Lịch sử ra đời của chiếc bút bi

Lịch sử ra đời của chiếc bút bi

Chiếc bút bi là vật dụng vô cùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày của con người. Với sự ra đời của bút bi chúng ta có thể ghi chép một cách nhanh chóng và có thể mang đi bất kì đâu bởi tính nhỏ gọn và tiện dụng của chúng. Vậy bút bi ra đời khi nào? Ai phát minh ra chiếc bút bi và cấu tạo của bút bi như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung sau đây để cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời của cây bút bi nhé.

1. Khái niệm bút bi

Bút bi (tiếng Pháp: bille), hay còn gọi là bút Bic (theo tên một công ty của Pháp, chuyên sản xuất bút là Société Bic), hoặc bút nguyên tử, là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy.

2. Lịch sử ra đời của chiếc bút bi

Năm 1988: Một người Mỹ tên là John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại.

Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo chí nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy.

Bạn sẽ quan tâm  Top 17 bài tả chiếc cặp sách của em hay nhất

Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938, cũng tại năm đó một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại.

Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.

3. Cấu tạo của bút bi

Cấu tạo của bút bi khá đơn giản, gồm 2 bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút:

Vỏ bút:

Vỏ bút ược làm từ nguyên liệu nhựa là chính, đôi khi là kim loại. Chính sự đa dạng về màu sắc cũng như kiểu dáng của vỏ bút mà người sử dụng cảm thấy thích thú và thoải mái hơn khi lựa chọn và sử dụng bút bi.

Ruột bút:

Ruột bút có cấu tạo phức tạp hơn, được làm bằng nhựa cứng hoặc kim loại, có chứa mực, gọi là ống mực. Một đầu của ống mực có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken. Viên bi nhỏ xíu ấy có khả năng chuyển động tròn đều giúp đẩy cho mực ra đều hơn.

4. Công dụng của chiếc bút bi

So với các loại bút khác như bút viết (gồm bút máy, bút ký, bút chì,…) thì bút bi phổ biến hơn cả. Đơn giản vì tác dụng của bút bi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn mà giá lại rẻ, thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng, không xảy ra nhiều vấn đề lỗi, cũng không cần phải bảo dưỡng nghiêm ngặt. Và cũng chính nhờ những điều này mà sự ra đời của bút bi được xem như là một cuộc cách mạng hóa trong vấn đề chữ viết, bởi nó gắn bó hầu hết với các học sinh- sinh viên và cả những người đã đi làm, không một đồ dùng hay thiết bị văn phòng phẩm nào có thể thay thế được.

Bạn sẽ quan tâm  Top 8 bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

Nếu như bút máy chỉ được dùng trong những trường hợp yêu cầu nét chữ đẹp trong các trường hợp đặc biệt, bút ký dùng để ký tên hay bút chì dùng để vẽ, viết nháp thì bút bi có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, bút bi không khiến nét chữ bị nhòe lem nhem như bút máy, cũng không dễ bị tẩy xóa mất chữ như bút chì. Do đó, có thể nói bút bi có tác dụng rất rõ ràng, là người bạn đồng hành với mỗi chúng ta qua những năm tháng, giai đoạn khác nhau của mỗi người.

Mặc dù ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi chép hay gửi một bức thư, văn bản nào đó (vì có thể đánh máy và gửi qua theo địa chỉ điện tử), nhưng bút bi vẫn là sự lựa chọn trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện được tâm tư, tình cảm và ý nguyện của người viết gửi gắm vào những dòng chữ đó. Chiếc bút bi giá rẻ nhưng sẽ mãi không thể bị thay thế bởi bất kỳ sản phẩm nào được. Như vậy, nhìn lại quá khứ về lịch sử cây bút bi cho ta thấy bút bi có nguồn gốc ra đời từ khá lâu rồi, nó đã tạo cho xã hội ngày nay một sự tiện dụng mà hoàn toàn kinh tế trên mọi hoạt động văn bản.

5. Phân loại bút bi

1. Bút bi bấm

Bút bi bấm hiện nay là loại bút được sử dụng phổ biến nhất bởi vì sự tiên dụng mà nó mang lại. Với cấu tạo đơn giản và chắc chắn, khi chúng ta sử dụng, chỉ cần bấm nhẹ phần đầu của bút thì ngòi bút sẽ đưa ra ngoài. Khi viết xong chỉ cần nhẹ nhàng bấm phần đầu bút thêm một lần nữa để ngòi bút được đưa vào lại bên trong.

Bạn sẽ quan tâm  Top 9 bài chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay

2. Bút bi vặn

Cấu tạo của bút bi vặn có 2 phần, được kết nối với nhau nhờ khớp nối, khi sử dụng chỉ cần vặn khớp nối để đưa ngòi bút ra ngoài và vặn nhẹ một lần nữa để đưa ngòi bút vào lại bên trong.- Bút bi vặn thường không phổ biến bằng bút bi bấm, vì thao tác phức tạp hơn, không được tiện gọn như như bấm, và cũng không được trơn tru, mượt mà.

3. Bút bi nắp đậy

Bút bi nấp đậy thường được sử dụng bởi những loại mực dạng lỏng, những loại mực này dễ khô và tắc ở ngòi bút nếu bạn để lâu bên ngoài môi trường.

Chính vì vậy, đối với những dạng mực lỏng thì ta cần phải có nấp đậy để ngòi bút không tiếp xúc với không khí của môi trường bên ngoài. Cũng chính vì thế, do thao tác mở nắp mặc dù không thuận tiện cho lắm nhưng khi sử dụng mực lỏng thì sẽ có cảm giác mượt mà hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của EMG Online.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *