Học được gì từ chiến lược marketing của Grab?

Trong tất cả các nền tảng đặt xe trực tuyến tại thị trường Đông Nam Á thì có lẽ Grab là cái tên nổi bật nhất. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao chiến lược marketing của Grab lại nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng đến như vậy chưa? Nếu là một người làm trong lĩnh vực marketing, liệu bạn học được gì từ chiến lược marketing của Grab?

Grab là nền tảng dịch vụ đặt xe hàng đầu, tiên phong trong hình thức di chuyển mới tại Đông Nam Á. Với triết lý kinh doanh chú trọng giải quyết các vấn đề của khách hàng ở từng thị trường đặc thù và theo đuổi đam mê mạnh mẽ, các nhà sáng lập dịch vụ vận chuyển hành khách Grab đã đưa một công ty nhỏ mới thành lập cách đây 4 năm tại Malaysia thành một công ty có phạm vi hoạt động tại 6 nước Đông Nam Á và đang “qua mặt” một đối thủ cạnh tranh nặng ký là Uber tại thị trường Việt Nam. Chiến lược marketing mix là yếu tố không thể thiếu trong quá trình nâng tầm thương hiệu của Grab. Hãy cùng EMG Online phân tích 4P trong chiến lược marketing mix của Grab.

Xây dựng thương hiệu Grab với marketing Mix of Grab

Phân tích chiến lược marketing của Grab

Chiến lược Product (Sản phẩm) của Grab

chiến lược marketing của grab - Product (Sản phẩm)
Chiến dịch marketing của Grab và quy trình phát triển sản phẩm (Ảnh: techglobal.vn)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Go Viet

Một trong những yếu tố góp phần cho sự tăng trưởng chóng mặt của ứng dụng Grab nằm ở quá trình phát triển sản phẩm. Sản phẩm dịch vụ Grab rất đa dạng: từ GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress và gần đây là GrabShare hiện đã có mặt tại Việt Nam. Sản phẩm của Grab đã được chứng nhận chất lượng ISO 9001:2015. Thương hiệu Grab luôn phát triển sản phẩm của mình để đạt được chất lượng tốt nhất, bám sát vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. GrabExpress (dịch vụ giao hàng) là sản phẩm của Grab mà Uber không có.

Grab luôn cố gắng phát triển sản phẩm qua việc lắng nghe khách hàng của mình và đi sát với tình hình địa phương.

“Không quan trọng thứ bạn mang đến là gì, nó nhất thiết phải triệt để giải quyết được vấn đề của thị trường nếu muốn gặt hái thành công. Cách duy nhất để nhận biết được vấn đề ấy là thông qua việc lắng nghe khách hàng của mình”.

– Jerald Singh – Giám đốc sản phẩm của Grab

Grab tâm niệm phải luôn cải tiến từng sản phẩm và ưu tiên tuyệt đối cho sản phẩm vì đây chính là yếu tố cốt yếu để phát triển thương hiệu. Grab luôn cố gắng giải quyết những vấn đề chưa hài lòng, thay đổi sản phẩm theo chiều hướng tốt hơn. Có thể nói, Grab có ưu điểm ở chỗ ứng dụng cài đặt nhanh, dễ dàng. Với khách hàng mới, ngay trong lần đầu tiên sử dụng thì ít thao tác, nhanh gọn, sử dụng đặt xe ngay lập tắc. Từ lần kế tiếp, khách hàng dễ dàng đặt xe nhanh, tương tác qua lại với tài xế dễ dàng. Grab có số lượng xe nhiều, phổ biến ở các địa điểm làm quá trình đặt xe của khách hàng dễ dàng và nhanh chóng.

Bạn sẽ quan tâm  Paypal là gì? Hướng dẫn đăng ký Paypal đơn giản từ A – Z

Ngoài ra, ứng dụng Grab còn cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm đáp ứng mong muốn và lợi ích của khách hàng như Grab Pay, Grab Reward, Grab Chat, Grab Car siêu rẻ.

Chiến lược Price (Giá cả) của Grab

Khi phải đối mặt với đối thủ nặng ký là Uber, những người điều hành công ty Grab đã đưa ra một quyết định vô cùng đúng đắn trong chiến lược marketing của Grab đó là cắt giảm tối thiểu mọi loại chi phí cho khách hàng để có giá hợp lý nhất có thể. Hơn nữa, Grab giúp khách hàng biết chính xác giá phải trả, còn Uber có mức giá chỉ mang tính ước lượng. Có thể nói, chính chiến lược giá cả đánh vào tâm lý khách hàng là một chiến lược đúng đắn khiến Grab có phần phổ biến hơn ở thị trường Việt Nam so với Uber.

Chiến lược marketing của grab - Price (Giá cả)
Đối tượng khách hàng của Grab thường quan tâm về giá (Ảnh: slideshare)

Xem thêm bài về chiến lược marketing của Grab:

Ngoài ra, Grab là thương hiệu tích cực liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi, phát hành mã giảm giá để thúc đẩy hành vi sử dụng của khách hàng. Grab từng cho biết, sau khi đi vào khảo sát thực tế, họ thấy mọi người chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để di chuyển nhanh chóng, hiệu quả và đặc biệt là giá cả phải chăng. Vì thế, chiến lược giá của Grab chính là một “vũ khí lợi hại” thúc đẩy thương hiệu dễ dàng tiếp cận và gần gũi với khách hàng hơn.

Chiến lược marketing của grab - Price (Giá cả) 02
Thúc đẩy khách hàng mục tiêu của Grab với các ưu đãi, khuyến mãi khủng (Ảnh: khuyenmaiviet)

Chiến lược Place (Phân phối) của Grab

Kênh phân phối là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing mix Grab giúp đưa sản phẩm đến với khách hàng. Hệ thống Grab có hình thức phân phối đa dạng, bao gồm cả trực tiếp và gián tiếp. Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của Grab qua hình thức tải ứng dụng trên App store hoặc Google play một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bạn sẽ quan tâm  #10 Phần mềm thiết kế logo tốt nhất 2021 dành cho các Designer

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ số và các thiết bị di động, khi mà trong thế giới hiện đại không ai có thể thiếu một chiếc smartphone, thì việc phân phối sản phẩm qua ứng dụng trên điện thoại di động là sự lựa chọn vô cùng đúng đắn. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên đường một tài xế Grab ở những khu trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, các khu trung tâm khi cần thiết. Đến nỗi có những khách hàng nhận xét “đi đâu cũng thấy màu xanh lá” của Grab. Địa bàn hoạt động của Grab phủ rộng trên khắp nhiều tỉnh thành, trong khi Uber chỉ có ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Chiến lược Place (Phân phối) của Grab
Đa dạng kênh phân phối và chiến lược nhân sự của Grab (Ảnh: techproduct)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Vinasun

Chiến lược Promotion (Truyền thông) của Grab

Grab là thương hiệu tận dụng hiệu quả các công cụ digital marketing trong việc truyền thông sản phẩm của mình. Các chiến dịch quảng cáo của Grab hoạt động tích cực trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram… nơi họ có thể tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, tích cực tri ân khách hàng, các chương trình chiết khấu cũng là một chiêu thức chính trong chiến lược marketing của Grab.

Chiến lược Promotion (Truyền thông) của Grab
Các chiến dịch truyền thông của Grab được hoạt động tích cực trên mạng xã hội

Ngoài ra, Grab còn rất thành công trong việc tối ưu nhận diện bản sắc thương hiệu với khách hàng. Một trong những chiêu thức Grab dùng chính là Visual Marketing (marketing thị giác) – diễn tả việc khai thác các yếu tố thiết kế, đồ họa và hình ảnh nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút “mọi ánh nhìn”.

Vận dụng vai trò của visual marketing giúp cho các nhãn hàng nâng cao độ nhận diện thương hiệu (brand identity), khắc nhớ hình ảnh, bản sắc thương hiệu và thông điệp trong tâm trí khách hàng. Tối đa hóa bản sắc nhận diện thương hiệu luôn là mục tiêu mà bất kỳ một nhãn hàng, đặc biệt là các thương hiệu mới xuất hiện đều muốn hướng đến. Điều này càng quan trọng hơn đối với Grab, loại hình dịch vụ phục vụ cho đối tượng đại trà.

Grab đã rất khôn ngoan trong việc vận dụng ngôn ngữ màu sắc để chinh phục tâm lý người dùng, thông qua việc nhất quán nhận diện thương hiệu trong tất cả các hình ảnh. Chiến lược này thành công đến mức khách hàng dường như nhìn thấy màu xanh lá là nghĩ ngay đến Grab.

Ngoài ra, Grab cũng rất sáng tạo trong việc thực hiện các chiến dịch marketing. Ví dụ như Chiến dịch Star Wars của Grab với sự hợp tác với Walt Disney Đông Nam Á trong dự án quảng bá phim bom tấn “Star Wars: The Last Jedi”, với hi vọng mang đến một trải nghiệm thú vị và hứng khởi cho tất cả các đối tượng khách hàng của Grab.

Bạn sẽ quan tâm  Website Marketing là gì? 5 lưu ý để làm Website Marketing hiệu quả
chiến lược marketing mix của grab Star Wars
Chiến lược Grab marketing mix trong dự án quảng cáo phim Star Wars: The Last Jedi (Ảnh: Website chính thức của Grab Việt Nam)

Hay gần đây, kế hoạch thực hiện chiến lược marketing của Grab cũng bắt đầu mạnh tay hơn các chiến dịch mang tính nhân văn – tác động lớn đến tâm lý khách hàng. Mới đây, Grab Việt Nam cùng báo VNExpress vừa chính thức triển khai chiến dịch “Cùng Grab chung tay chở Tết về gần” từ ngày 15/1 đến 4/2/2018 trên phạm vi toàn quốc, với sự tham gia của tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê.

Đây được coi là một trong những chiến dịch Grab marketing đậm tính nhân văn của Grab trong giai đoạn cận Tết nguyên đán – mùa cao điểm của các dịch vụ giao thông – di chuyển. Xuất phát từ bối cảnh đó, Grab đã tiếp cận thị trường Việt vào giai đoạn này với một hướng đi thật khác – đó là nhắm vào cảm xúc xa quê, và mong muốn được đoàn tụ của những người có thu nhập thấp, người nghèo, những mảnh đời khó khăn trong xã hội Việt.

Các chiến dịch truyền thông của grab đã chạm đến đối tượng khách hàng của Grab
Các chiến dịch truyền thông của grab đã chạm đến đối tượng khách hàng của Grab rất thành công (Ảnh: Fanpage chính thức của Grab Việt Nam)

Kết luận

Grab – thương hiệu với bản lĩnh và từng bước đi đầy thông minh đã vượt qua đối thủ đầy nặng kí Uber, dần chiếm lĩnh và bước đầu “thống trị” thị trường Việt Nam. Chiến lược marketing mix của Grab có những tính toán và ưu điểm đáng để các doanh nghiệp khác phải học hỏi. Những bước đi tiếp theo của chiến lược marketing của Grab liệu có điều gì đặc biệt và bất ngờ? Hãy cùng chờ xem.

Loan Nguyen – EMG Online

Xem thêm:

 

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *