Lạm phát là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát lạm phát hiệu quả

Lạm phát là gì?

Lạm phát là một trong những khái niệm thường gặp nhất trong kinh tế và được coi là một hiện tượng “xấu” không thể tránh khỏi. Dù khá phổ biến nhưng sự thật là không mấy ai thật sự hiểu lạm phát là gì. Đa phần mọi người chỉ biết rằng lạm phát sẽ xuất hiện khi người ta nói đến sự mất giá của thị trường hay đồng tiền bị giảm sức mua. Trong một số trường hợp, nó còn là sự phá giá của đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác khi so sánh các nền kinh tế với nhau. Nhưng cụ thể, bản chất của lạm phát là gìhiện tượng lạm phát xảy ra khi nào, tác động của nó đến nền kinh tế ra sao thì không phải ai cũng có thể hiểu rõ tường tận.

Để giúp cho mọi người các cái nhìn rõ nét nhất về hiện tượng lạm phát thì ngay bây giờ mời các bạn hãy cùng với EMG Online khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Lạm phát là gì?

Theo định nghĩa trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát còn là sự giảm phá giá của đồng tiền nội tệ so với đồng tiền ngoại tệ của các quốc gia khác.

Lạm phát là gì?Lạm phát Tiếng Anh là gì? Ảnh hưởng của lạm phát ở Việt năm 2020 (Ảnh: The Tennessean)

>> Xem thêm: Tỷ giá hối đoái là gì

Đặc điểm của lạm phát là gì?

Lạm phát được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau trong những điều kiện cụ thể có tính liên lục. Nếu như các bạn muốn biết đặc điểm của lạm phát là gì thì hãy tìm hiểu qua những thông tin sau:

1. Tăng giá liên tục

Đặc điểm đầu tiên của lạm phát là sự gia tăng liên tục của giá cả. Kết luận này dựa trên quan sát các sự kiện và nó hoàn toàn đúng. Mặc dù có thể vẫn có những sự phục hồi của giá cả ở một số thị trường nhờ vào các biện pháp tài chính và tiền tệ do chính phủ thực hiện, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận đó là việc tăng giá quá mức là dấu hiệu của lạm phát.

2. Cung ứng tiền quá mức trong nền kinh tế

Đặc điểm thứ hai của lạm phát là việc cung ứng tiền quá mức trong nền kinh tế. Trong thời gian chiến tranh hoặc phải chuẩn bị cấp tốc cho chiến tranh, các nguồn lực do chính phủ quản lý có thể không đủ và chính phủ có thể áp dụng các biện pháp thời chiến để tăng cường nguồn lực và khắc phục tình huống khẩn cấp. Cụ thể, chính phủ có thể sử dụng các ngân hàng ứng trước trên cơ sở trái phiếu chính phủ và chứng khoán. Điều này dẫn đến sự mở rộng tiền giấy cũng như tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế.

3. Vòng luẩn quẩn của vòng xoáy lạm phát

Nếu như có cái nhìn cơ bản về khái niệm lạm phát là gì thì chúng ta sẽ thấy rằng một đặc điểm quan trọng khác của lạm phát đó chính là vòng luẩn quẩn của vòng xoáy lạm phát. Nó được tạo ra bởi vận tốc lưu thông của tiền tệ. Lạm phát sẽ tự nuôi mình để phát triển thành vòng xoáy lạm phát.

Vì vật giá ngày một leo thang và dự kiến sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới, nên cộng đồng sẽ có xu hướng tiết kiệm tiền hoặc giữ tài sản tiền mặt ở mức ít nhất khi giá trị của tiền đang giảm. 

Điều đó dẫn đến một xu hướng mạnh mẽ đó là chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa và dịch vụ, không chỉ cho giai đoạn hiện tại mà còn cho cả tương lai. Xu hướng tích trữ hàng hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ và dai dẳng, và giá cả thì ngày càng tăng. Mọi người sẽ cố gắng đầu tư vào bất động sản và các tài sản hữu hình khác mà giá sẽ tăng theo lạm phát. Họ cố gắng tận dụng sự tăng giá và giảm giá trị của đồng tiền.

Mặt khác, các doanh nghiệp đoán được nhu cầu hàng hóa tăng lên sẽ mở rộng các chương trình đầu tư. Do đó, chi tiêu trên cả hai tài khoản sẽ được tăng tốc. Vận tốc của tiền (velocity of money) sẽ ở mức rất cao.

Giá cả và cung tiền tăng lên cũng có thể không kéo theo sự gia tăng về số lượng và chất lượng hàng hóa, bởi vì nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn sản xuất. Những điểm nghẽn này khiến giá cả tiếp tục leo thang do nhu cầu cao.

Giá cả tăng sẽ kéo theo tiền lương và chi phí tăng, và rồi lại khiến giá cả tăng hơn nữa. Tiền gửi ngân hàng của người dân tăng lên cũng sẽ dẫn đến chi tiêu nhiều hơn. Vì vậy, vòng luẩn quẩn một khi bắt đầu sẽ tiếp tục tự nuôi sống chính nó.

Phân loại lạm phát

Khi đã nắm rõ đặc điểm của lạm phát là gì chúng ta có thể chia lạm phát làm 3 cấp độ, bao gồm:

  • Lạm phát tự nhiên (0 – 10%): Đây là mức độ nhẹ nhất, giá cả tăng khá chậm và có thể được dự đoán từ trước. Mức tăng này là mức tăng kỳ vọng của bất kỳ quốc gia nào. Lý tưởng nhất sẽ là <5%.
  • Lạm phát phi mã (10 – < 1000%): Đây là mức độ lạm phát thứ hai, tuy chưa phải cao nhất nhưng cũng cực kỳ đáng báo động. Tỷ lệ lạm phát tăng nhanh từ 2 – 3 con số báo hiệu một thị trường tài chính không ổn định, đồng tiền mất giá và lãi suất thực tế âm.
  • Siêu lạm phát (> 1000%): Đây là mức độ cao nhất và cũng là dấu hiệu cho thấy tình trạng khủng hoảng tài chính, đồng tiền mất giá hoàn toàn.
Bạn sẽ quan tâm  5 Cách chốt sale hiệu quả khiến khách hàng không thể chối từ

Một số khái niệm khác liên quan đến lạm phát

  • Giảm phát: là sự sụt giảm trong mức giá chung của nền kinh tế
  • Thiểu phát: là mức độ lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Có nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát nhưng thực tế hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau
  • Tái lạm phát: Ám chỉ nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát

Một số khái niệm khác liên quan đến lạm phát

Giảm phát là gì? Thiểu phát là gì?

Những nguyên nhân gây ra lạm phát thường gặp

Qua những thông tin được nhắc đến ở trên, khái niệm lạm phát là gì chắc hẳn cũng đã được khắc hoạ rõ nét. Vậy những nguyên nhân lạm phát nào đang ảnh hưởng đến nền kinh tế hiện nay?. Nguyên nhân chính của lạm phát hoặc là do tổng cầu (AD) dư thừa (tăng trưởng kinh tế quá nhanh) hoặc các yếu tố chi phí đẩy (các yếu tố từ phía cung). Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể tham khảo chi tiết.

Lạm phát do cầu kéo

Nếu nền kinh tế đạt đến hoặc gần với mức toàn dụng lao động (full employment), thì tổng cầu (AD) tăng dẫn đến giá cả (PL) tăng. Khi các công ty phát huy hết công suất, họ phản ứng bằng cách tăng giá dẫn đến lạm phát. Ngoài ra, khi ở gần mức toàn dụng lao động và thiếu lao động, người lao động có thể nhận được mức lương cao hơn, điều này cũng làm tăng khả năng chi tiêu của họ.

Lạm phát do cầu kéoSo sánh lạm phát cầu kéo và chi phí đẩy (Ảnh: Economicshelp)

Xu hướng lạm phát do cầu kéo xảy ra nếu tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng theo xu hướng dài hạn. Trong đó, xu hướng dài hạn của tốc độ tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng trưởng bền vững trung bình và được xác định bởi tốc độ tăng năng suất.

Hãy đến với một ví dụ về lạm phát do cầu kéo ở Anh:

So sánh lạm phát cầu kéo và chi phí đẩy(Ảnh: Economicshelp)

Trong những năm 1980, Vương quốc Anh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng. Chính phủ cắt giảm lãi suất và cũng cắt giảm thuế. Giá nhà tăng tới 30% – thúc đẩy hiệu ứng giàu có tích cực và sự gia tăng niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin tăng lên dẫn đến chi tiêu cao hơn, tiết kiệm thấp hơn và gia tăng vay nợ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5% một năm – cao hơn hẳn so với xu hướng dài hạn của Vương quốc Anh là 2,5%. Kết quả là lạm phát gia tăng do các công ty không thể đáp ứng nhu cầu. Nó cũng dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai. 

Ở Việt Nam, nếu như các bạn đã có kiến thức cơ bản để nắm được lạm phát là gì thì bạn có thể hiểu hiện tượng này đơn giản là việc giá xăng tăng lên kéo theo giá cước taxi tăng lên, giá thịt lợn tăng, giá nông sản tăng,…

Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy(Ảnh: Economicshelp)

Chi phí đẩy của doanh nghiệp nói chung bao gồm tiền lương, giá cả nhập vào, giá nguyên vật liệu, máy móc, tiền thuế,… Khi giá cả của một hoặc nhiều yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng lên, và doanh nghiệp buộc phải chuyển áp lực này sang người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là họ phải tăng mức giá thành sản phẩm lên để đảm bảo lợi nhuận. Khi mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên thì được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”.

Lạm phát do cơ cấu

Trong một nền kinh tế, chắc chắn có những ngành kinh doanh hiệu quả và những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả. Với nhóm ngành hiệu quả, doanh nghiệp sẽ phải tăng dần tiền lương cho người lao động, tạo ra xu thế buộc các ngành không hiệu quả phải tăng theo. Nhưng vì các doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên họ phải tăng giá thành sản phẩm để bù lại mức tăng lương cho người lao động cũng như đảm bảo lợi nhuận. Điều này vô hình chung làm lạm phát phát sinh.

Lạm phát do cầu thay đổi

Điều này xảy ra khi nhu cầu tiêu thụ của một mặt hàng nào đó trên thị trường giảm đi, và mặt hàng khác lại tăng lên, nhưng các mặt hàng đó trên thị trường chỉ có người cung cấp độc quyền và giá cả chỉ có tăng chứ không giảm (như giá điện tại Việt Nam), thì mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ thấp vẫn không giảm giá, trong khi mặt hàng có nhu cầu cao lại liên tục tăng giá. Kết quả là mức giá chung của nền kinh tế tăng lên, dẫn đến lạm phát. Chính bởi khâu quản lý yếu kém và chưa thực sự hiểu rõ được bản chất của lạm phát là gì đã dẫn đến tác động tiêu cực của lạm phát gây ra cho nền kinh tế.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu gia tăng dẫn đến tổng cầu lớn hơn tổng cung, mà sản phẩm được sản xuất ra phải được thu gom một phần để đem đi xuất khẩu, khiến cho lượng cung trong nước giảm sút (hút hàng trong nước). Kết quả là tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu, tạo ra sự mất cân bằng và phát sinh lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Ngược lại, việc nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Khi giá nhập khẩu tăng (có thể do nhiều nguyên do, có thể do giá mặt hàng đó trên thế giới tăng, hoặc cũng có thể do thuế nhập khẩu tăng), làm giá bán trong nước của các sản phẩm này tăng theo. Mức giá chung của thị trường sẽ bị giá của các sản phẩm ngoại nhập đẩy lên dẫn đến lạm phát.

Bạn sẽ quan tâm  Qmart – Chuỗi siêu thị sống “lay lắt” qua từng ngày của ngành bán lẻ

Lạm phát tiền tệ

Nếu Ngân hàng Trung ương in thêm tiền, bạn sẽ thấy lạm phát tăng. Điều này là do cung tiền đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định giá cả. Nếu có nhiều tiền hơn theo đuổi cùng một lượng hàng hóa, thì giá cả sẽ tăng lên. Siêu lạm phát thường là do cung tiền tăng quá mức.

Phương pháp đo lường Lạm phát

Đo lường lạm phát hay nói cách khác là đo lường sự thay đổi giá cả (tăng hoặc giảm) của một lượng lớn hàng hóa, dịch vụ của một nền kinh tế theo thời gian, với các số liệu được thu thập bởi Nhà nước, các cơ quan tài chính, liên đoàn lao động, các tạp chí tài chính,…

Nếu như có thể nằm lòng được khái niệm lạm phát là gì chúng ta sẽ thấy có rất nhiều chỉ số được dùng để đo lường lạm phát có thể kể ra như chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số giảm phát GDP hay thậm chí là chỉ số giá PCE. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là CPI. CPI theo dõi sự thay đổi trong chi phí sinh hoạt của mỗi gia đình theo thời  gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, các gia đình phải chi tiêu nhiều tiền hơn trước để duy trì mức sống như cũ.

Phương pháp đo lường Lạm phát là gìLạm phát chính là việc giá tiền tăng nhưng giá trị đồng tiền giảm (Ảnh: Capital)

Để đo lường CPI, người ta sẽ tạo ra một giỏ hàng hóa quan trọng mang tính chất điển hình rồi lấy trọng số theo số lượng của từng mặt hàng mà người tiêu dùng mua. Sau đó xác định giá cả từng loại hàng hóa dịch vụ tại từng thởi điểm của từng hàng hóa, tính toán tổng chi phí của giỏ hàng hóa dịch vụ điển hình đó tại các thời điểm, cuối cùng là xác định 2 mốc thời gian để so sánh với các năm khác nhau.

Như vậy, công thức tính tỷ lệ lạm phát sẽ bằng: [(CPI n+1 – CPI n)/CPI n] x 100%

Nếu tỷ lệ lạm phát đối với CPI trong khoảng thời gian một năm này là 4% thì có nghĩa là mức giá chung cho người tiêu dùng điển hình của nước đó đã tăng khoảng 4% trong năm đó. 

Trong mỗi giai đoạn sẽ có giá của mặt hàng này tăng, giá của mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng thì ta sẽ có lạm phát, nếu giảm sẽ có giảm phát.

Tác động của Lạm phát đến kinh tế

Như những chia sẻ ở phần lạm phát là gì và đặc điểm của lạm phát, có thể thấy lạm phát tuy rằng là một hiện tượng “xấu” nhưng nó cũng mang đến những ảnh hưởng cả tiêu cực lẫn tích cực đến một nền kinh tế.

Tác động tích cực

Về tác động tích cực, khi lạm phát duy trì ở mức ổn định từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% với các nước đang phát triển thì nó sẽ cho thấy nền kinh tế của quốc gia đó đang có tốc độ phát triển bền vững. Cụ thể, nó sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

  • Giảm tỷ lệ thất nghiệp, kích thích tiêu dùng tăng, vay nợ và đầu cơ an toàn hơn
  • Giúp chính phủ có thêm nhiều lựa chọn về công cụ kích thích đầu tư vào các lĩnh vực kém ưu tiên hơn, nhờ vào việc mở rộng tín dụng mà giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các mục tiêu cụ thể và trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, đây là một động thái khó khăn và đầy mạo hiểm nên nếu không chủ động và sẵn sàng ứng phó với những bất trắc có thể xảy ra thì hậu quả của lạm phát sẽ vô cùng lớn

Nhìn chung, lạm phát là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong nền kinh tế. Khi các quốc gia có thể kìm hãm, điều tiết và kiểm soát được lạm phát ở mức ổn định thì sẽ thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế. 

Tác động tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế mang tính tích cực thì vẫn còn những điều tiêu cực. Vậy tác động tiêu cực của lạm phát là gì, cụ thể như sau:

Lãi suất

Hiện tượng tỷ lệ lạm phát cao và liên tục của các quốc gia có thể gây ra những tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động tiêu cực đầu tiên phải kể đến chính là lãi suất.

Công thức tính lãi suất thực đó là Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát. Do đó, khi lạm phát tăng cao, muốn lãi suất thực luôn được duy trì ổn định và đạt dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo. Mà việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ khiến cho nền kinh tế bị suy thoái và thất nghiệp gia tăng.

Thu nhập thực tế của người lao động

Việc phát sinh lạm phát sẽ khiến cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống dù thu nhập trên danh nghĩa của họ không đổi. Vì chính sách thuế của nhà nước được tính trên cơ sở của thu nhập danh nghĩa nên khi lạm phát tăng cao, nên những người đi vay sẽ tăng lãi suất danh nghĩa để bù vào tỷ lệ lạm phát tăng cao mặc dù thuế suất vẫn không tăng. Như vậy, thu nhập dòng (thực) của người lao động sẽ bằng thu nhập danh nghĩa (có thể hiểu đơn giản là lương cứng của người lao động) trừ đi tỷ lệ lạm phát bị giảm xuống, khiến cho thu nhập thực từ các khoản lãi, khoản lợi tức bị giảm xuống. 

Điều này không chỉ là vấn đề nhức nhối của doanh nghiệp mà còn tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, làm tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đời sống nhân dân lao động trở nên khó khăn và còn làm giảm niềm tin của dân chúng đối với chính phủ.

Thu nhập không bình đẳng

Tác động của Lạm phát đến kinh tếHậu quả của lạm phát là gì? Lạm phát làm tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày một nghiêm trọng ở các quốc gia (Ảnh: VNExpress)

Như đã nói ở trên, lạm phát tăng cao sẽ làm cho giá trị đồng tiền giảm sút. Điều đó khiến cho người đi vay, đặc biệt là những người vay vốn trả góp được lợi trong việc đầu cơ kiếm lời. Nhu cầu vay tiền trong nền kinh tế cũng được đẩy lên cao, lãi suất theo đó cũng tăng mạnh. 

Bạn sẽ quan tâm  WTO là gì? Cập nhật thông tin chi tiết về WTO năm 2021

Lạm phát tăng còn tạo điều kiện cho những người giàu có vơ vét và thu gom hàng hóa, tài sản, đầu cơ tích trữ. Tình trạng này càng làm nghiêm trọng hóa sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường, làm cho giá cả hàng hóa cũng bị độn lên mạnh. 

Khi người giàu ngày càng giàu thì người nghèo lại ngày càng trở nên khốn khó. Giá cả hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu tăng cao khiến cho họ không thể mua nổi, tình trạng phân hóa giàu nghèo lại càng tăng, gây ra những rối loạn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, mức sống giữa người giàu và người nghèo.

Nợ quốc gia

Lạm phát tăng cao có thể khiến quốc gia được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân. Tuy nhiên, xét về mặt nợ nước ngoài, điều này lại gây ra những khó khăn nhất định, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Lạm phát khiến cho tỷ giá tăng và đồng tiền trong nước nhanh chóng trở nên mất giá hơn so với các đồng tiền nước ngoài, điều này khiến cho tình trạng nợ nước ngoài ngày càng trở nên trầm trọng hơn. 

Vậy nên, lạm phát quả thực gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống kinh tế xã hội của mọi quốc gia. 

Xác định tình trạng của lạm phát như thế nào?

Về cơ bản, nếu đã hiểu được lạm phát là gì thì sẽ đều biết rằng tình trạng lạm phát của mỗi quốc gia là khác nhau và đương nhiên, mỗi quốc gia cũng sẽ có một phương pháp đo lường riêng. Tuy nhiên, phương pháp đo lường lạm phát được dùng nhiều nhất chính là hệ số giảm phát GDP. Đây là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, so sánh mức tăng hoặc giảm giá giữa GDP hiện hành và kỳ trước. 

Tỷ lệ lạm phát được tính theo chỉ số giảm phát sẽ có công thức như sau:

Tỷ lệ lạm phát 2020 = [100 x (Chỉ số giảm phát GDP 2020 – Chỉ số giảm phát GDP 2019)] / Chỉ số giảm phát GDP 2019

Các phương án kiểm soát lạm phát phổ biến

Với tầm ảnh hưởng to lớn như vậy, việc kiểm soát lạm phát để bình ổn kinh tế luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Tùy vào tình hình lạm phát mà mỗi nước sẽ có các phương án kiểm soát lạm phát khác nhau, nhưng dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến một số phương án phổ biến nhất. Cùng xem những phương pháp kiểm soát lạm phát là gì ngay bây giờ nhé.

Giảm bớt lượng tiền lưu thông trong nước

Khi xuất hiện tình trạng lạm phát, Chính phủ sẽ có những phương án điều chỉnh lượng tiền lưu thông trong nước như sau:

  • Ngưng phát hành tiền
  • Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhằm giảm lượng cung tiền vào trong thị trường và tác động đến sự bình đẳng giữa các ngân hàng
  • Nâng lãi suất của cả tiền gửi và lãi suất tái chiết khấu
  • Ngân hàng trung ương sẽ áp dụng nghiệp vụ thị trường mở để bán những chứng từ có giá trị cho các ngân hàng thương mại
  • Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho ngân hàng thương mại
  • Giảm chi ngân sách, cụ thể là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công
  • Tăng thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân và tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội

Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng

  • Khuyến khích tự do mậu dịch
  • Giảm thuế
  • Tăng cường các biện pháp thúc đẩy hàng hóa nhập khẩu

Đi vay viện trợ nước ngoài

Viện trợ nước ngoài là khoản ưu đãi về tài chính, dịch vụ, hàng hoá được hỗ trợ cho những quốc gia đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển ở các quốc gia đó. Do vậy, để kiểm soát lạm phát việc đi vay viện trợ từ nước ngoài là một việc cần thiết.

Cải cách tiền tệ

Việc cải cách trong lĩnh vực quản lý tiền tệ của nhà nước sẽ tác động không nhỏ đến việc kiềm chế lạm phát nhằm ổn định và củng cố giá trị của đồng tiền.

>> Xem thêm: Trái phiếu là gì

Lời kết

Trên đây là những giải thích chung mà EMG Online đưa ra về bản chất của lạm phát là gì và những vấn đề xoay quanh nó. Đây là một vấn đề nan giải và là “căn bệnh” chung của mỗi quốc gia, vậy nên điều cần làm là phải kiểm soát, điều tiết và duy trì nó ở mức ổn định để thúc đẩy kinh tế. Tuy rằng đây là một vấn đề mang tính vĩ mô nhưng mỗi cá nhân cũng cần phải hiểu lạm phát là gì để có những quyết định sáng suốt liên quan đến tài chính cá nhân và các khoản đầu tư sau này. Hãy là một người thực sự thông minh để điều khiển đồng tiền, đừng để đồng tiền có thể chi phối được bạn!

Tô Linh – EMG Online

Tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: 5 dấu hiệu tích cực trên con đường phục hồi bán lẻ vào năm 2021

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *