Customer acquisition cost là gì? Vai trò, phân loại và ý nghĩa của CAC

Customer Acquisition Cost (CAC) là gì?

Bạn có biết CAC là gì? Customer acquisition cost là gì? Trong kinh doanh thương mại hiện nay, Customer acquisition cost có ý nghĩa có vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công chiến lược marketing. Đây là chỉ số quen thuộc được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài thì cần thu về nhiều khách hàng. Do đó, nếu gặp khó khăn trong việc tạo ra khách hàng mới, công việc kinh doanh sẽ bị gián đoạn, trì trệ. Hiểu được Customer acquisition cost (CAC) là gì và tìm cách cải thiện hiệu quả hoạt động này là điều cần thiết trong sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong bài viết dưới đây, EMG Online sẽ cùng bạn tìm hiểu về định nghĩa Customer acquisition cost (CAC), tầm quan trọng và cách tính chỉ số này như thế nào nhé!

Customer Acquisition Cost (CAC) là gì?

Customer Acquisition Cost (CAC) hay còn gọi là chi phí sở hữu khách hàng. Đây là chỉ số thể hiện các khoản chi phí liên quan đến việc thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nó bao gồm các chi phí như marketing, quảng cáo, nghiên cứu phân tích…

Chi phí sở hữu khách hàng còn được gọi là chi phí của việc thu hút khách hàng, chi phí của việc mua lại khách hàng.

Customer Acquisition Cost (CAC) là gì?

Khái niệm Customer acquisition cost là gì? CAC là gì? Chi phí sở hữu khách hàng là gì (Ảnh: crmviet.vn)

>> Xem thêm: Cpm là gì

Phân loại chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost)

Chi phí sở hữu khách hàng bao gồm tổng của chi phí bán hàng và tiếp thị, cụ thể như sau:

– Lương cho nhân viên bán hàng và tiếp thị

– Thiết bị cho nhân viên bán hàng và tiếp thị sử dụng như máy in, máy tính, điện thoại.

– Ứng dụng và công cụ phần mềm như CRM, tự động hóa tiếp thị.

– Dịch vụ tư vấn của các bên thứ ba và các cơ quan sử dụng cho nhu cầu tiếp thị, quảng cáo và sáng tạo.

– Quảng cáo gồm thư trực tiếp, TVC, OOH, quảng cáo trực tuyến.

– Tài trợ hội nghị và sự kiện.

– Giảm giá (Khi giá niêm yết của sản phẩm được chiết khấu để sở hữu 1 khách hàng, số tiền giảm giá này được thêm vào chi phí sở hữu khách hàng).

Bạn sẽ quan tâm  Ahrefs là gì? 8 điều mà công cụ đa năng này có thể giúp cải thiện hoạt động SEO của doanh nghiệp

Vai trò Customer Acquisition Cost (CAC) là gì

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp hay bất cứ người nào làm kinh doanh, lợi nhuận do khách hàng mang lại là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Ví dụ bạn bỏ 200$ để có được một khách hàng, họ dùng sản phẩm của bạn trong liên tục 5 năm. Doanh nghiệp bạn có thể thu về lợi nhuận từ vị khách này là 1000$. Chỉ nhờ 200$ ta đã thu về được số tiền 1000$.

Như vậy, hiểu được Customer acquisition cost là gì chúng ta sẽ thấy rằng chi phí sở hữu khách hàng (Customer acquisition cost) có thể phản ánh sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp về lợi tức của mỗi khoản đầu tư và sẽ ngày càng quan trọng hơn khi doanh nghiệp phát triển, tạo ra lợi nhuận bền vững.

Dưới đây là 2 lý do tại sao CAC có vai trò rất quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp:

Tối ưu hóa thời gian hoàn vốn 

Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để thu hồi số tiền đã sử dụng trong một khoản đầu tư hoặc để đạt đến điểm hòa vốn.

Đối với doanh nghiệp, đây là khoảng thời gian cần thiết để thu hồi số tiền đã bỏ ra để có được khách hàng. Thu hồi số tiền đã bỏ ra là ưu tiên hàng đầu của bạn để bắt đầu vòng lặp mới, thu hút được khách hàng mới.

Biết chính xác CAC sẽ cho bạn biết chính xác cần tạo ra bao nhiêu doanh thu từ mỗi khách hàng để hòa vốn và hướng tới lợi nhuận.

Vai trò Customer Acquisition Cost (CAC) là gì

Lợi ích của Customer acquisition cost là gì? Customer Acquisition là gì? Acquisition trong Marketing là gì? (Ảnh: crmviet.vn)

Tối ưu hóa việc ra quyết định

CAC là con đường tắt giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn trong công việc kinh doanh. Giả sử bạn điều hành một doanh nghiệp SaaS và đang thử nghiệm 3 quảng cáo khác nhau trong quý này. Mỗi quảng cáo nhận được 100 lần nhấp chuột và tạo ra 10 khách hàng mới.

Nếu đó là chỉ số duy nhất bạn đo lường với quảng cáo của mình, thì bạn cũng có thể tiếp tục chạy tất cả chúng trong quý tới. Nhưng chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn một chút.

Ví dụ xem xét giá mỗi nhấp chuột (CPC) cho mỗi quảng cáo:

Quảng cáo 1 có CPC là $5.

Bạn sẽ quan tâm  EAT là gì? Hướng dẫn cải thiện EAT trên website bằng 9 bước siêu đơn giản

Quảng cáo 2 có CPC là 8 đô la.

Và Quảng cáo 3 có CPC là 10 đô la.

Nếu Quảng cáo 1 có thể tạo ra cùng một số lượng khách hàng như Quảng cáo 2 và 3 với chi phí giảm đi đáng kể thì bạn nên xem xét thận trọng khi đầu tư ngân sách cho Quảng cáo 2 và 3 và tập trung vào việc cải thiện kết quả bạn nhận được từ Quảng cáo 1.

Tóm lại: CAC có vai trò rất quan trọng nhằm đo lường, đánh giá sức khỏe kinh tế của doanh nghiệp. Ngoài ra nó có vai trò trong việc đánh giá kế hoạch marketing.

>> Xem thêm: 30 thống kê về lòng trung thành của khách hàng

Cách tính Customer Acquisition Cost (CAC) là gì?

Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu cách tính Customer acquisition cost là gì? Chỉ số CAC được tính bằng cách chia tất cả các chi phí bỏ ra để sở hữu khách hàng (chủ yếu là chi phí marketing và chi phí bán hàng) cho số lượng khách hàng có được trong khoảng thời gian sử dụng số tiền này.

CAC = Chi phí bán hàng và marketing / số khách hàng mới sở hữu 

Cách tính Customer Acquisition Cost (CAC) là gì?

Công thức tính Customer acquisition cost – Tam giác marketing dịch vụ bao gồm? Setup cost là gì?

Ví dụ, một công ty bỏ ra 100$ thu về 100 khách hàng trong 1 năm, suy ra CAC của họ là 1$. Chi phí thu hút khách hàng cụ thể ở đây là:

  • Tổng chi phí cho các cuộc gọi hỗ trợ khách hàng mới: 10$/năm
  • Tổng chi phí chi trả cho các đối tác chiến lược/mỗi khách hàng: 0.5$
  • Tổng chi phí cho SEO: 40$/năm

Thực tế chi phí marketing và bán hàng có thể bao gồm:

  • Phí chạy Ads quảng cáo
  • Lương nhân viên thuộc các bộ phận chịu trách nhiệm thu hút khách hàng mới
  • Chi phí sáng tạo: xây dựng content, trả tiền cho các content creator để nghĩ ra concept sản phẩm mới
  • Chi phí kỹ thuật: chi phí bỏ ra các loại công cụ kỹ thuật (ví dụ tools theo dõi tiến trình của các digital ads)
  • Chi phí xuất bản: khi marketing sản phẩm tới công chúng qua báo đài, tạp chí, media, tivi…
  • Chi phí sản xuất: liên quan đến cơ sở kỹ thuật vật chất. Ví dụ quay TVC quảng cáo cần thuê phim trường, máy quay, máy ảnh…
  • Phí bảo trì hàng tồn kho

Ý nghĩa của Customer Acquisition Cost đối với nhà quản trị

Mặc dù là chỉ số quan trọng nhưng CAC chỉ là một trong số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chiến dịch marketing. Theo những thông tin các bạn có thể biết Customer acquisition cost là gì thì tùy vào chỉ số cao hay thấp mà nhà quản trị cần đưa ra quyết định đúng đắn.

  • Chi phí sở hữu khách hàng bỏ ra cao thì nhà quản trị cần dừng ngay chiến dịch
  • Chi phí sở hữu khách hàng thấp thì kết quả kinh doanh có cải thiện, thu về lợi nhuận với tỉ lệ chi phí thấp, thu về nhiều khách hàng.
Bạn sẽ quan tâm  Các giải pháp Digital Marketing tăng doanh số hiệu quả nhất 2020

Ngoài customer acquisition cost, các nhà quản trị doanh nghiệp cần dựa vào một số chỉ số khác để có thể đánh giá toàn diện hơn như:

  • CPC- cost per click: phí bỏ ra để thu hút người dùng internet click vào quảng cáo điều hướng đến trang web của bạn.
  • Visit to purchase rate: tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, cho thấy hoạt động mua hàng của khách khi họ click vào trang.
  • Giá trị trung bình mà một khách hàng đem lại cho doanh nghiệp

>> Có thể bạn chưa biết: 8 chỉ số Marketing quan trọng mà các Marketer cần lưu ý

Lời kết

Như vậy bài viết trên đây của EMG Online đã giúp bạn hiểu rõ phần nào Customer acquisition cost (CAC) là gì và team leader buộc phải chú trọng đến những chỉ số đo lường kinh doanh thể hiện quá trình phát triển đó. Để một doanh nghiệp phát triển, các founder không thể chung chung mơ hồ như “Tăng trưởng mạnh về doanh thu”, “giảm chi phí vận hành” mà không hiểu rõ như thế nào mới là tăng trưởng mạnh hay giảm bao nhiêu là đủ. Nắm rõ các chỉ số đo lường như CAC – Customer acquisition cost là gì sẽ giúp bạn biết được mình ở đâu trong quá trình phát triển, giành được niềm tin và nhận được sự ủng hộ của khách hàng, thu về lợi nhuận lâu dài, bền vững.

Hải Yến – EMG Online 

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *