó, Joomla hỗ trợ cho bạn nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Anh, nhiều themes, templates cùng lúc cho những nội dung khác nhau. Nhưng như đã nói, để người mới bắt đầu làm quen với Joomla sẽ khá là khó khăn và mất nhiều công sức.

Joomla

Thẻ CMS là gì, CMS Joomla (Nguồn: Joomla)

#3. Drupal

Drupal tuy bị WordPress, Joomla bỏ xa nhưng nó vẫn thuộc top các CMS mã nguồn tốt nhất. Về tính năng, Drupal ngang ngửa với Joomla ở khía cạnh đa ngôn ngữ, linh hoạt “custom post type”… Một điểm cộng của Drupal là tính bảo mật cao hẳn hơn hai ứng dụng kể trên. Vì thế mà Drupal được tin dùng hơn cả trong trang web của doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Tuy nhiên, Drupal có lẽ hợp với những người có kinh nghiệm lập trình web vì xử lý nó thì không hề đơn giản với những người mới bắt đầu.

Drupal

Headless CMS là gì, CMS Drupal (Nguồn: Drupal)

#4. Serendipity

Nếu như website của bạn không phải quá lớn, bạn có lẽ không cần dùng đến WordPress, Joomla hay Drupal đâu mà hãy cân nhắc Serendipity. Đây được coi là CMS nhẹ nhất dành cho người dùng. Tính năng của CMS này được lược bớt để tăng độ mượt mà cho website. Chính vì thế nên Serendipity dễ cài đặt để cho ra thành quả là website trang nhã, tinh tế. Nhưng hãy luôn nhớ chỉ sử dụng Serendipity với dự án nhỏ thôi để đảm bảo tính hiệu quả nhé.

Bạn sẽ quan tâm  Franchise là gì? 3 Kênh truyền thông cho Franchise trong năm 2020

Serendipity

Nguồn: Serendipity

#5. Typo3

CMS cuối cùng được khuyên dùng trong năm 2019 này chính là Typo3. Một số tính năng nổi trội của Typo3 là hỗ trợ đa ngôn ngữ, đa website thích hợp cho doanh nghiệp, start-up. Nó còn hỗ trợ quản lý nhiều website từ 1 bộ cài. Cùng với đó là dễ dàng chia sẻ dữ liệu giữa các website với nhau. Thực sự Typo3 sẽ rất hữu hiệu trong trường hợp bạn muốn quản lý nhiều site từ 1 nhánh. Thậm chí, người dùng có thể chia sẻ template, extensions với nhau.

Serendipity

Typo3 là cms được khuyên dùng 2019 với sự hỗ trợ đa ngôn ngữ cho người sử dụng (Nguồn: Typo3)

CMS tốt nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là gì

Sau khi tìm hiểu về những loại cms phổ biến thì trong số đó WordPress là cms phổ biến nhất vì tính thân thiện, dễ xây dựng. Chính vì vậy, nó đã trở thành CMS phổ biến nhất tại rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Ban đầu WordPress được lập ra với mục đích làm blog cá nhân hoặc website giới thiệu công ty,… Sau này, khi hệ thống phát triển mạnh mẽ hơn thì wordpress còn được sử dụng để làm website nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, một số nhà cung cấp dịch vụ hosting, vps hiện nay cũng mở ra những gói hosting dành riêng cho wordpress. Chi phí cho gói hosting wordpress sẽ tùy thuộc vào các giới hạn dung lượng khác nhau. Các dịch vụ quản trị hosting wordpress sẽ được gọi là Managed Hosting wordpress (MWP). Ngoài ra, wordpress vô cùng dễ sử dụng vì nó không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao như những cms khác.

wordpress là cms tốt nhất hiện nay

wordpress là cms tốt nhất, mạnh nhất và có nhiều người sử dụng nhất hiện nay (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: WordPress là gì? #7 lý do bạn nên sử dụng WordPress cho website

Kết luận

Hi vọng rằng sau bài viết này bạn đã hiểu CMS là gì và những tính năng chính của CMS là gì. Bên cạnh đó EMG Online cũng đưa tới bạn 5 nền tảng CMS tốt nhất được khuyên dùng năm 2019. Tuy bước đầu làm quen với CMS có thể khó khăn nhưng hãy cứ yên tâm tìm tòi, bởi các CMS được vận hành chi tiết và logic, theo những quy trình có sẵn và nâng cao dần.

Quang Minh – EMG Online

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *