HTTPS là gì? 3 Lý do HTTPS cần cho Website của doanh nghiệp

Chứng chỉ SSL là gì?

Khi truy cập các Website, chúng ta thường gặp các đuôi như là HTTPS, HTTP. Tuy nhiên phổ biến hiện nay các website thường sử dụng HTTPS. Là một Marketer, bạn đã nắm được HTTPS là gì? HTTPS có giống HTTP không? Tầm quan trọng của nó khi xây dựng Website cho doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay những điều cơ bản về HTTPS và những lý do mà HTTPS cần cho Website của doanh nghiệp ngay trong bài viết dưới đây:

HTTPS là gì? 3 Lý do HTTPS cần cho Website của doanh nghiệp

HTTPS là gì? HTTPS là viết tắt của từ gì? (Ảnh: Sticky)

Http là gì

HTTP là từ viết tắt của HyperText Transfer Protocol, đây là giao thức truyền tải được sử dụng trong WWW nhằm mục đích truyển tải dữ liệu từ websever đến trình duyệt web và ngược lại. Giao thức này sử dụng chủ yếu ở cổng 80. Cách hiểu khác là khi bạn gõ địa chỉ website vào trình duyệt thì trình duyệt sẽ gửi yêu cầu qua giao thức http  tới websever. Web sever nhận yêu cầu và trả lại kết quả cho trình duyệt web.

Một số lỗi khi truy cập website qua trình duyệt

  1. Lỗi 404: lỗi không tồn tại địa chỉ website bạn truy cập.
  2. Lỗi 401: đây là lỗi khi bạn truy cập vào địa chỉ cần xác thực nhưng không vượt qua được.
  3. Lỗi 500: Do web sever lỗi

>>> Xem thêm định nghĩa http là gì wiki: TẠI ĐÂY

Tổng quan HTTPS là gì?

Vào năm 1994, Netscape Communications đã tạo ra HTTPS cho cho trình duyệt web Netscape Navigator. Lúc đầu, HTTPS được sử dụng với SSL mã hoá. Sau đó, phiên bản hiện hành của HTTPS được chỉ định chính thức bởi RFC 2818 vào tháng 5 năm 2000.

HTTPS là phiên bản an toàn của HTTP. Cụm HTTPS là viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol Secure, có nghĩa là giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật, giao thức mà nhờ đó dữ liệu được gửi giữa trình duyệt và trang web bạn đang kết nối. Điều này có nghĩa là tất cả các giao tiếp giữa trình duyệt và trang web đều được mã hóa.

Các trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox và Chrome cũng hiển thị biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ để cho thấy một kết nối HTTPS có hiệu lực.

Định nghĩa HTTPS là gì? Hypertext Transfer Protocol Secure là gì?

Định nghĩa HTTPS là gì? Hypertext Transfer Protocol Secure là gì? (Ảnh: Namecheap)

HTTPS an toàn hơn nhiều so với HTTP. Khi bạn kết nối với máy chủ được bảo mật bằng HTTPS, các trang web bảo mật như ngân hàng của bạn sẽ tự động chuyển hướng bạn đến HTTPS, trình duyệt web của bạn sẽ kiểm tra chứng chỉ bảo mật của trang web và xác minh nó được cấp bởi cơ quan chứng nhận hợp pháp. Khi bạn gửi thông tin riêng tư qua kết nối HTTPS, không ai có thể nghe lén thông tin trong quá trình đó. HTTPS là yếu tố giúp những giao dịch trên ngân hàng trực tuyến và mua sắm của bạn an toàn có thể.

Mặc dù trước đây HTTPS được dành riêng để bảo mật an toàn cho mật khẩu và dữ liệu nhạy cảm khác, toàn bộ web đang dần bỏ lại HTTP và chuyển sang sử dụng HTTPS.

Bạn sẽ quan tâm  Banner Trong Quảng Cáo Hoạt Động Như Thế Nào?

Sự khác nhau giữa http và https

Hiện nay thì giao thức https được sử dụng nhiều hơn đối với các website có giao dịch trực tuyến sử dụng thẻ thanh toán đơn hàng. Giao thức này giúp an toàn cho giao dịch hơn để tránh rủi ro mất thông tin khi thanh toán. Ngoài ra https cũng là tín hiệu để google xếp hạng từ khóa, tuy nhiên https khiến việc truy cập website sẽ chậm hơn so với htpt. Google chrome cũng sắp có cảnh báo với website đang sử dụng http và ưu tiên các website sử dụng https. Nhưng bạn có sử dụng được https hay không thì phải có chứng chỉ SSL trước, nếu không sẽ có tình trạng hiển thị kết nối không bảo mật trên Google Chrome.

Giao thức HTTPS hoạt động như thế nào?

Thông thường, các trang HTTPs sẽ dùng một trong hai giao thức bảo mật để mã hoá là SSL (Secure Sockets Layer) và TLS (Transport Layer Security). Hai giao thức TLS (bảo mật tầng truyền tải) và SSL (tầng ổ bảo mật) đều được sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure) không đối xứng. Một hệ thống không đối xứng lại dùng 2 “khoá” để mã hoá nội dung, khoá “công khai” và khoá “riêng”. Những nội dung nào được mã hoá bằng khoá công khai thì chỉ có khoá riêng mới giải mã được và ngược lại.

Vì thế, khoá “riêng” cần được bảo vệ chặt chẽ, chỉ có chủ nhân của khoá riêng mới có thể truy cập. Ngược lại, khoá “công khai” bất kì ai cũng có thể biết, tuy nhiên để giải mã được thông tin thì cần phải mã hoá bằng khoá “riêng”.

Chứng chỉ SSL là gì?

Khi bạn tạo yêu cầu kết nối HTTPS cho trang web của bạn, trước tiên trang web sẽ gửi chứng chỉ SSL lên trình duyệt của bạn. Đây là chứng chỉ chứa khoá công khai để bắt đầu phiên bảo mật. Qua đó trình duyệt và trang web sẽ giao thức bắt tay (SSL handshake) với nhau. SSL handshake có chức năng tạo bí mật chia sẻ kết nối an toàn.

Tổng quan về khái niệm SSL là gì

Khi đã có chứng chỉ SSL, kết nối HTTPS, biểu tượng ổ khoá sẽ được hiển thị trên thanh trình duyệt khi truy cập website của bạn. Khi chứng chỉ Extended Validation Certificate được cài đặt, thanh địa chỉ sẽ chuyển sang màu xanh lá cây.

Chứng chỉ SSL là gì?

SSL là gì? Chứng chỉ HTTPS là gì? Xem thêm khái niệm ssl là gì wiki (Ảnh: Internet)

Tại sao cần phải sử dụng chứng chỉ SSL?

Tất cả các trang web sử dụng kết nối HTTP đều có thể bị bất kỳ hacker nào đột nhật vào kết nối trình duyệt và trang web để xem trộm. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo mật thông tin như trong thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, an sinh xã hội, hay nghiêm trọng hơn là thiệt hại về kinh tế… Chính bởi vậy cần phải sử dụng chứng chỉ SSL kết nối HTTPS để mã hoá thông tin được an toàn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi hacker đột nhật vào trang web cũng không thể giải mã được dữ liệu của bạn

Lợi ích của giao thức HTTPS

Những lợi ích chính mà giao thức HTTPS mang lại là:

  • Mã hoá thông tin khách hàng, số thẻ, đơn hàng, an sinh xã hội,…
  • Người truy cập có thể xác minh bạn là người chủ sở hữu tiên miền, người đăng ký tên miền doanh nghiệp.
  • Nhận được sự tin tưởng của người dùng, an toàn hơn trong việc mua bán trên trang web.
Bạn sẽ quan tâm  Business Development là gì? Người trong ngành Business Development cần biết những gì?

>> Có thể bạn quan tâm: Bảo mật OTP là gì?

3 Lý do HTTPS cần cho Website của doanh nghiệp

HTTPS là gì? 3 Lý do HTTPS cần cho Website của doanh nghiệp

Giao thức HTTPS là gì? Lý do cần đăng ký https cho website của bạn (Ảnh: TechWyse)

HTTPS tốt cho việc tìm kiếm

Thuật toán Google yêu cầu các Website phải chiến đấu nhau để tranh giành các thứ hạng tìm kiếm hàng đầu. Khi 2 Website có có thể xếp hạng cho truy vấn của người dùng, hiển thị hàng đầu ở kết quả tìm kiếm. Vậy nếu như 2 Website đó đồng hạng thì Google sẽ ưu tiên Website nào hơn? Có 1 tiêu chí nữa để Google xếp hạng cho kết quả tìm kiếm chính là HTTPS.

Gary Illyes – Nhà phân tích Xu hướng quản trị Website của Google giải thích:

“Nếu tất cả các yếu tố về chất lượng đều tương đương nhau cho hai kết quả, sau đó một trong đó sử dụng HTTPS sẽ chiếm ưu thế hơn kết quả khác.”

HTTPS tốt hơn cho người dùng

Các vụ hack trên Internet xảy ra rất thường xuyên. Trên thực tế, các vi phạm dữ liệu đã tăng 29,5% trong giai đoạn 2014-2015. Nhưng giao thức SSL (Secure Sockets Layer) đã ra đời giúp ngăn chặn và giữ thông tin người dùng được an toàn khỏi các cuộc tấn công “man-in-the-middle” – một hình thức nghe lén trong đó liên lạc giữa hai người dùng bị giám sát và sửa đổi bởi một bên trái phép.

Lợi ích của HTTPS là gì đối với người dùng - HTTPS tốt hơn cho người dùng

Lợi ích của HTTPS là gì đối với người dùng – HTTPS tốt hơn cho người dùng (Ảnh: Marketing News)

Điều đó làm cho HTTPS đặc biệt quan trọng nếu Website của bạn chấp nhận thẻ tín dụng hoặc có chức năng đăng nhập. Với rất nhiều sự cố hack, người dùng muốn biết rằng thương hiệu của bạn đang nỗ lực để bảo vệ thông tin cá nhân của họ để tránh bị đánh cắp hoặc xâm phạm.

HTTPS bảo mật tốt hơn cho người dùng

Như chúng ta đã biết thì https sử dụng mã hóa encryption để đảm bảo cho mọi thông điểm trao đổi giữa khách hàng và server không bị kẻ gian xâm nhập. Nếu website không có https thì người dùng sẽ dễ dàng bị tấn công snifffing và kẻ xấu hoàn toàn có thể xâm nhập vào kết nối máy khách và server để đánh cắp dữ liệu mà người dùng gửi đi ví dụ như (mật khẩu, thông tin tài khoản ngân hàng, email,…). Ngoài ra những thông tin có sẵn từ website cũng có thể bị quan sát, ghi lại mà người dùng hay quản trị website không hề hay biết.

Bằng việc sử dụng https, người dùng và máy chủ có thể tin tưởng tuyệt đối rằng các thông điệp chuyển giao trong trạng thái an toàn, bảo mật, nguyên vẹn.

Tránh việc lừa đảo bằng website giả mạo

Thực tế thì bất cứ server nào cũng có thể giả dạng là server của bạn để lấy thông tin từ người dùng và đây là hình thức lừa đảo Phishing, cũng tương tự như Phishing Email. Tuy nhiên, với giao thức https thì trước khi dữ liệu giẵ máy khách và máy chủ được mã hóa thì trình duyệt máy khách sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ để đảm bảo người dùng đang giao tiếp đúng đối tượng họ muốn. Chứng chỉ SSL/TLS của HTTPS sẽ xác minh đó có phải website chính thức của doanh nghiệp hay không.

SEO cần sử dụng HTTPS

Năm 2014, google đã thông báo sẽ đẩy xếp hạng tìm kiếm cho website sử dụng https để khuyến khích website sử dụng giao thức này. Chính vì thế, những website đã chuyển đổi sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

SSL là bắt buộc cho AMP

SSL là chữ viết tắt của Secure Sockets Layer (Lớp socket bảo mật). Một loại bảo mật giúp mã hóa liên lạc giữa website và trình duyệt web. Website được cài đặt chứng chỉ SSL/TLS có thể dùng giao thức HTTPS để thiết lập kênh kết nối an toàn tới server.

AMP là viết tắt của Accelerated Mobile Pages – các trang có tốc độ nhanh trên di động. Đó là công nghệ giúp các trang nhất định tải gần như tức thời trên thiết bị di động. Vì vậy, khi bạn tìm kiếm thứ gì đó trên thiết bị di động của mình thông qua Google, bạn có thể nhận thấy rằng một số kết quả có biểu tượng tia sét bên cạnh, điều đó có nghĩa là nó đã sẵn sàng AMP.

Bảo mật website SSL là gì? Điểm khác nhau giữa SSL và HTTPS là gì?

Bảo mật website SSL là gì? Điểm khác nhau giữa SSL và HTTPS là gì?(Ảnh: Digital Marketing Institute)

AMP sẽ đóng một vai trò lớn trong SEO, các trang sẵn sàng AMP sẽ có thứ hạng tốt hơn. Nhưng để một cái gì đó được gắn nhãn là AMP, nó yêu cầu SSL. Để các website trở nên thân thiết nhất có thể, tất cả các yêu cầu về AMP phải được kiểm tra chặt chẽ – bao gồm các tiêu chí HTTPS của nó.

>>> Chúng ta đã nhắc nhiều về SEO trong bài viết, vậy SEO là gì?. Tham khảo tại đây

Mua giao thức https ở đâu

Nếu chủ website nhỏ hoặc là các blog cá nhân thì bạn có thể sử dụng chứng chỉ SSL miễn phí do bên cung cấp hosting cung cấp hoặc bạn có thể tự mình tiến hành cài đặt SSL miễn phí. Hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting như iNET, hostinger, Azdigi,… đều có dịch vụ kích hoạt chứng chỉ SSL. Nếu bạn đã mua tên miền và hosting ở đó thì hãy nhờ kĩ thuật của đơn vị cung cấp cấu hình https vào website của bạn.

Còn nếu bạn muốn tự mình cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí thì có thể tham khảo rất nhiều cách trên mạng internet vô cùng đơn giản.

Đối với website của doanh nghiệp cần bảo mật và xác thực cao thì chi phí đổi website sang https sẽ rơi vòa khoảng 300.000 – 14.0000.000/ năm.

Lời kết

Qua bài viết chắc các bạn cũng đã hiểu rõ HTTPS là gì? HTTPS là một giao thức có tầm quan trọng đối với website trong việc bảo mật. Mong rằng qua một số chia sẻ của chúng tôi các bạn cũng đã phần nào hiểu được lợi ích mà HTTPS mang lại cho website của các doanh nghiệp. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của EMG Online chúng tôi.

Ngọc Mai – EMG Online

Tổng hợp

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *