Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì? Cách giúp bé vượt qua thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2

khủng hoảng tuổi lên 2

Khủng hoảng tuổi lên 2 là những thay đổi trong hành vi và tâm lý của trẻ. Khủng hoảng tuổi lên 2 được đánh dấu bằng những cơn giận dữ thường xuyên của trẻ, giai đoạn này thường bắt đầu khi bé được 18 tháng đến 30 tháng tuổi và có thể kéo dài đến năm bé 3 tuổi.

Khi trẻ 2 tuổi, trẻ bắt đầu trải qua những thay đổi lớn về vận động, trí tuệ, xã hội và cảm xúcCha mẹ có thể cảm thấy choáng ngợp vì sự thay đổi nhanh chóng trong tâm trạng và hành vi của trẻ – và cảm thấy khó khăn trong việc ứng phó với trẻ.

Có thể nhiều bậc cha mẹ chưa biết rằng, đây là giai đoạn phát triển hết sức bình thường của trẻ, nó gọi là “khủng hoảng tuổi lên 2”. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ hiểu thế nào là khủng hoảng tuổi lên 2 và biết được cách dạy trẻ 2 tuổi tốt nhất.

Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn phát triển tự nhiên và hết sức bình thường ở trẻ nhỏ. Thuật ngữ tiếng Anh gọi là “Terrible Twos”, thuật ngữ này được dùng để mô tả những thay đổi trong hành vi và tâm lý mà cha mẹ thường quan sát được ở trẻ lên 2.

Khủng hoảng tuổi lên 2 được đánh dấu bằng những cơn giận dữ thường xuyên của trẻ. Trẻ bướng bỉnh và có những hành vi mang tính thách thức, bạo lực, muốn mọi thứ theo ý của mình và sẽ bày tỏ sự cáu giận hoặc “ăn vạ” nếu có điều gì không theo ý bé, một số trẻ có thể sẽ gặp khủng hoảng tuổi lên 2 khóc đêm, hay khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn

Vậy khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu khi nào và kéo dài trong bao lâu?

Khủng hoảng lên 2 không nhất định chỉ xảy ra khi bé bước sang tuổi lên 2, nó sẽ thường bắt đầu khi bé được 18 tháng đến 30 tháng tuổi và có thể kéo dài đến năm bé 3 tuổi hoặc lâu hơn.

Tại sao trẻ lại bị khủng hoảng tuổi lên 2?

Theo các chuyên gia tâm lý, ở mọi độ tuổi trẻ đều có những khủng hoảng tâm lý riêng, chỉ là nhiều hơn hay ít hơn ở cách biểu hiện. Cha mẹ sẽ phải đối mặt với những giai đoạn phát triển của con nhỏ như khủng hoảng tuổi lên 1, khủng hoảng tuổi lên 3,… thậm chí có cả khủng hoảng tuổi lên 6, khủng hoảng tuổi lên 7 hay cả khủng hoảng tuổi lên 9 của trẻ.

Lý do mà khủng hoảng tuổi lên 2 được nhắc đến nhiều nhất là do biểu hiện hết sức rõ ràng và xảy ra ở hầu hết mọi trẻ.

Dưới góc độ phát triển tâm lý của trẻ, thì khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ thực chất là biểu hiện của sự trưởng thành của trẻ. Ở giai đoạn tuổi lên 2, trẻ có những thay đổi lớn về thể chất cũng như trí tuệ, đây là lúc trẻ bắt đầu học các kỹ năng vận động và ngôn ngữ, trẻ cũng bắt đầu ý thức được sự tồn tại độc lập của mình và đồng thời có những suy nghĩ và mong muốn riêng của trẻ.

Trong giai đoạn này, trẻ sẽ tự nhiên muốn khám phá môi trường của chúng và có và làm những gì chúng muốn theo cách riêng của chúng. Nhưng vì các kỹ năng ngôn ngữ, thể chất và cảm xúc của chúng chưa phát triển tốt, trẻ có thể dễ dàng trở nên thất vọng khi chúng không giao tiếp được hoặc chưa thực hiện được việc nào đó bé muốn làm. 

Hoặc khi trẻ háo hức làm mọi thứ theo ý mình, nhưng chúng cũng bắt đầu phát hiện ra rằng họ phải tuân theo những quy tắc nhất định, điều này khiến trẻ không hề muốn tuân theo. Việc Khó khăn trong sự bộc lộ nhu cầu của trẻ ở giai đoạn này có thể dẫn đến hành vi không phù hợp, thất vọng, cảm xúc mất kiểm soát và nổi cơn thịnh nộ.

Biểu hiện của bé bị khủng hoảng tuổi lên 2

Khi ba mẹ theo dõi mốc phát triển của con khi lên 2 và biết được những khả năng mà trẻ 2 tuổi đạt được thì cha mẹ sẽ hiểu rõ những hành vi bạo lực chống đối, hay ăn vạ và sự bướng bỉnh của trẻ lên 2 là hoàn toàn có lý do.

Nó đến từ việc trẻ lên 2 đã nhận thức được quyền tự chủ và giá trị bản thân, thích sự độc lập và tự chủ nhiều hơn, trẻ có nhận thức cảm xúc riêng và suy nghĩ riêng nhưng vì thiếu kỹ năng biểu hiện cảm xúc hay thiếu ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ và mong muốn của mình mới dẫn đến các biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 2.

Bạn sẽ quan tâm  Dạy trẻ 4 tuổi như thế nào? Cách dạy trẻ phát triển thông minh toàn diện

Dấu hiệu khủng hoảng tuổi lên 2  rất đa dạng và khác nhau đối với từng trẻ, nhưng nhìn chung sẽ có một số biểu hiện chung nhất được biểu hiện như:

 Bộc lộ cảm xúc một cách dữ dội, hay cáu giận

Biểu hiện đầu tiên có thể được nhắc đến trong biểu hiện khủng hoảng trẻ lên 2 là cách bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ, dữ dội. Bé có thể đột nhiên phản ứng dữ dội như khóc nhè hoặc gào lên, thậm chí là nằm lăn ra ăn vạ mà không vì lý do gì đặc biệt cả.

Các lý do khiến bé hay khóc và phản ứng dữ dội như vậy có thể khiến ba mẹ rất hoang mang, vì nó thường đột nhiên đến. Ví dụ như bé không mặc được quần cũng khiến bé gào khóc, hay khi bé nhận ra mình không thể làm được điều gì đó cũng khiến bé thất vọng và gào khóc.

Phản ứng dữ dội của cảm xúc trẻ với  những lý do nhỏ là do trí tuệ của bé đã phát triển, bé  nhận thức biết nhiều điều nhưng không thể hiện được bằng hành động, hay không thể hiện được bằng lời nói để ba mẹ hay người khác hiểu mình.

Theo tâm lý học gọi đó là sự mâu thuẫn giữa năng lực và nhu cầu của trẻ, trẻ không đủ năng lực diễn đạt nhu cầu mà nó cần, dẫn đến ba mẹ hay người chăm sóc không hiểu được ý của bé làm bé thất vọng, cáu gắt và giận dỗi.

Thường xuyên nói “không”.

Một biểu hiện của trẻ khi bị khủng hoảng tuổi lên 2 thêm nữa chính là bé thường xuyên nói “không”, bé có thể nói từ “không” suốt cả ngày. Nhưng ba mẹ nên chú ý rằng, từ “không” mà bé nói chưa chắc đã mang hàm nghĩa phủ định.

Một lý do dẫn đến việc bé thường xuyên nói “không” là do trẻ phát hiện bố mẹ mình có những phản ứng hoặc bộc lộ cảm xúc ở mức độ tương tác cao, khiến bé thấy thú vị với điều này.

Tuy nhiên vẫn có rất nhiều phụ huynh chưa biết đến điều này nên coi việc bé nói “không” là thông tin bé muốn truyền đạt dẫn đến việc ba mẹ hiểu nhầm ý bé. Cách bé nói “không” chỉ đơn giản là bé muốn tạo ra sự khác biệt, hay gây chú ý với bố mẹ.

Thích tự làm mọi thứ nhưng theo cách riêng của trẻ.

Trong giai đoạn này, bé sẽ thích tự làm mọi thứ nhưng sẽ không tuân theo cách ba mẹ thường làm mà sẽ theo cách riêng của trẻ. Mặc dù khi bé mới 2 tuổi các kỹ năng vận động chưa tốt, tay vẫn chưa khéo léo và linh hoạt nhưng trẻ lại rất thích được tự làm việc để chứng minh mình độc lập rồi, và thích được làm theo ý mình.

Ví dụ như trẻ sẽ thích tự xúc cơm mặc dù cách trẻ cầm thìa bị sai, hoặc tự đi dép dù có thể đi trái dép, nhưng trẻ sẽ rất thích tự làm những việc đó theo cách bé tự học hỏi quan sát.

Sự dao động cảm xúc lớn và khó kiểm soát cảm xúc

Ở giai đoạn này, bé sẽ có sự dao động cảm xúc rất lớn, bé sẽ luôn ở 2 thái cực hoặc là cực vui, hoặc là cực buồn, và thường vui buồn diễn ra rất nhanh chóng. Bé khó kiểm soát cảm xúc của bản thân nên rất dễ cáu. Mỗi trẻ sẽ bộc lộ cảm xúc theo cách khác nhau và theo tùy tính cách mà sẽ có vô vàn biểu hiện khác nhau như khi cáu bé sẽ ăn vạ, ném đồ, đá, cắn….

 Tranh giành lãnh thổ

Ở giai đoạn này, trẻ mới đang học khái niệm “của tôi”, và bé chưa hề biết đến khái niệm chia sẻ. Bé sẽ có hành động đánh, tranh giành với những người khác đối với những thứ bé cho là thuộc về bé. Đây là biểu hiện phát triển hoàn toàn bình thường của trẻ, không phải con  nghịch ngợm đặc biệt, cũng không phải cách bạn giáo dục trẻ của cha mẹ có vấn đề.

Hầu như không đứa trẻ nào không gặp tình trạng như vậy trước 3 tuổi. Những đứa trẻ càng khỏe mạnh, hoạt bát, thông minh và có ý thức về bản thân càng cao thì mức độ “nổi loạn” càng mạnh.

Thường xuyên tỉnh giấc lúc đêm khuya

Một số trẻ sẽ có biểu hiện khủng hoảng lên 2 khóc đêm, trẻ sẽ bị rối loạn giấc ngủ, thường thức dậy vào buổi đêm và quấy khóc, đòi chơi và không chịu ngủ. Rối loạn giấc ngủ thường xảy ra do việc tiếp nhận cảm xúc mạnh và thông tin mới vào ban ngày.

Buổi tối trẻ không muốn ngủ có thể là do trẻ đã trải qua cảm xúc mạnh nào đó như quá phấn kích, sợ hãi, vui buồn… hoặc do trẻ mới học được kỹ năng mới và muốn thử ngay mà không muốn ngủ.

Ném đồ đạc

Trẻ cũng có thể biểu hiện là thường xuyên ném đồ chơi, các đồ vật được đưa cho. Lý do của biểu hiện này là ở giai đoạn này trẻ nhỏ có xu hướng phát triển phối hợp tay và mắt.

Bạn sẽ quan tâm  Dạy trẻ 4 tuổi như thế nào? Cách dạy trẻ phát triển thông minh toàn diện

 Không chịu ăn

Khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn cũng là một biểu hiện, có nhiều nguyên nhân làm mất cảm giác ngon miệng ở trẻ như mệt mỏi, mọc răng hoặc có thể là trẻ mải chơi mà không chịu ăn

Cách xử lý bé khủng hoảng tuổi lên 2

Giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 là mốc phát triển quan trọng, đây là biểu hiện phát triển tâm sinh lý bình thường ở trẻ. Bố mẹ không thể lảng tránh hoặc đè ép các biểu hiện của trẻ trong giai đoạn này, mà phải học cách chấp nhận và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, tìm cách xử lý, chuẩn bị kiến thức để cùng con vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng.

Nguyên tắc vàng để ba mẹ ứng phó với khủng hoảng tuổi lên 2 chính là ba mẹ cũng phải học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân trước những biểu hiện của trẻ, ba mẹ phải biết bình tĩnh và kiên nhẫn với trẻ.

Ba mẹ nên nhớ rằng, vì các con học theo mọi phản ứng của cha mẹ với sự việc, chịu tác động cảm xúc của cha mẹ nên cách cha mẹ phản ứng và bộc lộ cảm xúc bình tĩnh đã là đang dạy bé nhà mình cách kiềm chế cảm xúc.

Cách xử lý khủng hoảng tuổi lên 2, đơn giản là cùng con đồng hành, hiểu tâm lý của các con, và trải nghiệm cùng con trong thời gian nhạy cảm này.

Cách giải quyết khi bé biểu hiện của sự khủng hoảng tuổi lên 2

Đánh lạc hướng

khi trẻ có biểu hiện gào khóc, ăn vạ để đòi điều gì mà ba mẹ không muốn hoặc không cho con được thì  ba mẹ có thể phân tích và tương tác để đánh lạc hướng của trẻ. Ba mẹ hãy  bình tĩnh phân tích đề các con cảm thấy mình được lắng nghe và đồng cảm.

Đối với những trẻ chậm nói so với cùng tuổi, ngôn ngữ kém, bố mẹ nên mô tả trạng thái con đang trải qua để bé cảm thấy được đồng cảm trước khi bắt đầu đánh lạc hướng sang chủ đề khác.

Cho trẻ quyền tự lựa chọn trong giới hạn

Ba mẹ có thể là đưa cho trẻ có quyền tự lựa chọn trong giới hạn bố mẹ đưa ra, ví dụ như cha mẹ có thể cho con quyền lựa chọn trang phục trong số những bộ trang phục mà bố mẹ đã chọn trước và đưa ra cho con chọn. Thay vì bắt con làm theo ý của mình sẽ khiến bé chống đối, thì cách này là một cách rất hiệu quả.

Một lưu ý hết sức quan trọng đó là ba mẹ tuyệt đối không được dùng bạo lực để chấn áp trẻ, mà phải tìm cách giáo dục trẻ bằng hành vi và nghệ thuật thuyết phục để tìm được sự hợp tác giải quyết cùng trẻ.

Dạy bé phát triển các kỹ năng của mình

Việc xây dựng các chương trình giáo dục trẻ sớm cũng là một biện pháp ứng phó với khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ. Đầu tiên ba mẹ sẽ nhìn nhận tích cách, cá tính của con mình, tiếp đến là cân nhắc về mục đích dạy trẻ, nên dạy trẻ điều gì, dạy con ở đâu, khi nào và dạy như thế nào để trẻ tiếp thu.

Căn cứ vào những nguyên nhân dẫn đến biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 2, thì ba mẹ nên cân nhắc về việc dạy con phát triển những kỹ năng sau đây để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này:

  • Giúp bé phát triển ngôn ngữ

Khi em bé cảm thấy bực bội vì thiếu biểu hiện ngôn ngữ, trẻ sẽ hành xử bất thường. Việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ sẽ giúp ích cho trẻ bộc lộ được mong muốn của mình, tự nhiên thì bé sẽ không cáu gắt nữa

  • Dạy trẻ thể hiện cảm xúc

Cảm xúc được tạo ra với sự phát triển của ngôn ngữ và sự hiểu biết của bé về từ vựng. Ba me cần dạy con bộc lộ được những cảm xúc của mình như hài lòng, vui vẻ, thoải mái, hay tức giận bằng lời nói thay vì những hành động bộc phát như ném đồ,.. và dạy bé cách bình tĩnh khi có cảm xúc mạnh.

  • Để bé tự suy nghĩ, khuyến khích sự độc lập của con
  • Hãy để em bé được chuẩn bị, hoặc thỏa thuận với con trước việc nào

Một số câu hỏi liên quan về khủng hoảng tuổi lên 2

1. Có thực sự tồn tại “giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2” không?

Khủng hoảng tuổi lên 2 thực sự có tồn tại ở trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu chính thức cai sữa mẹ. Vì vậy, trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện chống đối và khóc đòi nhiều hơn.

2. Khi nào thì khủng hoảng tuổi lên 2 kết thúc?

Thông thường, giai đoạn này sẽ kết thúc khi trẻ được 30 tháng tuổi nhưng chúng cũng có thể kéo dài đến khi bé 3 tuổi.

3. Khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu từ khi nào?

Khủng hoảng tuổi lên 2 không nhất thiết xuất hiện khi trẻ lên 2 tuổi mà hiện tượng này có thể xảy ra sớm hơn, khoảng từ khi trẻ được 18 tháng tuổi.

4. Nên đọc sách gì để hiểu về khủng hoảng tuổi lên 2?

1. Bách khoa tâm lý trẻ từ 0-2 tuổi – Shin Yee Jin
Shin Yee Jin – một người mẹ cũng đã trải qua các giai đoạn khủng hoảng cùng con như bao người mẹ khác. Cô đã viết ra nhiều tập sách đúc kết kinh nghiệm nuôi dạy con từ bản thân giúp các bà mẹ nhẹ gánh hơn trong quá trình nuôi dạy con của mình. Vì vậy, đây cũng là một đầu sách bố mẹ đáng quan tâm tới để ứng phó với con của mình trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 này.
 
2. Đọc vị mọi vấn đề của trẻ
“Trong cuốn sách này, tôi muốn giúp bạn, xoa dịu nỗi sợ của bạn và chỉ cho bạn cách tự tạo cho mình sức mạnh của một người làm cha mẹ. Tôi muốn dạy cho bạn những gì tôi đã học được từ công việc cả đời thì thầm với trẻ cũng như trả lời những câu hỏi mà bạn đặt ra cho tôi. Tôi muốn dạy bạn cách nghĩ giống như tôi. Tất nhiên, dù tôi có cố gắng liệt kê tất cả những vấn đề mà bạn có thể gặp phải thì mỗi một em bé và mỗi một gia đình lại có một chút khác biệt. Vì thế, khi các ông bố bà mẹ tìm đến tôi với một vấn đề cụ thể nào đó, để đánh giá xem chuyện gì đang xảy ra trong ngôi nhà và với đứa con sơ sinh hoặc đứa con mới chập chững biết đi của họ, tôi luôn hỏi ít nhất một, nếu không thì phải một loạt những câu hỏi về cả đứa trẻ và việc mà cha mẹ đã làm để ứng phó với tình huống đó. Sau đó, tôi mới có thể nghĩ ra kế hoạch hành động phù hợp. Mục tiêu của tôi là giúp bạn hiểu được quá trình tư duy và hình thành thói quen tự đặt câu hỏi. Như vậy, bạn sẽ không chỉ là người thì thầm với trẻ, mà còn trở thành một người giải quyết vấn đề xuất sắc – một Quý bà hoặc Quý ông vạn năng.
 
Khi đọc tiếp, tôi muốn bạn nhớ điều quan trọng này: Vấn đề không là gì khác ngoài một rắc rối cần phải giải quyết hoặc một tình huống đòi hỏi giải pháp sáng tạo. Hãy đặt ra đúng câu hỏi và bạn sẽ tìm ra câu trả lời chính xác.”
(Tracy Hogg)

Bạn sẽ quan tâm  Dạy trẻ 4 tuổi như thế nào? Cách dạy trẻ phát triển thông minh toàn diện

5. Nên làm gì khi trẻ bị khủng hoảng và biếng ăn?

Bố mẹ không nên bộc lộ cảm xúc thái quá khi trẻ không nghe lời hoặc ương bướng, hãy đồng hành cùng con và kiên nhẫn nói chuyện với con để con hình thành được những cảm xúc tích cực trong não bộ của bé. 
 
Bố mẹ không nên làm rối loạn lịch sinh hoạt thông thường của con để phần nào làm giảm đi tình trạng cáu giận ở trẻ. Ví dụ như để trẻ quá giờ ngủ hoặc cố gắng làm nốt việc nhà trong khi đã đến giờ trẻ ăn và trẻ đang rất đói. 
 
Khi trẻ biếng ăn, bố mẹ cần chú ý những điều sau đây:
Đừng ép buộc bé phải ăn đồ ăn theo ý của bố mẹ, hãy để trẻ có quyền tự quyết định chọn những món con thích. Nếu bị ép buộc quá nhiều, sẽ gây ra tình trạng sợ ăn và trẻ sẽ không muốn ăn ngay cả khi chúng đói.
Làm cơm cho bé với những hình thù ngộ nghĩnh
Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng với gia đình
Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày
Trước bữa ăn không nên cho con ăn hay uống quá nhiều bất kể là món gì
Đảm bảo khẩu phần ăn của con phải đầy đủ các nhóm chất cần thiết

6. Nên làm gì khi trẻ bị khủng hoảng và hay khóc đêm?

Để giảm thiểu tình trạng khóc đêm, bố mẹ nên tạo cho con một môi trường thoải mái nhất để giấc ngủ được đảm bảo. Điều cơ bản nhất là bố mẹ nên chọn cho con những bộ quần áo thật mềm mại, rộng rãi, thấm hút mồ hôi để con dễ dàng chuyển tư thế khi ngủ. 

Trước khi trẻ ngủ, mẹ nên tạo ra không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn và ánh sáng của tivi, điện thoại. Để bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn mẹ nên bật những bản nhạc không lời có giai điệu nhẹ nhàng để giúp bé dễ chìm vào giấc ngủ.

Quan tâm đến cảm xúc, tâm lý của con cũng là một điều bố mẹ cần chú ý. Bố mẹ nên tâm sự về những việc xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của con và đưa ra những lời khuyên chân thành nhất để con cảm thấy yên tâm trong lòng. Giữ tâm lý thoải mái cũng là nền tảng cho con phát triển tốt những kỹ năng về sau này.

Ngoài ra, mẹ cũng cần xây dựng khẩu phần ăn cho con hợp lý, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết trong thực đơn ăn hằng ngày của con như: Canxi, vitamin D3, MK7, FOS, DHA, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin E, protein, chất khoáng,… để giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch, giảm thiểu ốm vặt và tăng cường trí tuệ. 

Bài viết liên quan

dạy trẻ 4 tuổi.jpg
Dạy trẻ 4 tuổi như thế nào? Cách dạy trẻ phát triển thông minh toàn diện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *