Công việc của một Supervisor là gì? Những yếu tố khi muốn trở thành Supervisor

supervisor

Supervisor – người giám sát, là vị trí nhận được nhiều sự quan tâm tại thời điểm hiện tại. Supervisor là gì? Cụ thể công việc của Supervisor là làm những gì? Vị trí này yêu cầu kỹ năng ra sao? Điểm khác biệt giữa Supervisor và Manager là gì? Cùng EMG Online tìm hiểu nhé!

supervisor
supervisor

Supervisor là gì?

Supervisor là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ người làm giám sát viên, giám sát các hoạt động và thúc đẩy các hoạt động của một công ty. Supervisor còn được đánh giá là những người trợ lý vô cùng hiệu quả mà các nhà quản lý không thể thiếu. Tùy thuộc vào lĩnh vực, công ty làm việc mà quy trình công việc cũng như nhiệm vụ của người giám sát sẽ khác nhau.

Supervisor, hay người giám sát, là những người hỗ trợ công việc quản lý, giám sát. Nhiệm vụ chính của supervisor là theo dõi và điều phối những hoạt động của nhân viên cấp dưới trong phạm vi quản lý của mình. Họ là những người hỗ trợ người quản lý thực hiện các công việc giám sát, theo dõi và điều phối những hoạt động diễn ra trong phạm vi quản lý của mình. Có thể nói, họ là một trong những trợ thủ đắc lực của các nhà quản lý.

Một số khái niệm có liên quan tới Supervisor bạn nên biết

Nói đến Supervisor thì không thể không nhắc tới 2 thuật ngữ Shift supervisor và Housekeeping supervisor. Vậy 2 cụm từ này ám chỉ ai và có ý nghĩa gì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây:

  • Shift supervisor có tên Tiếng Việt thường gọi là Tổ trưởng/ Trưởng ca. Họ là người quản lý ca trực của chính mình đồng thời cũng nắm quyền hạn trong tay. Về cơ bản, có thể hiểu vị trí của họ cũng giống như những nhân viên bình thường nhưng chính nhờ năng lực vượt trội mà họ có thể được những quản lý cấp trên hoặc lãnh đạo cấp cao đề bạt, cân nhắc đưa lên vị trí cao hơn. Với công việc giám sát, họ có thể khiến công việc đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, nếu trong khu vực nhà hàng, khách sạn thì các Shift Leader sẽ còn được được chia nhỏ hơn quản lý từng ca trực, bộ phận.
  • Còn Housekeeping supervisor với cách gọi Tiếng Việt là trưởng bộ phận buồng phòng trong khách sạn. Họ là người chịu trách nhiệm quản lý, điều tiết, điều phối thực hiện các công việc thuộc bộ phận buồng phòng của khách sạn. Bảng mô tả công việc hằng ngày của nhân viên sẽ được Housekeeping Manager lập ra và giao trực tiếp công việc cho họ

Ngoài 2 thuật ngữ trên có rất nhiều thuật ngữ khác mà bạn nên tìm hiểu bởi chúng có liên quan rất nhiều tới Supervisor như supervisor linux, qa supervisor, supervisor và manager

Bạn sẽ quan tâm  Hướng dẫn phân tích ma trận SWOT chi tiết cụ thể
supervisor
supervisor

Công việc hằng ngày của một Supervisor

Do tính chất riêng biệt của từng lĩnh vực kinh doanh cũng như cơ cấu trong từng doanh nghiệp, Supervisor sẽ chịu trách nhiệm cho những công việc khác nhau. Dù vậy, cơ bản họ vẫn thường thực hiện các công việc sau:

  • Giám sát và quản lý hoạt động của nhân viên dưới quyền mình, bao gồm việc: chia ca, phân công nhiệm vụ công việc cho các bộ phận, đốc thúc nhân viên nhanh chóng hoàn thiện công việc khi cần thiết…
  • Giám sát và theo dõi hàng hóa/sản phẩm đã cung cấp, ghi chép và báo cáo đầy đủ với cấp quản lý.
  • Giám sát kinh doanh, đảm bảo tiến độ mọi công việc bộ phận diễn ra theo đúng lịch trình.
  • Theo dõi và nghiên cứu mọi hoạt động của các đối thủ kinh doanh.
  • Điều phối và hỗ trợ phục vụ khách hàng, trao đổi, đàm phán về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình phục vụ.
  • Đề ra phương án để thúc đẩy kinh doanh và phối hợp với cấp quản lý việc lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh.
  • Báo cáo công việc chính xác đến quản lý cấp trên, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động trong phạm vi quản lý, đảm bảo công việc diễn ra thuận lợi trong phạm vi giám sát của mình.

Phân biệt Supervisor và Manager

Manager dùng để chỉ người quản lý hay còn gọi là trưởng phòng. Nhiệm vụ chính là quản lý công việc, nhân viên của một bộ phận trong công ty, doanh nghiệp. Có các chức danh quản lý khác nhau dựa trên phòng ban mà họ quản lý như Giám đốc điều hành, Giám đốc nhân sự, Tổng giám đốc… Công việc của Supervisor và Manager khá giống nhau – cùng lập kế hoạch, phân chia công việc và quản lý nhân viên thực hiện đúng tiến độ. Supervisor được xem là cánh tay đắc lực của Manager. Vậy hai vị trí này khác nhau ở điểm nào?

Quyền tuyển dụng, thăng chức, thôi việc

Một giám sát viên chỉ có thể ủy thác nhiệm vụ, đào tạo và giới thiệu nhân viên. Họ không có quyền hạn trong việc thuê, thăng chức hoặc sa thải nhân viên. Quyết định cuối cùng của những hành động này này được thực hiện bởi người quản lý.

Nhiệm vụ và trách nhiệm chính

Supervisor trực tiếp giám sát và phân công công việc cho nhân viên trong phạm vi quản lý. Người quản lý lại không nhất thiết phải thực hiện công việc. Thay vào đó, họ kiểm soát và điều phối công việc chung qua sự phối hợp với tất cả bộ phận để đảm bảo đạt được mục tiêu chung. Tất cả công việc giám sát đều phải báo cáo lại cho người quản lý. Và người quản lý báo cáo ban giám đốc về hiệu suất công việc.

Cấp quản lý

Manager là một phần của quản lý cấp trung trong khi Supervisor được xếp vào quản lý cấp thấp và chịu sự quản lý của Manager. Hướng tiếp cận Supervisor có hướng tiếp cận nội bộ vì họ chủ yếu giám sát và làm việc với các nhân viên làm việc trực tiếp với mình. Manager thường phải đối phó với bộ phận, các bên liên quan trong trọng khác. Họ cũng thường phải gặp mặt, trao đổi với đối tác nên có hướng tiếp cận bên ngoài.

Bạn sẽ quan tâm  Mô hình Client Server hoạt động theo nguyên lý nào?

Mức lương

Cả hai vị trí này đều có lương cao hơn nhân viên bình thường. Nhưng dựa vào cơ cấu tổ chức, quyền hạn, lượng công việc thì Manager vẫn có mức lương cao hơn. Tuy nhiên đi kèm đó là yêu cầu lớn hơn về kỹ năng, kinh nghiệm và công việc đạt được.

Sắp xếp nhiệm vụ

Manager chịu trách nhiệm điều chỉnh và định hướng lại cấu trúc tổ chức, mô tả công việc. Họ chỉ đạo công việc và mục tiêu đến các bộ phận. Trong khi đó, Supervisor phân công, sắp xếp lại nhiệm vụ cho các nhân viên trong nhóm hay phạm vi quản lý.

Những yếu tố để trở thành một Supervisor

Công việc của một người giám sát (Supervisor) chủ yếu là quản lý nhân sự, điều phối các công việc cho nhân viên cấp dưới của mình cũng như lập kế hoạch công việc và đánh giá, báo cáo cấp trên. Chính vì thế, công việc này đòi hỏi các kỹ năng về quản lý con người và quản trị công việc:

Giao tiếp một cách thường xuyên

Giao tiếp là một cách để mọi người hiểu về nhau, biết về công việc của nhau. Nếu như có những vấn đề thắc mắc hay những mâu thuẫn xung đột xảy ra có thể giải quyết kịp thời. Vì vậy để trở thành một giám sát viên giỏi, bạn cần phải có sự giao tiếp các thành viên trong nhóm của mình hoặc nhân viên dưới quyền của mình một cách thường xuyên.

Ngoài ra, những cuộc họp mặt có tất các các thành viên, nhân viên để mọi người trao đổi ý kiến với nhau, cũng là một Supervisor giỏi thường hay tổ chức thực hiện.

Đối xử tôn trọng

Công việc đầu tiên trong quá trình quản trị con người đó chính là hãy cư xử với tất cả mọi người bằng thái độ tôn trọng, nhã nhặn và nếu được bạn nên cố gắng để trở thành bạn của tất cả mọi người. Như thành ngữ có câu “Bánh ít cho bánh quy cho lại”, anh kính tôi một thước, tôi kính anh một trượng, bạn phải tôn trọng người khác trước thì mới nhận lại được sự tôn trọng từ họ và nghe những gì bạn nói.

Tuy vậy, bạn cần tránh mang tình cảm cá nhân vào trong công việc nếu không tình trạng đối xử thiên vị là không tránh khỏi. Và trong vai trò là một giám sát viên giỏi thì không làm như thế.

Cần có tính chuyên nghiệp

Với vai trò là một giám sát viên, việc bạn mang những vấn đề cá nhân của bạn đến nơi công sở rồi mang ra “than thân trách phận” sẽ khiến bạn trông chẳng chuyên nghiệp một chút nào. Những nhân viên cấp dưới của bạn sẽ nghĩ bạn như thế nào?

Nhưng, một người giám sát viên giỏi lại biết để ý đến tất cả các vấn đề khó khăn của nhân viên. Hãy nghe họ trình bày vấn đề của họ rồi thông cảm và tạo điều kiện để họ có kết quả làm việc tốt nhất.

Bạn sẽ quan tâm  Tại sao kết nối là chìa khóa để bạn dẫn đầu trong Marketing 4.0? – Inbound Marketing in Vietnam
supervisor
supervisor

Khen thưởng

Bạn hãy khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc được giao. Lời cảm ơn tuy quan trọng nhưng phần thưởng mói là giá trị thực sự. Từ một buổi cơm trưa hay mội món quà nho nhỏ cho đến những món quà có giá trị, tất cả đều mang một ý nghĩa nhất định. Hãy trao quà xứng đáng quá mức độ hoàn thành công việc của họ thay vì ép nhân viên làm tốt sau rồi lẳng lặng lờ đi.

2.5. Cần biết quản trị thời gian

Bạn hãy luôn giám sát tiến độ công việc và đảm bảo rằng nó được hoàn thành đúng thời gian quy định. Để làm được như thế, bạn phải lập ra một danh sách các công việc và làm cho những nhân viên của bạn ý thức được rằng công việc nào quan trọng thì làm trước, công việc nào ít quan trọng có thể làm sau những công việc đó. Chỉ khi làm được như vậy thì mới có thể hoàn thành đúng tiến độ công việc được giao mà còn tránh tình trạng “nước đến chân rồi mới nhảy” khi deadline tới gần.

Đào tạo

Bạn nên thường xuyên tổ chức những chương trình đào tạo để nhân viên của bạn được năng cao các kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn, phát triển lên một cấp bặc mới. Bằng cách này, bạn vừa tạo điều kiện để nhân viên phát huy tối đa năng lực của họ, lại có thể giữ chân được các nhân viên giỏi lâu dài, từ đó kết quả kinh doanh cũng ngày càng tăng lên.

Và nếu như bạn làm được những điều như vậy thì con đường thăng tiến lên chức vị cao hơn sẽ không còn là xa đối với bạn. Để làm được một Supervisor giỏi không khó nhưng cũng không phải là dễ, điều này đòi hỏi sự cố gắng của bản thân cũng như niềm đam mê trong công việc của bạn. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!

Các tìm kiếm liên quan

  • Supervisor là gì
  • Supervisor Manager là gì
  • Department supervisor là gì
  • Vị trí Sup là gì
  • Dưới Supervisor là gì
  • Sales Supervisor là gì
  • Supervisor và Manager khác nhau thế nào
  • Supervisor la gì

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *