Học hỏi cách thiết kế Profile công ty từ 5 tập đoàn “khủng” trên thế giới

Một số mẫu thiết kế profile mẫu cho công ty

Có thể nói Profile công ty là một loại tài liệu giúp khách hàng tìm hiểu nhanh chóng về công ty. Nó là một ấn phẩm Marketing quan trọng đối với một doanh nghiệp muốn phát triển thương hiệu lớn mạnh, giúp doanh nghiệp thể hiện năng lực cũng như thế mạnh của mình với khách hàng và đối tác. Được coi như một bảo bối của mỗi công ty nên việc thiết kế một chiếc profile vừa phù hợp vừa thu hút là điều vô cùng quan trọng. Profile công ty có thể được thể hiện dưới dạng bản cứng như một cuốn sách hoặc được đăng tải trên website của công ty. Cùng EMG Online tham khảo cấu trúc và học hỏi cách thiết kế Profile cho công ty từ các tập đoàn lớn trên thế giới.

Profile công ty là gì?

Về cơ bản, Profile công ty hay còn gọi là hồ sơ năng lực, hồ sơ dự thầu,… thường được thiết kế dưới dạng một cuốn sách nhỏ, dung lượng khoảng 16-32 trang giới thiệu tóm tắt về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, thế mạnh, lĩnh vực kinh doanh, khách hàng, đối tác và các dự án công ty đã thực hiện. Ngoài ra phần Profile này cũng thường được “Show off” ngay trong phần giới thiệu trên Website của công ty.

Profile công ty là gì?
Hồ sơ năng lực công ty là gì? gồm những gì? (Nguồn: Designer)

Qua profile khách hàng có thể có cái nhìn tổng quát hơn về công ty và ngược lại, công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng. Có thể nói, Profile chính là công cụ đắc lực của công ty trong việc kinh doanh và tiếp thị sản phẩm. Bên cạnh đó, nó cũng có thể giới thiệu khả năng, năng lực của doanh nghiệp đến với các nhà thầu, nhà cung cấp.

Trong công ty có thể có nhiều brochure giới thiệu về sản phẩm, thế nhưng để giới thiệu về công ty thì chỉ có một profile duy nhất.

>> Xem thêm: Những điều cần biết về hồ sơ năng lực công ty

Cấu trúc một bộ profile công ty chuẩn gồm những gì?

Tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty mà bạn sẽ thiết kế bộ profile riêng tối ưu nhất với kinh phí. Thông thường cấu trúc của 1 bộ profile công ty chuẩn bao gồm những nội dung sau:

Bìa đầu quyển thiết kế profile

  • Logo
  • Tên công ty
  • Slogan hoặc khẩu hiệu được công ty sử dụng
  • Hình ảnh minh họa cho lĩnh vực kinh doanh của công ty
Bạn sẽ quan tâm  Hiệu ứng mỏ neo – “Vũ khí” lợi hại trong nghệ thuật kinh doanh

Trang thứ 2 – 3 quyển thiết kế profile

  • Phụ lục
  • Lịch sử hình thành và những dấu mốc chính trong quá trình phát triển của công ty
  • Những  bước phát triển đột phá của doanh nghiệp
  • Những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt cho sự phát triển, thành công của công ty
  • Sử dụng hình ảnh tư liệu sẵn có của công ty để minh họa cho profile

Trang thứ 4 – 5 quyển profile

  • Giới thiệu khái quát về công ty
  • Điểm qua những hoạt động chính về ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động
  • Sứ mệnh và mục tiêu của công ty
  • Hình ảnh tư liệu minh họa đi kèm

Trang thứ 6 – 7 quyển thiết kế profile

  • Hình ảnh các thành viên Hội đồng quản trị, nhân sự cốt cán của công ty
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
  • Có thể giới thiệu thêm thông tin của những nhân viên xuất sắc có đóng góp nổi bật cho sự phát triển của công ty
Cách trình bày profile dành cho công ty mới thành lập
Cách trình bày profile dành cho công ty mới thành lập và lâu năm (Nguồn: Thiết kế website)

>> Xem thêm: Hồ sơ xin việc gồm những gì

Trang thứ 7 – 8 quyển thiết kế profile

  • Chi tiết về lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ cung cấp của công ty
  • Hình ảnh minh họa tư liệu đi kèm

Trang thứ 9 – 10 quyển profile

  • Những dự án tiêu biểu của công ty đã đạt được
  • Những dịch vụ, sản phẩm chủ đạo cung cấp
  • Giới thiệu tổng quan, liệt kê toàn bộ các dự án, công trình đã được thực hiện
  • Hình ảnh minh họa, tư liệu đi kèm

Các trang tiếp theo quyển thiết kế profile

  • Những vấn đề mới đặt ra trong bối cảnh phát triển hiện tại, những giải pháp, mục tiêu của công ty
  • Các hoạt động xã hội vù cộng đồng hướng đến chiến lược phát triển bền vững

Bìa cuối quyển thiết kế profile

  • Logo công ty
  • Thông tin liên lạc
  • Có thể sử dụng các hình ảnh khái quát minh họa cho sự phát triển của công ty

>> Có thể bạn quan tâm: Khái niệm Portfolio là gì

Tham khảo 10+ mẫu thiết kế profile công ty cho bạn lựa chọn

Cùng tìm hiểu một số mẫu thiết kế profile ấn tượng của các công ty truyền thông, xây dựng, nội thất và nhiều lĩnh vực khác. Các bạn có thể tải những mẫu profile công ty này về để tham khảo và áp dụng vào cho profile của mình.

Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 1 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 2 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 3 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 4 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 5 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 6 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 7 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 8 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 9 Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng Ảnh 10

Ví dụ mẫu profile dành cho công ty xây dựng (Nguồn: Behance – Nody 4 Design)

 

Ví dụ kết cấu mẫu profile dành cho công ty nội thất

Ví dụ kết cấu mẫu profile dành cho công ty nội thất (Nguồn: Behance – AHMED BOURJA)

Ví dụ mẫu profile công ty truyền thông
Ví dụ mẫu profile công ty truyền thông (Nguồn: Behance – Mohamed Ali)

Một số mẫu thiết kế profile mẫu cho công ty Ảnh 2

Một số mẫu thiết kế profile mẫu cho công ty Ảnh 1

Một số mẫu thiết kế profile mẫu cho công ty

Một số mẫu thiết kế profile mẫu cho công ty (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm: Cover Letter là gì

Học hỏi cách thiết kế Profile trên website từ 5 tập đoàn “khủng” trên thế giới

Profile hay hồ sơ năng lực công ty không chỉ tồn tại dưới dạng bản cứng mà có thể hiện diện ngay trên trang chủ của các doanh nghiệp, thường nằm ở mục About Us/Về chúng tôi. Profile trên website có những thế mạnh riêng mà phiên bản in ấn không có được như: nhiều định dạng sáng tạo; có thể chèn các tập tin đa dạng như video, gif, flash, âm nhạc; nâng cao khả năng tương tác với website; tận dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo để thu thập thông tin khách hàng…

Bạn sẽ quan tâm  Quảng cáo CPM là gì? Dùng thế nào mới hiệu quả?

Cũng giống như profile dạng in ấn, website công ty cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, nhưng có phần súc tích và đơn giản, ngắn gọn hơn. Cùng xem cách thiết kế Profile chuyên nghiệp trên website của những tập đoàn lớn trên thế giới hiện nay.

Google: Khoe khoang “ngắn gọn”

Khi là một công ty lớn và nổi tiếng như Google thì bạn cần phải nói thêm điều gì về bản thân mình mà mọi người chưa biết tới nữa?

Khác với những trang tiểu sử dài dằng dặc như những công ty khác, trong Profile của mình, Google chỉ liệt kê các dự án nổi bật theo các đoạn. Nghe thì có vẻ ngắn ngủi giản dị, nhưng với hàng trăm dự án với các khoản đầu tư khổng lồ thì danh sách liệt kê phong cách “ngắn gọn” đó của Google chắc chắn sẽ không chỉ nằm trong một trang giấy.

Profile công ty mẫu từ Google

Profile công ty mẫu từ Google (Ảnh: Google)

Zappos: Kể những câu chuyện

Zappos là một công ty bán giày trực tuyến nổi tiếng với nhiều bài học kinh doanh đắt giá, được coi là “tỷ phú bán giày” và được Amazon mua lại với mức giá kỷ lục 1,2 tỷ USD năm 2009.

Cũng là một thương hiệu đình đám, tuy nhiên cách thể hiện Profile của Zappos lại trái ngược với Google, ngài “tỷ phú bán giày” này đã chọn cách đưa thông tin bằng cách kể những câu chuyện.

Theo Zappos, mọi người kết nối với những câu chuyện tốt hơn là với những danh sách liệt kê các sự kiện. Mặc dù không phải thương hiệu nào cũng có những câu chuyện hay để kể, nhưng đây việc lồng ghép thông tin doanh nghiệp vào các câu chuyện cũng là một cách hay khi đồng thời thể hiện được tính cách của thương hiệu thông qua việc kể chuyện.

Thiết kế profile chuyên nghiệp, độc đáo của Zappos

Thiết kế profile độc đáo của Zappos (Ảnh: Zappos)

Philips: Tập trung vào hình ảnh

Phá vỡ phong cách truyền thống của công ty, trong phần Profile , Philips sử dụng những bức ảnh lớn, rực rỡ trong toàn bộ hồ sơ công ty của mình.

Chỉ nhìn qua các hình ảnh kết hợp với văn bản, chắc chắn bạn sẽ thấy được nhiều giá trị mà Philips mang lại hơn là chỉ bán các thiết bị điện tử tiêu dùng. Hơn thế trong trang web giới thiệu công ty của mình, Philips còn chú ý để các các nội dung mới nhất như các báo cáo các quý để tạo ấn tượng cho người xem đồng thời thể hiện sự năng động của thương hiệu. Hầu hết các công ty thường không thay đổi nhiều ở trang Profile, nhưng Phillips update nó ít nhất 4 lần mỗi năm.

Nội dung profile công ty tập trung vào hình ảnh của Philips

Nội dung profile Philips tập trung vào hình ảnh (Ảnh: Phillips)

Rackspace: Thẳng thắn khoe thành tích

Nếu công ty của bạn có nhiều thành công trong gặt hái “thành tích” như những giải thưởng, những thương vụ hợp tác để đời thì Profile chính là một trong số ít nơi phù hợp nhất để thương hiệu của bạn được khoe khoang chúng. Đồng thời đây cũng là một cách để tăng độ tin tưởng của khách hàng với thương hiệu của bạn.

Bạn sẽ quan tâm  OOH là gì? Liệu OOH có còn là xu hướng quảng cáo thịnh hành trong năm 2020?

Rackspace chính là một ví dụ điển hình cho phương án thể hiện Profile như vậy. Là một trong 10 “gã khổng lồ về điện toán đám mây” với vụ hợp tác với NASA đình đám và hàng loạt những thành công khác, hồ sơ năng lực của thương hiệu này đã khéo léo thể hiện mình với một list các loại bằng chứng nhận, đối tác khủng và đội ngũ chuyên gia hùng hậu không khỏi gây choáng ngợp cho khách hàng.

Profile của công ty của Rackspace tập trung vào khoe thành tích một cách thẳng thắn

Profile của công ty của Rackspace tập trung vào khoe thành tích một cách thẳng thắn (Ảnh: Rackspace)

Western Digital: Đặt dấu ấn cá nhân

Trong Profile , Western đã có một cách thể hiện khá độc đáo: chia sẻ một bức thư ngắn được viết bởi CEO của Western Digital. Cũng như các profile thông thường là cho khách hàng biết công ty mình làm gì, khách hàng của mình là ai, lịch sử công ty,… nhưng tất cả đã được trình bày dưới dạng một lưu ý cá nhân của lãnh đạo công ty, điều này vừa thể hiện sự gần gũi thân thiện và cũng cho khách hàng cũng như đối tác thấy tính trách nhiệm, uy tín của thương hiệu.

Western Digital đặt dấu ấn của mình vào trong profile công ty

Western Digital đặt dấu ấn của mình vào trong profile (Ảnh: Western Digital)

>> Xem thêm: CV xin việc là gì

Lời kết 

Là một mảnh đất thể hiện cho thương hiệu nên việc đầu tư cho một bộ Profile công ty hoàn hảo đang là điều mà hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên không nhất thiết phải đầu tư tiền tỷ cho chúng, chỉ cần những điều chân thật được chọn lọc và thể hiện cùng với một vài điểm nhấn tinh tế và phù hợp với ngành hàng cũng như khách hàng mục tiêu cũng đủ để gây ấn tượng cho thương hiệu. Trên đây là một số ví dụ về Profile của công ty ấn tượng của các công ty lớn hi vọng sẽ mang đến những ý tưởng mới mẻ cho việc thiết kế Profile công ty của bạn.

Phương Nguyễn – EMG Online

Tổng hợp

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *