Để thỏa mãn mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp cần thường xuyên cải thiện chất lượng sản phẩm, giao hàng nhanh chóng và rút ngắn thời gian sản xuất. Khách hàng dễ dàng thay đổi nhà cung cấp khác có sản phẩm phù hợp với nhu cầu tức thì của họ. Chính vì vậy họ đã sử dụng hệ thống Lean Manufacturing. Vậy Lean Manufacturing là gì và lợi ích của nó như thế nào. Tìm hiểu cùng EMG Online nhé.
Lean Manufacturing và một số thay đổi do nó đặt ra có thể gây gián đoạn hoạt động sản xuất nếu không áp dụng đúng, đồng thời một vài phương diện của Lean Manufacturing không thể áp dụng cho mọi công ty. Nhưng trong một thăm dò gần đây được đăng trên IndustryWeek, có khoảng 36% các doanh nghiệp sản xuất ở Mỹ đã triển khai hay đang trong quá trình triển khai Lean.
Sản xuất tinh gọn- Lean Manufacturing là gì?
Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền mạch. Vậy còn Lean Manufacturing là gì:

Thuật ngữ “Lean manufacturing” lần đầu xuất hiện năm 1990, trong cuốn “The Machine that Changed the World”. Nó được sử dụng làm tên gọi cho hệ phương pháp sản xuất tinh gọn, liên tục cải tiến các quy trình kinh doanh. Các cấp độ khác nhau bao gồm: lean manufacturing (sản xuất tinh giản), lean enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và lean thinking (tư duy tinh gọn). Sau thành công rực rỡ của công ty TOYOTA nhờ TPS (Toyota Production System), các học giả người Mỹ, những người đã từng làm việc lâu năm trong các công ty của hãng Toyota dùng nó làm cơ sở để viết nên triết lý “Sản xuất Lean” hay “Sản xuất tinh gọn” cho tất cả các ngành kinh doanh khác.
Mục tiêu của Lean Manufacturing
- Với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.
- Giảm thời gian chuẩn bị sản xuất. Cải thiện tối đa chu kỳ sản xuất. Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm;
- Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp lưu chuyển nguyên liệu hiệu quả
- Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng
Lợi ích và nhược điểm của Lean Manufacturing là gì?
Lợi ích của Lean Manufacturing
Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Nhờ giảm thiểu tình trạng phế phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, trong đó có cả việc tăng năng suất lao động/ hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua giảm chờ đợi (giữa người-người; giữa người-máy móc), giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc/ vận hành.
Mỗi nhân viên/ công nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ sẽ có nhận thức, tư duy rõ ràng về khái niệm Giá trị và các hoạt động gia tăng giá trị cho khách hàng trong công việc của mình, từ đó tích cực đóng góp vào chuỗi giá trị của toàn tổ chức để cung cấp cho khách hàng theo nguyên tắc Chất lượng ngay từ nguồn (Quality at source!).

Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ
Nhờ hợp lý hóa các quá trình giá tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, loại bỏ lãng phí do sự chờ đợi giữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất (set-up time) và thời gian chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau (change-over time).
Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình
Do tồn kho quá mức cần thiết, kể cả tồn kho bán thành phẩm dang dở giữa các công đoạn (WIP/ Work-In-Process) lẫn thành phẩm nhờ vận dụng nguyên lý JIT. Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng. Thông qua các công cụ hữu ích như TPM (Total Productive Maintenance – Duy trì năng suất tổng thể), bố trí sản xuất theo mô hình tế bào (Cell Manufacturing).
Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt
Đồng thời giảm thiểu áp lực lên các nguồn lực đầu vào (con người, thiết bị) trước các yêu cầu đa dạng của thị trường thông qua thực hành cân bằng sản xuất (level loading) mỗi khi tổ chức đã đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất. Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng sẽ được đảm bảo.
Khi thời gian sản xuất (lead time) và thời gian chu trình (cycle time) được cải thiện, khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện với nguồn lực cơ sở vật chất hiện có.
Lợi ích tài chính
Ứng dụng đúng quy trình sản xuất tinh gọn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tài chính cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều khoản
- Giảm thời gian quay vòng vốn
- Giảm thiểu không gian để sản xuất
- Cắt giảm phần trăm làm lại sản phẩm
- Cắt giảm chi phí thu mua
- Giải phóng vốn, tăng cường tiềm lực tài chính của doanh nghiệp
- Giảm thiểu chi phí sản xuất
- Cắt giảm thời gian chờ đợi
- Cắt giảm chi phí tồn kho
- Tăng tỉ lệ giao hàng đúng hẹn
Nhược điểm của Sản xuất Tinh gọn – Lean Manufacturing là gì?
Sản xuất tinh gọn bắt đầu từ Toyota Production System ở Nhật Bản trong những năm của thập kỷ 70, 80. Mục đích chính là loại bỏ hao phí, giảm thiểu lượng hàng tồn kho, cung cấp chất lượng tối ưu với chi phí thấp nhất bằng cách xem các quyết định quản lý chất lượng là một phần trực tiếp của quá trình sản xuất. Hao phí ở tất cả các khâu được giám sát, kiểm tra và loại bỏ. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng sẽ có nhược điểm riêng của nó và Sản xuất tinh gọn cũng vậy.
Vấn đề cung ứng
Bởi vì chỉ có một số lượng nhỏ của hàng tồn kho được dự trữ, quy trình sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng cung cấp nhằm tránh gây gián đoạn. Các vấn đề như công nhân đình công, ắt tắc giao thông hay một trong các nhà cung ứng gặp vấn đề…thì buộc toàn bộ dây chuyền phải dừng lại.
Đôi khi các nhà cung ứng cũng không chấp.nhận giao hàng với số lượng ít hay phải tuân theo một lịch trình quá khắt khe. Những vấn đề này tạo nên gánh nặng về chi phí,.lợi nhuận và tạo ra những căng thẳng mà cuối cùng ảnh.hưởng đến quá trình sản xuất hay thậm chí là phải thường.xuyên thay đổi nhà cung ứng hoặc khó khăn.để tìm ra nhà cung ứng phù hợp với lịch trình của doanh nghiệp.
Chi phí vận hành cao
Khi ứng dụng Sản xuất tinh gọn có nghĩa là hoàn.toàn tháo dỡ các thiết bị, hệ thống cũ ở nhà máy trước đó. Chi phí đào tạo nhân lực cao và kéo dài,.chi phí thuê các nhà quản lý có kinh nghiệm cao.hơn bình thường, vốn đầu tư mua máy móc thiết bị.không nhỏ và các thiết lập của mô hình work cell được tính vào nợ dài hạn.
Thiếu sự đồng thuận của nhân viên
Quy trình sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing).đòi hỏi đại tu toàn bộ hệ thống sản xuất và đôi khi nhân.viên từ chối vì họ thích cách làm cũ hơn. Hơn nữa, sản xuất tinh gọn đòi hỏi nhân viên phải liên tục kiểm soát chất lượng nhưng một số nhân viên sẽ thấy không hứng thú hoặc không đủ tiêu chuẩn để làm. Những nhân viên lớn tuổi có thể thích phương pháp trước đó và gây cản trở những người khác làm việc. Những tình huống trên đòi hỏi người quản lý phải có đủ kỹ năng và kinh nghiệm lãnh đạo cũng như khả năng thuyết phục để nhanh chóng vượt qua những vấn đề khó khăn này
Khách hàng không hài lòng
Vì quy trình sản xuất tinh gọn phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung ứng, bất cứ gián đoạn nào chuỗi cung ứng đều ảnh hưởng đến khách hàng. Giao hàng trễ hay trì hoãn cũng là vấn đề cần được chú trọng xử lý trong quy trình này
Qua bài viết này của EMG Online hy vọng chúng tôi đã cung cấp những kiến thức bổ ích để giúp bạn hiểu được Lean Manufacturing là gì cũng như những lợi ích và nhược điểm để bạn có thể cân nhắc và ứng dụng vào doanh nghiệp của mình.
Tìm kiếm liên quan
- lean là gì
- queuing theory là gì
- six sigma la gì
- kaizen là gì
- lean body la gì
- lean manufacturing toyota
- lean manufacturing que es
Bài viết liên quan