Marketing inbound là gì? Lợi ích của nó cho doanh nghiệp

marketing inbound

Thực tế đây được hiểu là marketing dựa trên giá trị. Điều đó có nghĩa là bạn tìm kiếm khách hàng bằng cách thu hút và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng với những nội dung, dữ liệu và dịch vụ khách hàng chất lượng, chứ không phải làm phiền họ bằng những email/tin nhắn rác hoặc những quảng cáo phản cảm. Marketing inbound  thu hút khách hàng như những thỏi nam châm, chứ không đập vào đầu họ bằng búa tạ.

Giới thiệu sơ lược Inbound Marketing

1. Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là chiến lược Marketing được thực hiện dựa trên việc tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng, nhằm mục đích giúp họ chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tiếp cận, nuôi dưỡng, tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.

Chi phí cho các chiến lược Inbound Marketing thấp hơn các chiến lược marketing truyền thống. Chi phí/khách hàng tiềm năng (cost per lead) của những công ty sử dụng chiến lược marketing inbound chỉ bằng 62% so với những công ty sử dụng chiến lược outbound.

2. Inbound Marketing hoạt động như thế nào?

Hãy nghĩ quá trình marketing và bán hàng của bạn như một cái phễu. Những người truy cập nằm ở tầng trên của phễu và những khách hàng hạnh phúc sẽ nằm ở cuối phễu. Là một marketer, mục tiêu của bạn là tối đa hóa số lượng người bạn thu hút ở tầng trên của phễu (như lượng truy cập website) và cả số lượng khách hàng ở cuối phễu. Inbound Marketing có 3 chiến lược để thực hiện điều này:

  • Được tìm thấy – Những chiến thuật như viết blog, tối ưu hóa tìm kiếm (SEO) sẽ thu hút được những người truy cập chất lượng đến website của bạn.
  • Chuyển đổi  – Những chiến thuật như tạo landing page và “nuôi dưỡng” khách hàng tiềm năng (lead) với mục đích chuyển đổi người truy cập website thành khách hàng tiềm năng và khách hàng lâu bền.
  • Phân tích – Những chiến thuật dùng để cải tiến hiệu quả của toàn bộ quá trình – tăng số lượng đối tượng phù hợp ở tầng trên và dưới của phễu.

Lợi ích mang lại của marketing inbound

Inbound Marketing đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty SMEs có nguồn ngân sách và nhân lực hạn chế.

inbound marketing là gì

Dưới đây là một số lợi ích không thể bỏ qua của marketing inbound:

1. Chi phí thấp, hiệu quả cao

Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả là lợi ích “tối thượng” mà các doanh nghiệp có được khi thực hiện Inbound Marketing. Các số liệu thống kê dưới đây sẽ minh chứng tất cả:

  • Inbound Marketing giúp doanh nghiệp giảm chi phí đến 61% so với tiếp thị truyền thống.
  • Theo HubSpot, bất kể doanh nghiệp B2B hay B2C thì chiến lược Inbound Marketing cũng giúp công ty tăng ROI  (ROI = Return On Investment: Đo lường lợi tức đầu tư) cao hơn gấp 3 lần so với Outbound Marketing.
  • Chi phí trung bình cho một Lead của Inbound Marketing khoảng $134, thấp hơn nhiều so với chi phí để nhận một Lead của Outbound Marketing (khoảng $332).
  • Inbound Marketing tiết kiệm khoảng 12% chi phí cho mỗi lead và khoảng 5% chi phí cho mỗi khách hàng.
  • Năm 2013, Hubspot đã khảo sát được 58% marketer sử dụng inbound marketing. Quan trọng hơn, 34% lead được tạo ra thông qua inbound. Trong khi đó, chỉ có 22% lead được tạo ra từ Outbound Marketing.
Bạn sẽ quan tâm  [Case Study] Bia Beck’s Ice “quẩy banh” giới trẻ Việt với chiến dịch “Beck’Stage – Unexpected Rap Fest”

2. Lợi ích vững bền theo thời gian

Mục tiêu chính của marketing inbound là tạo dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng. Khách hàng đến từ Inbound Marketing không phải chỉ là nhất thời mà đó thật sự là những người “chung thủy” và tin tưởng vào doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ khi bạn sản xuất một post có nội dung tốt, hữu ích trên Facebook, người dùng sẽ tự động like, share, tag tên bạn bè vào. Nhờ đó, doanh nghiệp tiếp cận được với hàng ngàn khách hàng tiềm năng một cách TỰ NHIÊN và HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Không chỉ dừng lại ở một bài post, những “người hâm mộ cuồng nhiệt” này sẽ tiếp tục dõi theo hoạt động của bạn trong một thời gian dài nếu những nội dung trên page thật sự thu hút.

3. Tạo dựng lòng tin – xây dựng nhận thức về thương hiệu

Chi phí và doanh thu không phải là mục tiêu duy nhất và lâu dài mà các nhà marketer muốn hướng đến. Thương hiệu mới là yếu tố quyết định đến sự “tồn vong” của một công ty.

Inbound Marketing là một phương án hoàn hảo giúp bạn xây dựng uy tín thương hiệu, nâng cao tính nhận diện cho doanh nghiệp. Thông qua các Infographic, video, hình ảnh,… có đính kèm logo thương hiệu, mọi người sẽ dễ dàng nhận diện được doanh nghiệp của bạn. Những nội dung hữu ích mà bạn cung cấp sẽ khiến độc giả thêm tin tưởng, từ đó có một tác động rất tích cực đến việc kinh doanh sau này.

4. Cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết cho khách hàng

Theo khảo sát của Gallup,  hứng thú của khách hàng với sản phẩm tăng lên 47% khi thông tin về sản phẩm được trình bày một cách chi tiết và cụ thể. Nếu thông tin trở nên trực quan hơn với định dạng video hướng dẫn, video tương tác thì con số này sẽ tăng lên thành 62%.

Nhưng tiếp thị truyền thống lại được xây dựng trên nền tảng tương tác một chiều với nguồn thông tin bị giới hạn. Khách hàng không được thỏa mãn “lòng hiếu kỳ” với những gì mà doanh nghiệp đưa ra. Còn doanh nghiệp lại vì vấn đề chi phí nên khó lòng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Inbound Marketing là một giải pháp triệt để cho vấn đề này.

Với marketing inbound, thông tin có thể được cập nhật chi tiết, đầy đủ, nhanh chóng thông qua các mạng xã hội mà không cần tốn quá nhiều ngân sách. Từ đó, sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm cũng sẽ tăng lên, giúp bạn chuyển đổi lead thành customer đơn giản và dễ dàng hơn.

5. Đánh đúng đối tượng mục tiêu

Đối với Outbound Marketing, những người đọc được nội dung quảng cáo sản phẩm của bạn sẽ rất nhiều nhưng các khách hàng thật sự có nhu cầu thì rất ít. Con đường “dẫn dụ” người tiêu dùng từ khi tiếp cận với nội dung quảng cáo cho đến khi quyết định chốt sale là rất dài.

Lấy ví dụ, một người tình cờ xem TV và bắt gặp quảng cáo sản phẩm sữa của nhãn hàng A. Sau đó (nếu vẫn còn nhớ đến quảng cáo đó và tên nhãn hiệu), anh ấy sẽ tìm kiếm trên Google để biết thêm thông tin của sản phẩm. Nhưng dù cho nội dung về sản phẩm thật sự tốt, đáng tin cậy thì người dùng này vẫn có thể không mua vì đây không phải là cái anh ấy thật sự muốn.

Bạn sẽ quan tâm  Chiến lược Đại dương Xanh – Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp | Tomorrow Marketers

Trong khi đó, marketing inbound là một “lối tắt” đưa doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng đến gần nhau hơn. Đối tượng mà Inbound Marketing nhắm đến là những người dùng thật sự có nhu cầu đang tìm giải pháp để tháo gỡ vấn đề của họ. Do đó, khả năng chuyển đổi và chốt sale khi thực hiện Inbound Marketing cũng sẽ cao hơn so với Outbound Marketing.

Quy trình thành công của marketing inbound

Hiện nay, nhiều người vẫn đang tự đặt cho mình câu hỏi về quy trình thành công của Inbound Marketing là gì? Có thể nói, khi nhắc đến quy trình trong Inbound Marketing không thể không nhắc tới 4 yếu tố sau: Thu hút (Attract), Chuyển đổi (Convert), Chốt khách (Close) và Làm hài lòng (Delight).

Cụ thể như sau:

1. Thu hút marketing inbound

Hấp dẫn khách hàng là bước đầu tiên của phương pháp inbound marketing. Ở bước này, khách hàng tiềm năng được cung cấp nội dung cần thiết, ở đúng nơi, vào đúng thời điểm thông qua các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.

2. Chuyển đổi

Một khi các vị khách ghé thăm đã thực sự bị cuốn hút bởi trang web, mục tiêu là biến họ thành Leads thông qua việc thu thập thông tin liên lạc cá nhân. Người dùng sẽ cung cấp thông tin này để có thể nhận được các nội dung hữu ích, tin tức đặc biệt mà họ đang tim kiếm. Thông tin liên hệ luôn là tài sản quý giá đối với mọi marketer.

3. Chốt

Tại bước này, những Leads được chuyển thành khách hàng thực sự/ người mua. Sau khi đã sở hữu được 1 tập khách hàng rất chất lượng, bạn sẽ cần phân tích hành vi của khách hàng để tìm ra đúng thời điểm thúc đẩy quá trình mua với thông điệp phù hợp. Các khách hàng đều có nhu cầu về sản phẩm và ấn tượng tốt về thương hiệu giúp cho việc chốt sales dễ dàng hơn rất nhiều.

4. Hài lòng

Inbound Marketing duy trì một vòng tròn cung cấp nội dung giá trị cho cả khách hàng tiềm năng và khách đã tiêu dùng. Nghĩa là khi một Leads đã trở thành khách hàng, họ vẫn tiếp tục gắn bó với thương hiệu thông qua các tin tức cập nhật mới mẻ, mạng xã hội và email marketing. Mục đích ở đây không chỉ là làm khách hàng hài lòng khi giúp họ giải quyết vấn đề mà còn khiến họ trở thành những kênh quảng cáo cho thương hiệu.

Phương pháp inbound marketing giúp người làm marketing tham gia vào mọi giai đoạn từ khi khách hàng xuất hiện nhu cầu tìm kiếm sản phẩm hoàn hảo cho tới thu hút đúng đối tượng tới trang web và chuyển đổi họ trở thành các đơn hàng, thu về lợi nhuận và làm khách hàng hài lòng.

5 điều cần lưu ý khi áp dụng marketing inbound

1. Áp dụng marketing inbound như một phần của chiến lược marketing

Inbound marketing là một phương thức làm marketing mới nên được đưa vào chiến lược phát triển kinh doanh để tăng tối đa hiệu quả chuyển đổi. Inbound marketing sử dụng nội dung có hình thức đa dạng như blog, video, infographic, ebook, template hướng dẫn… để thu hút sự quan tâm, xây dựng niềm tin và quảng bá thương hiệu đến nhóm khách hàng mục tiêu trên phương tiện truyền thông và mạng xã hội.

2. Kết hợp đồng thời các phương thức tiếp thị khác

Một chiến dịch marketing hiệu quả nên kết hợp nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Inbound marketing chỉ thực sự phát huy tối đa hiệu quả trong giai đoạn thu hút và nuôi dưỡng khách hàng. marketing inbound không thực sự mang lại hiệu quả chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mới. Vì thế, một khi khách hàng tiềm năng đã đồng ý mua hàng, bạn nên kết hợp các phương thức tiếp cận trực tiếp hơn để tạo sự gần gũi và tăng sự tin tưởng nơi khách hàng.

Bạn sẽ quan tâm  Mạng xã hội Gapo là gì mà khiến cư dân mạng “đảo điên” như vậy?

3. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Một trong những khía cạnh cơ bản của inbound marketing là xây dựng lòng tin và nuôi dưỡng lòng trung thành nơi khách hàng, thay vì chỉ tập trung vào quảng cáo sản phẩm và thương hiệu. Đặc biệt, khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng là điều cần thiết khi làm inbound marketing. Điều này thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Vì thế, các chiến lược inbound cần mang lại những giá trị thực tiễn và có giá trị: Tại sao người tiêu dùng nên mua hàng của bạn? Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt so với các thương hiệu khác? Đâu là thế mạnh của bạn?

4. Không nên đi theo số đông

Nhiều doanh nghiệp với mong muốn tăng doanh thu và độ phủ sóng của thương hiệu nên tiếp cận nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, sự thật là chỉ có một bộ phận rất nhỏ khách hàng có nhu cầu muốn mua những sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang kinh doanh.

Vì thế, điều cần thiết trước khi tiến hành thực hiện chiến dịch inbound marketing chính là hiểu rõ doanh nghiệp, hiểu rõ đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới: Đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn? Những khách hàng cũ có những điểm gì chung? Nghiên cứu nhu cầu, sở thích và thách thức cũng như nhân khẩu học của họ là gì? Điều này sẽ giúp bạn tối ưu thời gian và chi phí, gắn chặt nội dung và mục tiêu của các chiến dịch vào đối tượng khách hàng mục tiêu.

5. Xây dựng nội dung đa dạng

Điểm khác biệt giữa inbound so với marketing inbound là nội dung mang đến cho người dùng thực sự hữu ích và đáp ứng đúng nhu cầu của họ, chứ không phải những nội dung quảng cáo chỉ tập trung vào sản phẩm hay thương hiệu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đầu tư thực sự chuyên nghiệp để tạo ra những nội dung chất lượng, mang tính tương tác với người xem, chẳng hạn như video, blog, ebook và các bài phản hồi (review) từ khách hàng cũ.

Ngoài ra, bạn cũng nên cá nhân hóa nội dung để tiếp cận và thu hút khách hàng mục tiêu đến với thương hiệu của bạn. Nghiên cứu và chọn ra các kênh phù hợp nhất để đảm bảo nó tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, đăng trên các trang web đánh dấu trang và có được sự hiện diện trên các cộng đồng diễn đàn có liên quan để giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng danh tiếng và có được niềm tin với nhiều thị trường mục tiêu.

Các tìm kiếm liên quan:

  • outbound marketing
  • inbound marketing pdf
  • sách inbound marketing
  • inbound methodology là gì
  • inbound outbound
  • mô hình inbound marketing
  • hubspot là gì
  • inbound marketing gtv

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *