Khởi nghiệp là gì? Cần những yếu tố và kỹ năng nào thành công?

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là gì? Nó khác gì so với Startup ?

Khởi nghiệp là gì? Theo lý thuyết sách vở, khởi nghiệp là khi bạn đã có ý tưởng kinh doanh riêng và tự tay thành lập một doanh nghiệp. Đích thân bạn sẽ là người quản lý trực tiếp hoặc quản lý với tư cách là người đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình… đều được gọi là khởi nghiệp.

Khởi nghiệp đã và đang là thuật ngữ có tính phổ biến tới khắp xã, phường, thôn quê giống như các thuật ngữ cách mạng 4.0, kinh doanh online, AI (trí tuệ nhân tạo)… Đây là một trào lưu mang ý nghĩa tích cực nếu hiểu đúng và ngược lại.

1. Các bước của quy trình khởi nghiệp là gì?

Theo Tiến sĩ Patrick Khor, Nhà sáng lập kiêm CEO của iBosses Singapore, 5 bước cơ bản của quy trình khởi nghiệp bao gồm:

  • Truyền lửa
  • Trang bị kiến thức về khởi nghiệp
  • Lập doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa trên thị trường
  • Phát triển mô hình trên toàn cầu
  • Doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khởi nghiệp là gì?

2. Đừng nhầm lẫn giữa Startup và khởi nghiệp là gì

Khởi nghiệp và startup là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người lại đánh đồng hai khái niệm này và thường xuyên sử dụng thay thế trong các hoàn cảnh khác nhau.

Khái niệm Startup được Neil Blumenthal, Đồng Giám đốc điều hành của Warby Parky được trích dẫn trên tạp chí Forbes thì: “Startup là một công ty hoạt động nhằm giải quyết một vấn đề mà giải pháp (đối với vấn đề đó) chưa rõ ràng và sự thành công không được đảm bảo”.

Còn theo Eric Ries, tác giả cuốn sách “The Lean Startup: How Constant Innovation Creates Radically Successful Businesses” thì: “Startup là một định chế/tổ chức con người được thiết kế nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới trong các điều kiện cực kỳ không chắc chắn”.

Bắt đầu kinh doanh, cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp?

1. Chuẩn bị khoản vốn ít nhất đủ chi tiêu trang trải trong 1 năm

Vốn rất quan trọng để khởi nghiệp. Để có thể phục hồi sau mỗi lần thất bại do nợ nần, bạn thường sẽ mất hàng năm trời. Ngoài ra, bạn sẽ đưa ra rất nhiều quyết định sai lầm nếu trong đầu bạn tràn đầy suy nghĩ về nợ nần. Vốn để sống tự do 1 năm cho bạn lựa chọn, tầm nhìn rộng mở và thời gian để sáng tạo.

Đối với những người có gia đình hoặc đang có việc làm ổn định có thể áp dụng kế hoạch lấy ngắn nuôi dài để duy trì mô hình starup của bạn. Nhưng hầu hết mọi người không có được sự thuận lợi đó. Vì thế, trước khi bắt đầu cuộc đua này, bạn nên có một khoản tiền dành dụm trong ngân hàng, đủ nuôi sống bạn và giúp bạn yên tâm tập trung cho công việc.

Bạn sẽ quan tâm  Ngành F&B là gì ? Chiến lược Marketing như thế nào tốt cho F&B?

2. Vấn đề nhân sự, con người, đối tác trong khởi nghiệp là gì?

Nhân sự chắc chắn là phải có nhưng với những người khởi nghiệp nhỏ không có nhiều tiền thì thuê ai, thuê cái gì về làm việc để giàu có và thành công ? Có người không cần thuê nhân viên mà tự làm 1 mình, đến 1 thời điểm đủ mạnh, đủ lớn họ mới thuê 1 vài người về phụ giúp.

Mà khi doanh nghiệp đủ mạnh, đủ sức đề kháng để thuê nhân viên thì nó chuyển qua 1 giai đoạn mới chứ không phải là 1 chủ thể kinh doanh trong giai đoạn đầu nữa.

Tiền không phải thứ quan trọng nhất trong đầu tư kinh doanh, người không phải, Marketing cũng không phải. Mà nó là một thứ sẽ quyết định tất cả những hành động trên có mang lại lợi nhuận hay thu lỗ.

3. Lập kế hoạch Marketing – PR trong khởi nghiệp là gì

Marketing rất quan trọng trong quá trình khởi nghiệp của các bạn. Nhiều người khởi nghiệp bắt tay vào làm mọi thứ nhưng lại không nghĩ đến việc làm sao để có thể đưa hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng. Và kết quả là bạn mất rất nhiều thời gian tìm hướng đi và doanh nghiệp của mình lại duy trì hoạt động không hiệu quả.

4. Xác định rõ thị trường và khách hàng mục tiêu

Để đảm bảo chuẩn bị tốt nhất khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh bạn còn cần phải nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về khách hàng mục tiêu bằng cách: Lập profile điển hình của khách hàng; Trả lời câu hỏi vì sao họ lại mua sản phẩm của bạn?; Động lực mua hàng là gì?…

Ngoài ra, trước khi khởi nghiệp kinh doanh bạn cũng cần nghiên cứu học học từ đối thủ cạnh tranh. Việc này giúp bạn tránh đi vào những sai lầm cũ của họ và tìm được hướng đi mới khi thật sự bước vào hành trình khởi nghiệp. Hãy làm việc này một cách cẩn thận, tỉ mĩ, ghi chép cụ thể để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản

Những yếu tố cần phải có của người khởi nghiệp là gì? 

1. Năng lực sáng tạo không giới hạn

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân người startup phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi vì chỉ có sự sáng tạo không giới hạn mới có thể làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh đặc biệt riêng cho startup của mình.

Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Vậy thì, thay vì tranh giành miếng bánh với các đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình, mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một miếng bánh mới – mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu.

2. Nguồn vốn kinh doanh khi khởi nghiệp là gì

Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi nghiệp kinh doanh. Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công của bạn.

Bạn sẽ quan tâm  Gap là gì? Trên thị trường hiện tại có những loại gap nào?

3. Sự kiên trì – không bỏ cuộc

Sở dĩ đức tính kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công – “Thất bại là mẹ thành công” . Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì vượt trội để có thể đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.

Kỹ năng cơ bản cần phải có trước khi khởi nghiệp là gì?

Bất kể hình thức kinh doanh của doanh nghiệp bạn là gì để vận hành doanh nghiệp được suôn sẻ, đòi hỏi bạn cần phải có những kỹ năng kinh doanh cơ bản sau:

1. Kỹ năng cơ bản về kiến thức chuyên môn

Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó.

Ví dụ: bạn muốn khởi nghiệp bằng cách mở phòng thu âm chuyên nghiệp, thì bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong thanh nhạc, âm thanh, cách hoà âm – phối khí hoặc cần biết sử dụng một số nhạc cụ phổ thông… Hay bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản gu thẩm mỹ, thời trang, nắm được xu hướng thời trang, về bán hàng …

Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.

2. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường tiềm năng sẽ cung cấp cho nhà startup có những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp kinh doanh và phát triển kế hoạch kinh doanh; dể dàng thích ứng với thị trường trong tương lai. Những yếu tố cần được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:

  • Xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng
  • Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp – gián tiếp và đối chiếu với doanh nghiệp mình
  • Phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.

3. Kỹ năng quản lý tài chính

Quản lý tài chính là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người khởi nghiệp kinh doanh. Quá trình startup sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực trong khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu làm sao vừa phải tiết kiệm và vừa cần hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp khởi nghiệp là gì.

Bạn sẽ quan tâm  Lý do Marketer phải thường xuyên cập nhật thông tin từ Google xu hướng

4. Kỹ năng ủy quyền – giao quyền

Ủy quyền liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoành thành công việc. Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt đồng hàng ngày trong doanh nghiệp mình. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.

5. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược

Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh. Nó là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của doanh nghiệp của bạn trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Ngoài những yếu tố đã được nêu trên thì các kỹ năng mềm – kỹ năng sống cơ bản của bản thân bạn như quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp… cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu. Kỹ năng mềm – kỹ năng sống tuy không mang ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố hỗ trợ giúp gia tăng khả năng thành công cho quá trình khởi nghiệp của bạn và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp của bạn trong các tình huống khó khăn có thể gặp phải.

6. Kỹ năng bán hàng

Khi mới khởi nghiệp, hầu như bạn sẽ tự mình làm mọi thứ và việc bán hàng cũng không ngoại lệ, nhưng làm sao để bán hàng hiệu quả thì luôn đòi hỏi những kỹ năng độc đáo.

Mặc dù quá trình bán hàng là hoàn toàn tự nhiên đối với một số người, nhưng với những người khác thì lại thấy rất khó khăn.

Nếu bạn thiếu tự tin về kỹ năng bán hàng của mình. Bạn hoàn toàn có thể tìm tòi và học hỏi thêm từ những người đi trước để có thể trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết khi tiếp xúc và thuyết phục khách hàng.

Để có thể khiến mọi thứ vận hành trơn tru khi bạn mới bắt tay khởi nghiệp, hãy đảm bảo là bạn đã dành đủ thời gian để nhìn nhận về những ưu, khuyết điểm của bản thân. Để có thể hoàn thiện và sẵn sàng cho công việc kinh doanh sắp tới.

Các tìm kiếm liên quan đến khởi nghiệp là gì

  • khởi nghiệp là gì trên facebook
  • khởi nghiệp là gì 2018
  • khởi nghiệp sáng tạo là gì
  • lập nghiệp là gì
  • khởi nghiệp bán độc lập là gì
  • startup công nghệ là gì
  • khởi sự kinh doanh là gì
  • khởi nghiệp độc lập và bán độc lập

 

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *