“LIÊU XIÊU”, “CHOÁNG VÁNG” VỚI NHỮNG CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NHẬT

Cách xưng hô trong tiếng Nhật là một trong những điểm thú vị mà bất cứ ai yêu thích văn hoá xứ sở hoa anh đào cũng muốn tìm hiểu. Đừng vội bỏ qua nhé, có rất nhiều cách xưng hộ lạ mà có khi bạn chưa biết đấy!


I. CÁC NHÓM ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG TRONG XƯNG HÔ TIẾNG NHẬT

Có bao giờ bạn thắc mắc anh trai trong tiếng Nhật, em gái trong tiếng Nhật được xưng hô như thế nào không? Chúng mình sẽ giải đáp ngay nhé!

1.Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (chỉ người đang nói: tôi, tao, tớ, mình, bọn mình, chúng ta, bọn ta…)

==> Có thể bạn cần biết: Ngày tháng trong tiếng Nhật nói như thế nào mới là “chuẩn Nhật” nhất?


2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 (chỉ người đang giao tiếp cùng: bạn, cậu, mày, anh, chị….)==> 


3.Đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 (chỉ những người được nhắc đến trong cuộc nói chuyện)

  • Kare (かれ): anh ấy
  • Kanojou (かのじょう): cô ấy
  • Karera (かられ): họ
  • Ano hito (あのひと)/ano kata (あのかた): vị ấy, ngài ấy
  • Kata (かた): bà ấy, quý cô ấy (cách gọi mang ý lịch sự)
  • Aitsu (あいつ): thằng đó, hắn ta. Cách gọi này mang nghĩa khinh miệt.
    Số nhiều: aitsura (あいつら ): bọn nó
  • Koitsu (こいつ): thằng này. Cũng là một cách gọi khinh miệt

>>Hướng dẫn học đơn giản::
Kanji N5 – Tổng hợp Hán tự N5 với cách đọc âm On và âm Kun siêu dễ nhớ

Tổng hợp phương pháp học Kanji N5 – N2 tiến bộ ngay chỉ trong 2 tuần


4. Một số hậu tố thường gặp trong tiếng Nhật

Các hậu tố trong tiếng Nhật có tác dụng để phân biệt mối quan hệ, vai vế trên dưới của mọi người vì thế chúng ta phải nắm được để xưng hô cho đúng và lịch sự. Các hậu tố này thường được gắn sau tên gọi.
Cấu trúc chung của các hậu tố:
“Tên + hậu tố kèm theo”

Bạn sẽ quan tâm  Kinh nghiệm săn học bổng du học Nhật Bản toàn phần 100% mới nhất năm 2020

Chan trong tiếng Nhật (ちゃん)
Đây là hậu tố thân mật, thường được người Nhật sử dụng trong gia đình dành cho các bé gái, cũng có thể dùng với bạn bè thân thiết hoặc người yêu.

Đặc biệt chan chỉ phù hợp để dùng với người kém hoặc ngang tuổi, không dùng với người có địa vị hay tuổi tác hơn mình.
Ví dụ:
onii-chan: anh trai
onee-chan: chị gái

San (さん)
“San” là hậu tố được dùng nhiều nhất bởi vì đây là cách gọi khá bình đẳng và có thể dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp. “San” có thể được ghép với tên gọi ở nhiều tình huống lúc giao tiếp.
(Lưu ý: bạn chỉ được gắn “san” với tên người khác chứ không được gắn với tên mình).

Kun (くん)
Kun là hậu tố dành khi gọi con trai. Lưu ý là kun chỉ dùng khi xưng hô với người ngang tuổi hoặc kém hơn, còn nếu là nam giới lớn tuổi hơn bạn phải dùng “san”.

Sama (さま)
Sama là hậu tố thường dùng với các khách hàng, mang nghĩa kính trọng. Tuy nhiên đôi khi trong một vài trường hợp cũng dùng với nghĩa mỉa mai, xem thường với những người thuộc kiểu “trưởng giả học làm sang”.

Senpai (せんぱい)
Senpai là hậu tố để dùng với các tiền bối, thể hiện sự kính trọng với những người đi trước mình, có trình độ và địa vị trong một lĩnh vực nào đó.

Sensei (せんせい)
Bạn sử dụng từ này với các giáo viên, bác sĩ, công nhân viên chức…nói chung là với những người thầy, cô của bạn. Đây là cách xưng hô mang nghĩa kính trọng, ngưỡng mộ với những người có thành tựu và kỹ năng chuyên môn trong xã hội.

Chama (ちゃま)
Mang ý bày tỏ sự kính trọng, ngưỡng mộ với người có kiến thức và tài năng lĩnh vực nào đó, dù có thể họ kém tuổi hơn.

Shi (し)
Mức độ lịch sự của từ này nằm giữa san và sama, thường dùng cho những chuyên môn cao ví dụ như luật sư, kỹ sư.

Dono (どの)
Thể hiện thái độ vô cùng kính trọng, tôn kính với ông chủ, cấp trên của bạn. Tuy nhiên từ này có hơi hiếm gặp trong văn hoá người Nhật.


II. CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NHẬT Ở NHỮNG MÔI TRƯỜNG KHÁC NHAU

1.Cách xưng hô tiếng Nhật trong gia đình

=> Có thể bạn muốn biết thêm: “Onii chan” là gì? Một số cách xưng hô thú vị trong tiếng Nhật

2. Cách xưng hô trong tiếng Nhật khi ở trường

– Khi thầy/cô xưng hô với học sinh:
+ Ngôi thứ nhất: Sensei/Boku/Watashi.
+ Ngôi thứ hai: Tên/Biệt danh + Kun/Chan hoặc Kimi/Omae.

– Khi học sinh xưng hô với thầy:
+ Dùng ở ngôi thứ nhấ t: Watashi/Boku.
+ Dùng ở ngôi thứ hai: Sensei;
Tên giáo viên + Sensei; Senseigata (các thầy cô); Kouchou Sensei (hiệu trưởng).


3.Cách xưng hô với người yêu trong tiếng Nhật

Có một số cách xưng hô với người yêu mà người Nhật hay sử dụng, tiêu biểu như:

“Tên + chan/kun”: thường dùng với các cặp đôi tầm 20 tuổi.
Gọi bằng tên (không thêm hậu tố chan/kun): thường gặp ở các cặp tầm 40 tuổi.
Gọi bằng “Tên + san”: phổ biến trong mọi độ tuổi.

Ngoài ra, một số cặp đôi còn gọi người yêu là omae (mày), tự xưng là ore (tao), tuy nhiên không có ý nghĩa nặng nề hay thô tục.


4. Cách xưng hô của người Nhật trong công sở

– Khi nói về bản thân: 

Bạn sẽ quan tâm  “Onii chan” là gì? “Bỏ túi” ngay các cách xưng hô thú vị trong tiếng Nhật

Bạn không nên xưng là tôi theo những cách như おれ(Ore), ぼく (boku) hoặc あたし (atashi), mà phải dùng わたし (Watashi), わたくし (Watakushi). Nếu nói là chúng tôi thì phải dùng わたしども. 

– Khi xưng hô trong tiếng Nhật với sếp:

Bạn nên gọi sếp bằng cách như sau:
“Họ + chức vụ”  (Ví dụ: Tanaka manager).
Chức vụ: buchou (trưởng phòng), shachou (giám đốc).

– Với khách hàng:
Tên khách hàng + 様 (sama) hoặc là tên + 殿 (dono). 

– Với người không giữ chức vụ: 

“Tên +さん (San)” hoặc “Tên + くん (Kun)” đối với con trai ít tuổi hơn.

– Để nói về “công ty chúng tôi”: 

当社 (Tōsha ) / とうしゃ(tō sha) / わが社 (Waga sha ).

– Để nói “công ty bạn”:  

そちら様 (Sochira-sama), こちら様 (kochira-sama), 御社 / おんしゃ (onsha).

*Lưu ý: không được gắn chữ さん (San) vào chức danh, vì điều đó biểu thị sự bất lịch sự.

>> Bài viết hữu ích: 3 NHẮC NHỞ GIÚP BẠN CẢI THIỆN 25% TỐC ĐỘ HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT


III. MỘT SỐ CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIẾNG NHẬT THÚ VỊ NHƯNG ÍT DÙNG CỦA NGƯỜI NHẬT

“Tên + chi/chin”: cách nói cách điệu của “chan” trong tiếng Nhật.
“Tên + dono”: Ngài, đại nhân. Cách nói này thường dùng của quan lại và bề tôi thời xưa.
Kyakka: các hạ, dùng khi xưng hô với người khác.

??????? (吾輩): Một cách dùng để xưng “tôi” từ xưa, thường gặp bởi những người đàn ông đã lớn tuổi, hoặc có địa vị cao ở xã hội Nhật.

???? (おいら): từ này là biến thể của Ore, từng được sử dụng rất phổ biến vào thời Edo ngày xưa, đến này thì hầu như không gặp trong giao tiếp thông thường nữa.

Một điều khá thú vị là người Nhật thi thoảng sẽ dùng từ Oira này để xưng hô thay cho thú cưng mà họ nuôi. Lạ lùng nhỉ!

>> Phương pháp học giao tiếp mới mẻ: Giao tiếp tiếng Nhật chẳng khó vì đã có phương pháp MINOKU

?????? (拙者): một cách xưng hô được dủng bởi các vị samurai trong thời kì Mạc phủ, mang hàm nghĩa khiêm tốn về bản thân.

Bạn sẽ quan tâm  ĐẰNG SAU CÁI CÚI ĐẦU – CÁCH CHÀO CỦA NGƯỜI NHẬT

????: là dạng rút ngắn hơn của từ Atashi, chỉ dùng ở nữ giới. Từ ngữ này bắt nguồn từ những khu phố đèn đỏ tại Nhật Bản.

?? (余): Thường thấy trong những nhân vật kiểu kẻ xấu hoặc trùm cuối trong manga hoặc anime. Nó mang cảm giác ngạo mạn từ những nhân vật có địa vị cực cao.

?????? (妾): đây là một từ xưng hô trong tiếng Nhật mang nghĩa lịch sử của một samurai dành cho người vợ của mình.

*Lời khuyên cho bạn: Đừng ép mình nhớ tất cả các cách xưng hô trong tiếng Nhật trên, mà hãy tập trung nhớ những từ hay dùng nhất, sau đó từ từ học bổ sung những từ còn lại nhé.

——-
Nếu việc học tiếng Nhật khiến bạn cảm thấy khó khăn, trung tâm tiếng Nhật EMG Online luôn áp dụng những cách học, phương pháp học tiên tiến nhất giúp bạn học hiệu quả cho dù bạn lười biếng hay học kém. Nếu bạn đã sẵn sàng để thay đổi bản thân, thử đi học cùng EMG Online để bứt phá trên chặng đường chinh phục tiếng Nhật của mình nhé.

[HOT]: CẬP NHẬT NHỮNG ƯU ĐÃI LỚN NHẤT TRONG THÁNG NÀY >>> Hiện nay EMG Online đang có event Vòng quay may mắn – Quay là trúng với nhiều phần quà giá trị và cả Voucher giảm học phí lên tới 500.000 VND. Chơi thử ngay tại link bên dưới và để lại thông tin để nhận quà bạn nhé:
https://uudai30.EMG Online.edu.vn/

Nhận tư vấn miễn phí và hỗ trợ lộ trình học tiếng Nhật hợp lý với EMG Online tại Inbox

EMG Online Nihongo!

Bài viết liên quan

đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Cơ hội việc làm tiếng Nhật cho người lao động khi xuất khẩu lao động Nhật về nước
“VŨ KHÍ BÍ MẬT” CHINH PHỤC LỘTRÌNH HỌC N3 TIẾNG NHẬT
7 SAI LẦM CỰC LỚN NÊN TRÁNH KHI DU LỊCH NHẬT BẢN
Từ vựng tiếng Nhật chuyên ngành kinh tế, thương mại, XNK, IT
[NGỮ PHÁP N3] GIẢI NGHĨA – CÁCH DÙNG CẤU TRÚC と言うと (to iuto) KÈM VÍ DỤ CỤ THỂ
[Ngữ pháp N4] 10 phút hiểu thấu về cách sử dụng thể bị động
[Ngữ pháp N3] Học trọn cấu trúc ことか (KOTOKA) trong vòng 5 phút
SENSEI “CHÉM BÃO”: TRẦN THỊ KIỀU TRANG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *