Em cảm nhận thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Em cảm nhận thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp

Trả lời câu hỏi số 4 trang 44 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp? Sau đây là một số mẫu đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp đã được Hoatieu tổng hợp xin chia sẻ đến bạn đọc để các em hoàn thành tốt phần soạn bài Gặp lá cơm nếp lớp 7.

Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT

Cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp – mẫu 1

Hình ảnh người con trong bài thơ là người con hiện đang sinh sống xa nhà, xa quê hương. Đó là người con giàu tình cảm. Ngửi thấy mùi xôi, người con nhớ tới bóng dáng mẹ ở quê nhà. Chiều chiều mẹ ra nhặt lá về đun bếp củi, hương cơm nếp lan tỏa. Là một phần kí ức trong quá khứ tươi đẹp, bình yên và ấm áp. Để rồi, khi xa quê, anh luôn nhớ tới mẹ, tới nhà, tới quê hương.

Bạn sẽ quan tâm  Top 3 bài cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ siêu hay

Cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp – mẫu 2

Hình ảnh người con trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo không trực tiếp xuất hiện, mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những cảm xúc thể hiện trong bài. Đó là một người lính xa nhà nhiều năm và có tình cảm sâu sắc dành cho mẹ cũng như quê hương, đất nước. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua từng câu thơ trong bài. Anh là một con người giàu tình cảm, dù đã đi xa chiến đấu bảo vệ cho Tổ quốc, nhưng trái tim anh vẫn hướng về quê nhà, về những điều bình dị nhất và hướng về mẹ. Đặc biệt là khi anh ngửi thấy mùi lá nếp quen thuộc là liền nhớ về hương vị quê hương và người mẹ kính yêu của mình. Người lính đó đồng thời còn là một người rất yêu nước, khi trong lòng anh luôn dạt dào tình cảm với làng quê và dân tộc. Từ những điều đó cho chúng ta những hình dung cụ thể về nhân vật người con.

Cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp – mẫu 3

Người con trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của tác giả Thanh Thảo là một người lính Trường Sơn và đang ngày ngày hành quân. Người con ấy còn có mẹ già, có quê hương, đất nước và gánh trên vai trách nghiệm của cả dân tộc. Khi “xa nhà mấy năm”, chắc hẳn người con ấy sẽ nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì được xem như là điểm nhấn trong kí ức của mình. Đó chính là hình ảnh bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con – chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm và nỗi nhớ của một con người, một thi nhân. Qua đó người con hiện lên với những miêu tả, cảm xúc chân thật nhất.

Bạn sẽ quan tâm  Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của EMG Online.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *