Công nghệ 4.0 mang đến lợi ích và rào cản như thế nào?

công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 là gì?

Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp.

Trung tâm đến cuộc cách mạng này đang nổi lên những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI) , robot, Internet vạn vật (IoT), Công nghệ sinh học, xe tự lái, công nghệ in 3D, và công nghệ nano.

Trong đó, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung nghiên cứu để tạo ra những đột phá trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng hoá tái tạo, hoá học và vật liệu.

Đặc điểm của công nghệ 4.0: kết nối, tự động hóa và xóa nhòa mọi ranh giới

Điểm lại một chút về các cuộc cách mạng công nghiệp 0.0 đến 4.0

1. Cách mạng công nghiệp 0.0

Vượn => Người (nhờ phát minh ra Lửa).

2. Cách mạng công nghiệp 1.0 (1787)

Người => Phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ đốt trong (tăng năng suất lao động cho tất cả các lĩnh vực) => Xã hội phồn thịnh hơn….

  • Được xuất phát từ nước Anh, và nước Anh được coi là cái nôi đầu tiên cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này.
  • Vào thế kỷ thứ 18, các mô hình dệt may sử dụng máy móc dựa vào sức nước, và một thời gian sau đó máy hơi nước đã được chế tạo, nâng cao năng suất lao động lên 40 lần.
  • Đầu thế kỉ thứ 19, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới đã được ra đời. Sau đó 3 năm là chiếc tàu thủy chạy bằng hơi nước đầu tiên được ra đời, đánh dấu bước đầu tiên của ngành giao thông vận tải.

3. Cách mạng công nghiệp 2.0 (1870)

Phát minh ra điện, động cơ điện => Dây chuyền sản xuất hàng loạt => Cuộc sống văn minh.

Bạn sẽ quan tâm  Thị trường ngách là gì?

4. Cách mạng công nghiệp 3.0

Bán dẫn => Điện tử => internet, máy tính và tự động hóa => Và chúng ta đang sống trong thời đại 3.0.

5. Cách mạng công nghiệp 4.0

Phát triển trên 3 trụ cột chính đó là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật Lý => Xóa nhòa các danh giới => Kết nối vạn vật lại với nhau.

Cuộc cách mạng 4.0 mở ra kỷ nguyên mới của đầu tư, giúp quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người, năng suất và chất lượng cuộc sống của con người được tăng cao: Việc áp dụng sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật, máy móc vào trong cuộc sống, trong việc sản xuất giúp cho năng suất lao động được tăng cao từ đó cải thiện được cuộc sống của con người. Đối với các nhà đầu tư thì công nghệ 4.0 sẽ mở ra cơ hội thu được mức lợi nhuận khổng lồ tương tự như các cuộc cách mạng trước đem lại.

Tuy nhiên, nhiều lao động sẽ mất việc làm do bị máy móc thay thế. Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này có thể dẫn tới sự bất bình đẳng, thậm chí là phá vỡ thị trường lao động. Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Muốn tồn tại và phát triển, họ phải đầu tư và nâng cấp công nghệ, cùng lúc nâng cao chất lượng nhân sự.

Công nghệ 4.0 đang thay đổi các ngành nghề như thế nào?

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi tương lai của hầu hết các ngành nghề

1. Phần mềm

Sẽ tạo ra bước đột phá trong hầu hết các ngành công nghiệp truyền thống trong tương lai. Để minh chứng cho điều này thì có thể kể đến Grab. Với việc áp dụng công cụ phần mềm đã giúp cho Grab trở thành một trong những hãng taxi lớn trên thế giới, dần thay thế vị trí của các hãng taxi truyền thống trước kia.

2. Trong lĩnh vực Y tế

Cỗ máy IBM Watson có biệt danh “Bác sỹ biết tuốt” có thể lướt duyệt cùng lúc hàng triệu hồ sơ bệnh án để cung cấp cho các bác sĩ những lựa chọn điều trị dựa trên bằng chứng chỉ trong vòng vài giây nhờ khả năng tổng hợp dữ liệu khổng lồ và tốc độ xử lý mạnh mẽ. “Bác sĩ biết tuốt” này còn cho phép con người tra thông tin về tình hình sức khỏe của mình. Các bác sĩ chỉ cần nhập dữ liệu người bệnh để được phân tích, so sánh với kho dữ liệu khổng lồ có sẵn và đưa ra gợi ý hướng điều trị chính xác.

Đầu năm nay, một số bệnh viện tại TP HCM và Hà Nội đã thực hiện ca mổ với sự hỗ trợ của robot. Với bốn cánh tay, đầu camera thông minh, góc phẫu thuật rộng 540 độ, hình ảnh 3D, robot có thể phẫu thuật ở những vị trí khó, hỗ trợ các bác sĩ tiến hành ca mổ với sự xâm lấn tối thiểu và độ chính xác, hiệu quả an toàn hơn, giúp bệnh nhân ít mất máu, ít đau, giảm nguy cơ tai biến và mau hồi phục.

Bạn sẽ quan tâm  Lean Production là gì – Cần chú ý nguyên tắc nào khi Sản xuất tinh gọn

3. Sản xuất: Tạo ra các nhà máy thông minh

Máy móc có thể nói chuyện với nhau: Giống như một cái gì đó từ một bộ phim khoa học viễn tưởng đầu những năm 2000, máy móc đang nói chuyện với nhau !!! Tuy nhiên, thay vì âm mưu hủy diệt loài người, họ đang giúp tiết kiệm thời gian, cắt giảm chất thải và tiết kiệm tiền. Tất cả là nhờ vào Internet of Things (IOT), kết nối các thiết bị này với các thiết bị khác, cho phép các thiết bị làm việc thông minh và có tính liên kết với nhau. Nó mở rộng khối lượng công việc mà một thiết bị có thể làm nhiều hơn so với  đó là một sản phẩm độc lập không có kết nối.

Trong một nhà máy thông minh, kiểm soát sản xuất là tuyệt đối. Việc tích hợp thông tin kỹ thuật số cung cấp quyền truy cập thời gian thực vào dữ liệu, sẽ được chọn cho từng dòng, sở thích hoặc hồ sơ người dùng để chúng có liên quan đến doanh nghiệp.

4. Ngành nông nghiệp 4.0

Một trang trại kỹ thuật số hiệu quả và bền vững hơn so với các trang trại trước đây. Trong một trang trại thông minh, kỹ thuật số, cây trồng có thể được trồng bằng nông nghiệp chính xác, máy kéo có thể tự lái, thu hoạch có thể được xác định bằng hình ảnh kỹ thuật số của các cánh đồng và nông dân thường làm việc với một nhà công nghệ để được cung cấp bí quyết . Ở Tennessee, chủ sở hữu của một trang trại đang thay đổi cách họ trồng rau theo những cách ấn tượng. Máy bay không người lái, hình ảnh vệ tinh và canh tác chính xác là một phần của công nghệ đang được sử dụng để cải thiện chi phí, năng suất

Lợi ích của nền cách mạng công nghệ 4.0 là gì?

1. Lợi ích chung chung

Sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, dữ liệu thu thập đầy đủ hơn, quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn.

Con người sẽ được làm những việc vui vẻ hơn, hấp dẫn hơn, không bị nhàm chán. Những thứ này để máy làm.

Trong những môi trường làm việc nguy hiểm, con người không phải xuất hiện nên giảm tỉ lệ tử vong, bệnh tật cho người lao động.

Kiểm soát được món hàng từ nguyên vật liệu cho đến khi thành hình và chuyển đến tay người tiêu dùng

Đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các mẻ thành phẩm (vì máy làm tự động, không phải người làm)

Khi có dữ liệu càng chi tiết và càng nhiều, các thuật toán machine learning lại càng chạy chính xác hơn để đưa ra những quyết định tốt hơn.

Các công ty sẽ giảm chi phí, tăng thị phần, lợi nhuận.

công nghệ 4.0

2. Lợi ích với bản thân bạn

Bạn phải làm ít việc tay chân hơn, có nhiều thời gian rảnh hơn để đi chơi với bạn bè, với bồ, với con cái, gia đình

Bạn sẽ quan tâm  Similarweb là gì? Similarweb có những tính năng nổi bật nào?

Bạn sẽ được hưởng lương cao hơn nếu chất xám của bạn phát huy tác dụng để công ty dịch chuyển sang con đường Công nghiệp 4.0

Sức khỏe của bạn trong môi trường làm việc được đảm bảo hơn, những cái nguy hiểm máy móc đã làm hết rồi, bạn chỉ giám sát thôi

Bạn sẽ mua được những món đồ rẻ hơn (do doanh nghiệp giảm chi phí), chất lượng cao và đồng đều (do máy móc làm thì sẽ giống nhau, tỉ lệ sai sót, bảo hành thấp hơn là có con người can thiệp)

Đồ ăn, đồ uống của bạn sẽ được kiểm soát chặt hơn, tốt hơn, sạch hơn

Môi trường sống của bạn sẽ tốt hơn vì chất thải được kiểm soát tốt

Rào cản của nền cách mạng công nghệ 4.0 là gì?

1. Từ phía các doanh nghiệp

Ngại đầu tư mở rộng, ngại chi tiền nâng cấp công nghệ và thuê nhân sự chất lượng cao nên họ giữ lại mô hình hoạt động như cũ. Về lâu dài điều này dẫn tới mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, chi phí cao, sản phẩm chất lượng không đồng đều, mất người tài.

2. Từ phía người lao động

Lo ngại công việc của mình sẽ bị máy móc chiếm mất nên họ phản kháng, không làm theo, không chấp nhận công nghệ mới, nhưng họ quên rằng nếu không còn việc này thì vẫn còn việc khác, máy móc không thể thay thế hoàn toàn cho con người, và nếu họ không tự nâng cao năng lực của chính mình thì cũng sẽ bị loại bỏ một ngày không xa trong tương lai.

3. Từ phía chính phủ

Không thấy được tầm nhìn lớn và dài hạn, tạo ra nhiều rào cản thuế và phi thuế với các công nghệ mới khiến chi phí để triển khai những công nghệ này tăng cao, không khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ mới.

Các thách thức về bảo mật, nhất là khi dữ liệu giờ có ở khắp mọi nơi, làm sao để dữ liệu được trao đổi một cách an toàn giữa các hệ thống.

4. Sự trong sạch của dữ liệu

Dữ liệu có bị chỉnh sửa làm sai sự thật hay không, dữ liệu quá lớn thì làm sao xử lý và lưu trữ, dữ liệu từ những nơi không có Internet thì thu thập ra sao. Không có cam kết từ lãnh đạo cấp cao trong nội bộ công ty khiến việc triển khai Công nghiệp 4.0 bị chậm, tăng chi phí, không hiệu quả.

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *