Giáo án an toàn giao thông lớp 3 năm học 2022-2023

Giáo án an toàn giao thông lớp 3 năm học 2022-2023

Giáo án an toàn giao thông lớp 3 năm học 2022-2023 mới nhất giúp giáo viên có thêm nhiều ý tưởng hay khi thiết kể bài giảng để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình được tốt hơn. Đây là tài liệu được EMG Online sưu tầm và giới thiệu đến thầy cô nhằm giúp thầy cô có thêm tài liệu hữu ích trong quá trình soạn bài.

Môn An toàn giao thông là môn học quan trọng và bổ ích, sẽ giáo dục, phổ biến cho các em những kiến thức về pháp luật giao thông. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết, ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi gia giao thông trên đường, phòng tránh tai nạn giao thông. Mời các bạn tham khảo và tải file giáo án về để xem đầy đủ. 

Giáo án an toàn giao thông cho học sinh

BÀI 1: CỔNG TRƯỜNG AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục tiêu

Học xong bài này HS đạt các yêu cầu sau

  • Thực hiện được những hoạt động góp phần giữ gìn an toàn giao thông ở cổng trường.
  • Nắm được các hành vi gây mất an toàn giao thông ở cổng trường.
  • Rèn tính cẩn thận, kĩ năng quan sát. Phát triển năng lực tham gia giao thông.

II. Chuẩn bị

Tranh cổng trường học, video giờ tan học ở cổng trường

– Phiếu nhóm

– Phiếu cá nhân

III Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định tổ chức

2. Giới thiệu

Giáo viên giới thiệu sách và các bài học trong Chương trình ATGT lớp 3

3. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

– Gv cho học sinh nghe nhạc và hát theo bài hát “Em yêu trường em”

– GV cho học sinh xem một video quay về việc ùn tắc tại một cổng trường giờ tan học

– Gv cho học sinh nêu cảm nhận của mình khi trong trường hợp đó

– GV kết luận

Hoạt động 2: Khám phá

a, Tìm hiểu ý nghĩa của việc giữ gìn cổng trường an toàn giao thông

Gv cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi

– Em hãy nêu những hành vi góp phần giữ gìn cổng trường an toàn giao thông?

– Vì sao phải giữ gìn cổng trường an toàn giao thông?

– GV gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung

– GV kết luận

b, Tìm hiểu một số hành vi gây mất an toàn giao thông ở cổng trường

– Gv cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi

– Em hãy chỉ ra những hành vi gây mất an toàn giao thông?

– Em hãy kể thêm những hành vi có thể gây mất an toàn giao thông thường xảy ra tại khu vực cổng trường?

– GV kết luận, tuyên dương học sinh

Hoạt động 3: Thực hành

– GV cho học sinh quan sát video quay cổng trường giờ tan học của ngày hôm trước và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy chỉ ra những hành vi gây mất an toàn giao thông?

+ Em đã làm gì để giữ gìn cổng trường an toàn giao thông?

– GV gọi học sinh nhận xét, bổ sung

– GV kết luận

Hoạt động 4: Vận dụng

– GV cho học sinh thảo luận nhóm 4 đề xuất những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn cổng trường an toàn giao thông

– Gv kết luận

Hoạt động 5: Tự đánh giá

– GV cho học sinh làm phiếu cá nhận

+ GV phát phiếu, hướng dẫn học sinh

– GV thu phiếu, nhận xét

4. Củng cố.

– GV củng cố nội dung bài, nhận xét tiết học

5. Dặn dò

– GV nhắc nhở HS thực hiện những hành vi góp phần giữ gìn cổng trường an toàn giao thông.

HS lắng nghe

– HS hát

– HS quan sát

– HS nêu cảm nghĩ của mình

HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời:

– Các hành vi góp phần giữ gìn cổng trường an toàn giao thông là

+ Phía trong cổng trường các bạn nhỏ đang đi ra cổng theo hàng

+ Phía ngoài cổng trường xe của phụ huynh được xếp gọn và đúng nơi quy định

+ Các bạn nhỏ sang đường cùng người lớn.

– Phải giữ gìn cổng trường an toàn giao thông vì

+ Tránh tình trạng chen lấn, ùn tắc, kẹt xe trước cổng trường.

+ Để tạo cho học sinh một môi trường an toàn để học tập.

+ Giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông trong học đường.

+ Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh.

+ Đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho học sinh, phụ huynh và cán bộ công nhân viên trong nhà trường.

+ Góp phần xây dựng trật tự, an toàn giao thông tiến bộ, văn minh, phù hợp với xã hội đang phát triển hiện nay.

HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời:

– Những hành vi gây mất an toàn giao thông là

+ Phía trong cổng trường học sinh không đi theo hàng

+ Bên ngoài cổng phụ huynh tập chung tại cổng trường, không để xe đúng nơi quy định

– Những hành vi có thể gây mất an toàn giao thông thường xảy ra tại khu vực cổng trường là

+ Tụ tập trước cổng trường

+ Nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường

+ Đi nhanh, lạng lách, đánh võng tại cổng trường

+ Phụ huynh sử dụng chất kích thích tham gia lái xe

+ Đi xe hàng 2,3

+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

– HS nêu

Để giữ gìn cổng trường an toàn gia thông em đã

+ Em đi ra về theo hàng, không xô đẩy, chen lấn bạn

+ Không tụ tập trước cổng trường

+ Khi ra khỏi cổng em chú ý quan sát để sang đường

+ Tham gia các buổi vận động, tuyên truyền cho các bạn về tác dụng của việc giữ gìn cổng trường an toàn giao thông…

HS thảo luận nhóm 4 và điền kết quả vào phiếu

Những việc nên làm

Những việc không nên làm

– HS nhận phiếu, làm theo hướng dẫn

Nội dung

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

Thực hiện những hoạt động góp phần giữ gìn an toàn giao thông ở cổng trường

Không thực hiện những hành vi gây mất an toàn giao thông ở cổng trường

Bạn sẽ quan tâm  Kể lại một trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc của em (6 mẫu)

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tuần 26

Giáo dục an toàn giao thông

BÀI 2: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. Mục tiêu

– Nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo hiệu giao thông đường bộ và ý nghĩa một số biển báo hiệu giao thông đường bộ thường gặp.

– Vận dụng hiểu biết về biển báo khi tham gia giao thông.

– Giáo dục ý thức chấp hành các biển báo hiệu đường bộ khi tham gia giao thông.

II. Đồ dùng dạy học

– Tranh minh hoạ.

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài.

b. Nội dung.

* Khởi động

– Kể tên một số biển báo hiệu giao thông mà em biết ?

– GV nhận xét

*Khám phá

– Nhận biết một số loại biển báo mà em thường gặp.

+ Kể tên và tác dụng những biển báo báo hiệu giao thông đường bộ?

+ Nêu đặc điểm chung của nhóm biển báo ?

– Gv nhận xét

– Tìm hiểu ý nghĩa của một số biển báo thường gặp

– HS thảo luận nhóm 4 và trình bày

– GV kết luận

* Thực hành

– GV đưa ra các tranh biển báo .Yêu cầu HS sắp xếp theo đúng nhóm

– Yêu cầu các nhóm xử lí tình huống .

– GV nhận xét và khen nhóm nào xử lí tình huống hay nhất .

*Vận dụng.

– Gv yêu cầu HS vẽ một biển báo giao thông đường bộ mà em thường gặp. Chia sẻ với bạn ý nghĩa của biển đó .

3 . Củng cố dặn dò

– GV nhận xét tiết học

– Xem trước bài học sau .

– HS kể nối tiếp

+ Nhóm biển báo cấm; cấm xe đạp , cấm rẽ trái, cấm rẽ phải, cấm quay đầu.

+ Nhóm biển báo nguy hiểm: Bến phà, đường trơn, đá lở, người đi bộ cắt ngang.

+ nhóm biển báo hiệu lệnh : Các xe chỉ được đi thẳng rẽ trái, các xe chỉ được rẽ phải, rẽ trái, các xe chỉ được rẽ phải, các xe chỉ được rẽ trái.

+ Nhóm biển báo chỉ dẫn: nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật, vị trí người đi bộ sang ngang, nơi đỗ xe, bến xe buýt.

+ Nhóm biển phụ: biểu thị thời gian, nhóm rẽ .

+ HS nêu

– HS thảo luận

+ Nơi đỗ xe: Chỉ dẫn nơi được phép đỗ xe.

+ Đá lở: báo trước đoạn đường có hiện tượng đá lở

+ Đường trơn: báo trước đoạn đường có thể xảy ra trơn trượt đặc biệt khi thời tiết xấu.

+ Cấm rẽ trái: cấm các loại xe cơ giới và thô sơ sang phía trái trừ các xe ưu tiên theo quy định .

– HS lắng nghe

– HS thực hiện sắp xếp.

– Các nhóm đóng vai và xử lí tình huống

– HS vẽ

– HS lắng nghe

Bạn sẽ quan tâm  Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2022-2023 (Sách mới)

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Giáo án an toàn giao thông lớp 3 năm học 2022-2023 mới nhất hiện nay được biên soạn rất khoa học theo Tài liệu giáo dục An toàn giao thông dành cho học sinh lớp 3. Đây là tài liệu được biên soạn và chia sẻ với mục đích phi lợi nhuận. Hy vọng sẽ giúp cho các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo hữu ích, tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình soạn bài và giảng dạy.

Mời các bạn tải file Word và PDF về để xem đầy đủ nội dung.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *