CRP là gì? Chỉ số xét nghiệm CRP tăng cao nguy hiểm thế nào?

crp la gi

Có lẽ hầu hết những ai đã từng một lần phải khám tổng quát cũng đều trải qua kha khá các quá trình được chỉ định, trong đó có công tác xét nghiệm và chẩn đoán. Chẩn đoán là một phần cực kì quan trọng trong Y khoa. Nhờ có các xét nghiệm chẩn đoán mà Y bác sĩ mới có thể tìm ra nguồn cơn của những căn bệnh từ nhẹ đến nặng. Một trong những xét nghiệm quen thuộc và cũng không kém phần quan trọng phải kể đến đó chính là xét nghiệm CRP. Vậy xét nghiệm CRP là gì? Quá trình xét nghiệm CRP diễn ra như nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

crp la gi
crp la gi

CRP là gì?

Crp là gì? CRP viết tắt của C – reactive protein là Protein phản ứng C, một loại glycoprotein sản xuất tại gan. Bình thường cơ thể sẽ không sản xuất loại protein này, chi khi cơ thể có tình trạng viêm kích thích (phản ứng của cơ thể trước tổn thương do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn,..) khiến các mô trong cơ thể bị phá hủy, thì CRP sẽ được sản xuất vào huyết thanh để chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại và bảo vệ cơ thể trước những tác nhân này.

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm nhằm định lượng Protein phản ứng C trong máu. Bình thường chỉ số xét nghiệm CRP thường tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm xảy ra. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể xác định sớm tình trạng viêm nhanh hơn xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Đặc biệt, giá trị CRP không chịu ảnh hưởng khi globulin và hematocrit trong máu thay đổi.

Bạn sẽ quan tâm  Máy chủ ảo VPS Windows là gì – Lưu ý gì khi thuê VPS Windows Hosting?
crp la gi
crp la gi

Chỉ định xét nghiệm CRP khi nào?

Crp là gì? CRP thay đổi (tăng) khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm. Do đó, chỉ định xét nghiệm CRP thường được áp dụng với một số trường hợp sau:

Đánh giá tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật (kiểm tra hậu phẫu)

Sau phẫu thuật khoảng từ 6-12 tiếng là thời điểm nồng độ CRP trong máu tăng nhanh nhất. Thời gian CRP tăng thường tối đa là 48h sau mổ, sau đó nồng độ này giảm dần vào ngày thứ 3 sau khi mổ. Các bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm xét nghiệm máu để đánh giá mức độ tăng giảm của chỉ số CRP qua đó theo dõi và đánh giá sớm tình trạng nhiễm trùng sau mổ (nếu có). Nếu sau ngày thứ 3 mà chỉ số xét nghiệm CRP không có chiều hướng giảm mà vẫn tăng cao, bác sĩ sẽ có chỉ định can thiệp và xử trí hiệu quả.

Xác định tình trạng viêm do nhiễm trùng và các bệnh lý gây viêm

Căn cứ vào chỉ số xét nghiệm CRP trong máu, giúp xác định tình trạng nhiễm trùng, qua đó phát hiện các bệnh lý gây viêm như: ung thư hạch bạch huyết, viêm và xuất huyết đường ruột, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng xương (viêm tủy xương), lupus ban đỏ,…

Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng

Xét nghiệm chỉ số CRP trong quá trình điều trị giúp đánh giá hiệu quả điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ung thư. Nồng độ CRP sẽ tăng sau đó giảm xuống theo đúng chu kỳ qua từng giai đoạn nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt.

Xét nghiệm CRP ở đâu? Quá trình xét nghiệm CRP diễn ra như nào?

Crp là gì? Đơn vị xét nghiệm của Hệ thống Y tế Thu Cúc là địa chỉ xét nghiệm uy tín đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Với hệ thống máy móc, trang thiết bị xét nghiệm hiện đại, ứng dụng hệ thống xét nghiệm tự động bằng robot cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, phục vụ tận tình và chu đáo giúp bạn hoàn toàn an tâm trong suốt quá trình xét nghiệm và thăm khám tại Thu Cúc.

Bạn sẽ quan tâm  Unique là gì ? Làm sao để tạo được Unique Selling Point cho thương hiệu?

Quy trình xét nghiệm CRP được thực hiện rất đơn giản:

  • Phần lớn người bệnh không cần nhịn ăn, nhịn uống trước khi làm xét nghiệm CRP. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định người bệnh cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Đối với những trường hợp này bạn nên thực hiện theo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo cho kết quả xét nghiệm tốt nhất.
  • Kỹ thuật viên sẽ lấy một lượng máu vừa đủ để làm xét nghiệm
  • Sau khi lấy máu, người bệnh sẽ được băng bằng bông, gạc sát khuẩn ép lên vùng chọc tĩnh mạch để giúp cầm máu. Sau đó mẫu máu sẽ được các kỹ thuật viên chuyển đến khu xét nghiệm để tiến hành xét nghiệm.
  • Bạn ngồi chờ khoảng 60-90 phút khi có kết quả xét nghiệm máu. Tại Thu Cúc bạn không cần phải lấy kết quả xét nghiệm máu mang xuống cho bác sĩ mà trực tiếp các nhân viên y tế sẽ chuyển kết quả xét nghiệm của bạn xuống cho bác sĩ mà bạn khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả. Kết quả xét nghiệm của bạn hoàn toàn được bảo mật trong suốt quá trình xét nghiệm, đến khi có kết quả và sau khi bác sĩ đọc kết quả cho bạn bởi chính sách bảo mật thông tin cho người bệnh tại Thu Cúc, do đó bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này khi xét nghiệm tại Thu Cúc.

Kết quả xét nghiệm CRP phản ánh điều gì?

Crp là gì? Ở người bình thường, chỉ số xét nghiệm CRP ở mức cho phép (không có viêm nhiễm) trong khoảng: 0-1 mg/dL hay <10 mg/L.

Nếu chỉ số CRP này tăng cao vượt mức cho phép nêu trên phản ánh tình trạng viêm nhiễm do nhiễm trùng gây ra. Nếu chỉ số CRP đang cao và giảm xuống nghĩa là tình trạng viêm nhiễm giảm, bệnh nhân tiến triển theo chiều hướng tốt (đáp ứng điều trị tốt).

Bạn sẽ quan tâm  Influencer Marketing là gì? Thực hiện chiến dịch Influencer Marketing như thế nào?

Ngoài ra, một số trường hợp tăng mảng xơ vữa, làm tắc nghẽn động mạch vành, tạo điều kiện.

crp la gi
crp la gi

Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP bạn cần tránh

Hút thuốc, sử dụng thuốc bổ sung estrogen và progesterone, thuốc tránh thai có thể làm tăng nồng độ CRP. Dùng thuốc fibrate, niacin và statin có thể làm giảm nồng độ CRP….

Nếu có thắc mắc cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám chữa bệnh tại Hệ thống Y tế Thu Cúc, bạn vui lòng liên hệ 1900 55 88 96 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Từ khóa:

  • Xét nghiệm máu CRP dương tính la gì
  • Chỉ số CRP bình thường là bao nhiều
  • CRP tăng trong nhiễm virus
  • CRP định lượng ở trẻ em
  • CRP trong viêm phổi

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *