HỌC MÃI CHƯA GIỎI, DUY TRÌ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP THẾ NÀO?

Nói đến việc “HỌC” các bạn sẽ dùng từ gì để miêu tả? Thử nhớ lại quá trình từ đi học tiểu học – Cấp 2 – Cấp 3 – Đại Học xem nào! Mình cam đoan đa số các bạn sẽ cảm thấy “chán” vì thường xuyên cảm thấy thiếu thốn “động lực học tập”.

Tâm sự chuyện đi học: Từ học trò lười đến cú chuyển mình làm giáo viên

Không biết có ai giống mình không, chứ nói đến học thì 20% là “CHÁN”, còn 80% còn lại là “CỰC CHÁN”. Đi học chỉ vui khi được nói chuyện với ăn quà vặt cùng “đông bọn “ thôi. 

Cho đến năm thứ 2, khi mà theo chu kì của 1 sinh viên khoa Nhật ở Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong khi các bạn hầu hết lấy được N2, thì… mình vẫn đang lẹt đẹt ở N4. Ngày nào cũng đến lớp trong tình trạng tôi là ai và đây là đâu. Chán nản đến nỗi, mình từng có ý định xin mẹ bỏ học giữa chừng luôn!

Thời điểm đó, “động lực học tập” hẳn là một thứ xa xỉ với mình lắm. Làm thế nào để có động lực học khi từ vựng nhiều như lá cây trong rừng, ngữ pháp bao la như nước biển đại dương? Đọc hiểu thì dài dằng dặc còn nghe hiểu thì ôi thôi như đang ở một hành tinh khác luôn!

Cho tới giờ, khi đã đạt được tấm bằng N1 quý giá, thậm chỉ trở thành giáo viên – điều mình không ngờ tới, mình nhận ra một điều!

Mình bắt đầu học giỏi hơn khi mình hiểu cách tạo ra và duy trì động lực học tập!

1/ Động lực học tập bắt đầu từ mục tiêu: Mình học để làm gì?

 Đương nhiên là học để lấy bằng.

Bạn sẽ quan tâm  “THẦN CHÚ” THUỘC BẢNG CHỮ CÁI KATAKANA CHỈ TRONG 24 GIỜ

Vậy lấy bằng để làm gì? – Để đi làm chứ gì nữa?

Thế thì có bằng để đi làm rồi thì làm gì?

Mình lúc đó vẫn mông lung chưa biết làm gì, chỉ biết sẽ làm 1 công việc có dùng tiếng Nhật. Thế nhưng để được miễn thi đầu ra ở trường thì phải được N1 hoặc tối thiểu N2 120 điểm. Vậy là, mình bám sát luôn mục tiêu này để lên kế hoạch học tập.

2/ Động lực học tập sẽ mãi trên giấy nếu không có “Kế hoạch”

Với trường hợp của mình, mình chia cụ thể mục tiêu cho từng kĩ năng của JLPT:

  • Từ vựng Hán tự Ngữ pháp: (dễ học nhất với mình ở thời điểm đấy): 50 điểm
  • Nghe hiểu (ối giời ơi loa thì rè): Nhưng phải tối thiểu 30 điểm 
  • Đọc hiểu (đi học toàn ngủ gật): Nhưng không còn cách nào khác, phải được 40 điểm

Với áp lực điểm số như thế thì dù có lười, mình cũng phải quyết tâm học thôi. Thậm chí, trong quá trinh tự luyện đề, mình còn cộng thêm vào mỗi phần 5 đ để trừ hao cho lúc thi thật.

Và năm đấy mình thi N2 được 147đ các cậu ạ, hạnh phúc quá đi!!!!!

3/ Rèn được tư duy này, sẽ duy trì được động lực

Trên lý thuyết thì có nhiều cách lắm, nhưng với mình, hiệu quả nhất là tập cho mình suy nghĩ: Học cũng quan trọng như ăn, uống, hít thở, vệ sinh cá nhân,… hàng ngày.

Hãy tự mình thỏa thuận với bản thân rằng học là một hoạt động duy trì tinh thần, cần được thực hiện đều đặn y như những hoạt động thể chất bên trên.

Bất cứ khi nào cảm thấy thiều động lực, bạn hãy tự hỏi mình: Nếu không học thì mình có tìm được con đường khác thay thế không?

Nếu có rồi thì thôi. Còn không thì đừng học nửa chừng nửa vời, tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc thôi, mà không thu lại được kết quả như ý muốn.

Bạn sẽ quan tâm  [Ngữ pháp N3] TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ CẤU TRÚC において (NI-OITE)

4/ Duy trì động lực học tập: Cần nhất là nghiêm khắc với bản thân

Khi có mục tiêu và kế hoạch rồi, hãy nghiêm khắc với bản thân để đảm bảo làm đúng những gì đã đề ra. Từng chút một, thành tựu nhỏ mỗi ngày sẽ tạo nên thành công lớn sau này!

Bản thân mình ngày trước hay tới bây giờ đi dạy, vẫn nghe thấy những câu nói rất quen từ những bạn học sinh không làm bài: “Em có học mà”, “Em học 1 ngày 4-5h”, “Em học mãi mà chẳng thuộc”….

Có lẽ các bạn nghiêm khắc chưa đủ với bản thân nên không đạt được mục tiêu của mình.

Hãy kiểm soát việc học khoa học hơn, như là:

  • Hãy chia nhỏ thời gian học ra. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thời gian để não bộ con người tập trung tốt nhất là 25 phút. Vì vậy các bạn hãy chia việc học của mình thành nhiều lần 25 phút và nghỉ giữa chừng 5-10 phút. Để kiểm soát, có thể dùng báo thức, hoặc ứng dụng hỗ trợ. Ví dụ mình ứng dụng Plantie ở trên điện thoại để nhắc nhở thời gian rất tiện dụng.
  • Trong lúc học nên tắt hết wifi, 3G, hoặc thông báo của các ứng dụng trên điện thoại / máy tính để mình không bị phân tâm.
  • Không dồn việc học vào 1 ngày, mà hãy chia nhỏ ra để duy trì hàng ngày. Làm như vậy vừa tạo thói quen ngày nào cũng học, vừa không bị nhồi nhét 1 lần quá nhiều dẫn đến chán nản. 
  • Học ngoại ngữ bản chất là bắt chước, nên các bạn hãy bắt chước đọc, nói, viết thật nhiều vào, lâu dần sẽ ngấm.
  • Học ngôn ngữ cần phải có 2 bước là Input và Output. Nếu chỉ học kiến thức mới vào mà không vận dụng thì cũng giống như các bạn ăn thức ăn vào mà không tiêu hoá và ko thải ra vậy. Nên nhớ là học được kiến thức mới vào thì cần vận dụng để nhớ kiến thức lâu hơn nhé.

Trên đây là 1 vài chia sẻ từ kinh nghiệm học ngoại ngữ của bản thân mình để luôn duy trì được động lực học tập. Nếu chia sẻ lần này của mình có ích, hẹn gặp lại các bạn ở những chia sẻ khác chi tiết và chuyên sâu hơn ^^.

Bạn sẽ quan tâm  Khám phá bản đồ Nhật Bản – “mỗi vùng một vẻ tuyệt mỹ”

[Đừng bỏ lỡ] Thư viện tiếng Nhật miễn phí của EMG Online với hàng trăm video bài giảng thú vị, hữu ích

  • Hệ thống 125 video phân cấp cụ thể theo mọi cấp độ, từ bảng chữ cái sơ cấp N5 tới cao cấp N1.
  • Kho tài liệu với gần 50 cuốn ebook được thiết kế bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm tới từ EMG Online Nihongo.
  • Nội dung chuyên sâu đặc biệt về từ vựng, chữ hán, ngữ pháp phục vụ kì thi JLPT.
  • Hình thức học qua video vui nhộn, dễ học, dễ nhớ phù hợp để tự luyện Kaiwa tại nhà.

———–
[HOT] EMG Online NIHONGO ƯU ĐÃI CỰC LỚN LỚP TÍCH HỢP LUYỆN THI JLPT

Các bạn học viên đăng ký trước 20/9 sẽ được hưởng ưu đãi:
✔ Ưu đãi nóng 5 sen trừ thẳng học phí
✔ Nhận túi vải độc quyền phiên bản Manten (Giới hạn 50 bản)

Đừng bỏ lỡ cơ hội tuyệt vời để tham gia lớp học tích hợp + ôn thi JLPT cho tháng 7/2022 với mức ưu đãi tốt nhất bạn nhé. Lộ trình học hàng đầu và đảm bảo chất lượng cao nhất từ đội ngũ giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học quốc gia Hà Nội kết hợp cùng giáo viên EMG Online.

? ĐẶT CHỖ NGAY TRƯỚC KHI LỚP FULL: https://m.me/EMG Onlineonline?ref=loluyentichhopvuottroi

Bài viết liên quan

đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Cơ hội việc làm tiếng Nhật cho người lao động khi xuất khẩu lao động Nhật về nước
“VŨ KHÍ BÍ MẬT” CHINH PHỤC LỘTRÌNH HỌC N3 TIẾNG NHẬT
7 SAI LẦM CỰC LỚN NÊN TRÁNH KHI DU LỊCH NHẬT BẢN
Từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành kinh tế, thương mại, XNK, IT
[NGỮ PHÁP N3] GIẢI NGHĨA – CÁCH DÙNG CẤU TRÚC と言うと (to iuto) KÈM VÍ DỤ CỤ THỂ
[Ngữ pháp N4] 10 phút hiểu thấu về cách sử dụng thể bị động
[Ngữ pháp N3] Học trọn cấu trúc ことか (KOTOKA) trong vòng 5 phút
SENSEI “CHÉM BÃO”: TRẦN THỊ KIỀU TRANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *