Marketing Specialist là gì? Kỹ năng cần có của người làm Marketing Specialist

Marketing Specialist là gì

Bạn đã từng nghe qua về Marketing Specialist là gì? Bạn có bao giờ thắc mắc nó là gì không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về câu hỏi đó và các yếu tố cần thiết để tạo nên một Marketing Specialist. Nào cùng EMG Online bắt đầu vào nội dung chính thôi.

Để trở thành một Marketing Specialist là gì?

Marketing Specialist chính là người thủ lĩnh, người hoạch định ra chiến lược, kế hoạch cụ thể cho từng vị trí khác nhau trong một team marketing. Người này có thể là chuyên gia về một số lĩnh vực nhất định như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), chạy các quảng cáo (PPC), Display Media hoặc social media…v.v…Thậm chí nếu giỏi hơn, năng lực tốt hơn thì họ còn có thể là chuyên gia ở tất cả các lĩnh vực khác nhau thuộc Digital marketing.

Một Marketing Specialist chắc chắn cần vạch ra cho mình từng mục tiêu và chiến lược cụ thể, sau đó là cùng cả team chiến đấu hết mình để đạt được KPI – tất cả được thực hiện từ những bước đầu tiên của dự án như quảng bá sản phẩm / dịch vụ và cuối cùng là chuyển đổi ra đơn hàng.

Những thủ lĩnh này sẽ là những người đề ra chiến lược quảng cáo cụ thể bao gồm tiếp thị sản phẩm / dịch vụ của mình thông qua các trang truyền thông xã hội. Thu hút sự chú ý của khách hàng từ những buổi promotion, workshop hay event…v.v…để có thể truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Để có thể trở thành một Marketing specialist chúng ta cần phải có những kỹ năng như sau:

  • Có kiến thức cơ bản về marketing.
  • Có kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian tốt.
  • Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt.
  • Có kỹ năng và kiến thức về Digital marketing.
  • Khả năng phân tích được các chỉ số đo lường.
  • Có khả năng bắt kịp được các xu hướng marketing đang thịnh hành hiện nay trong nước và trên thế giới.

6 Yếu tố cần có của một Digital Marketing Specialist

Tư duy chiến lược

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với một Digital Marketing specialist là phải có khả năng suy nghĩ, tư duy phân tích và tư duy chiến lược; lên kế hoạch cho mọi chiến lược, mọi tình huống có thể xảy ra; có thể nói tư duy chiến lược là một kỹ năng sống còn của Marketing. Với khả năng tư duy chiến lược tốt bạn sẽ phát triển, đánh giá hiệu quả công việc tối ưu hơn.

Bạn sẽ quan tâm  Sales Executive là gì? Những kỹ năng cần có ở một Sales Executive giỏi

Tư duy chiến lược bao gồm: Khả năng nắm bắt suy nghĩ của khách hàng. Nếu không nắm bắt được suy nghĩ và giải quyết nhu cầu cho khách hàng; thì coi như ‘’thất bại’’ từ bước đầu tiên.

Khả năng phân tích dữ liệu

Bằng cách phân tích các dữ liệu khách hàng; các marketer có thể nắm bắt được thông tin, mong muốn của họ. Để từ đó thực hiện và vạch ra các chiến lược marketing thông qua các kênh mạng truyền thông xã hội.

Giúp doanh nghiệp của bạn tăng độ nhận diện thương hiệu và hình ảnh trong lòng khách hàng. Marketing Specialist là gì

Chạy quảng cáo online

Vài năm trở lại đây, mạng xã hội Facebook bắt đầu nổi lên và được xem là một trong những kênh quảng cáo online hiệu quả nhất.

Với một Digital Marketing specialist mà nói chạy quảng cáo trên mạng xã hội cũng giống như ‘’Thả mồi nhỏ để câu cá to’’. Vừa hỗ trợ doanh nghiệp triển khai và thực hiện các chiến dịch marketing, chạy quảng cáo; vừa đẩy nhanh hình ảnh thương hiệu và tiếp cận gần hơn đến khách hàng.

Email Marketing

Email được ra đời và sử dụng từ 40 năm trước. Hiện nay, email marketing vẫn là một trong những hình thức marketing đơn giản. Với chi phí thấp mà giá trị marketing đem lại vô cùng cao. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn chưa nhìn ra tiềm năng và đánh giá thấp vai trò của email trong các chiến lược marketing của mình.

Email Marketing là hình thức tiếp thị phải có mục tiêu và chiến lược rõ ràng. Tức là người dùng có thể liên lạc với từng nhóm khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm, và bạn truyền đạt thông tin qua email một cách automation ‘’tự động’’.

SEO

Công cụ tìm kiếm Google

SEO có thể hiểu đơn giản; tăng khả năng hiển thị website trên các công cụ tìm kiếm của Google.

Lĩnh vực hiển thị tìm kiếm trên google này bao gồm 2 phần:

  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm không mất phí bằng cách SEO
  • Bỏ chi phí để chạy quảng cáo Google Ads để hiện thị trên công cụ tìm kiếm google.

Tất nhiên, không mất chi phí, bao giờ cũng mất nhiều thời gian và công sức hơn để được công cụ tìm kiếm của Google đánh giá thứ hạng website ở vị trí cao.

Các Digital Marketing Manager cần có một kế hoạch triển khai cùng nhau giữa SEO và Quảng cáo Ads được hiệu quả tốt hơn.

Marketing thông qua mạng xã hội

Bạn sẽ quan tâm  Chiến lược kinh doanh là gì? Vì sao nó lại quan trọng đến vậy?

Một digital marketing specialist phải nắm rõ cách thức hoạt động của nhiều mạng xã hội khác nhau. Mạng xã hội được xem như món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi chúng ta; đó là nơi kết nối mọi người ở khắp nơi trên thế giới lại gần nhau hơn.

Với số lượng người dùng vào mạng xã hội ngày càng nhiều. Đây rõ ràng là một trong những lợi thế với những người làm marketing trong việc tiếp cận với khách hàng.

 

Marketing Specialist là gì

Kỹ năng cần có của người làm Marketing Specialist là gì?

Một Marketing Specialist còn phải sở hữu những kỹ năng khác như:

  • Lên kế hoạch, thiết lập KPI cho team và quản lý thời gian
  • Kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt
  • Sử dụng thành thạo các công cụ đo lường để đánh giá thị trường, đối thủ, khách hàng
  • Branding và Social Media (Xây dựng thương hiệu và truyền thông trên nền tảng mạng xã hội)
  • Nhạy bén với các xu hướng Marketing mới cũng như các xu hướng trong xã hội – Nhịp sống trong xã hội ngày một nhanh hơn, chính vì vậy mà thị trường biến động liên tục và Marketing phải là yếu tố bắt kịp đầu tiên với xu hướng.
  • Tư duy chiến lược: Marketing Specialist là người cần sở hữu kỹ năng lên kế hoạch và thiết lập KPI cho team, chính vì vậy mà tư duy chiến lược là một yếu tố cần phải có ở vị trí này. Một Marketing Specialist sở hữu tư duy chiến lược sẽ có khả năng lên các kế hoạch, phương án dự phòng cho nhiều tình huống xảy ra để giúp công việc diễn ra theo chiều hướng thuận lợi nhất, mang về hiệu quả cao nhất.
  • Phân tích dữ liệu: Mọi thông tin nếu không có con số, dữ liệu chứng minh thì không hề có tính xác thực và trong Marketing điều này càng chính xác hơn. Thử tưởng tượng, một chiến dịch Marketing mà không có số liệu thì không thể nào đo lường được liệu chiến dịch đó có thành công hay không. Chính vì vậy mà phân tích dữ liệu là một yếu tố rất quan trọng với một người làm Marketing Specialist.

Người làm Marketing Specialist có thể làm những gì?

Marketing Specialist là một công việc rất hot và thu hút nhiều bạn trẻ quan tâm và theo đuổi. Hiện nay, các doanh nghiệp có rất nhiều chức danh để gọi Marketing Specialist nhưng chúng đều có ý nghĩa giống nhau. Người làm Marketing Specialist có mức độ kinh nghiệm khác nhau thì sẽ có tên gọi khác nhau và làm những công việc sau.

Tuy nhiên, tại một số doanh nghiệp, các công việc về Marketing được chia nhỏ và phân chia theo chức năng khác nhau. EMG Online tổng hợp một số công việc liên quan tới Marketing theo 5 cấp bậc mà các bạn yêu thích vị trí Marketing Specialist có thể tham khảo: Marketing Specialist là gì

Bạn sẽ quan tâm  Marketing là gì? Các loại hình digital marketing phổ biến hiện nay

Cấp độ 1: Marketing Coordinator (Nhân viên điều phối Marketing)

Các vị trí liên quan:

  • Marketing Assistant (Trợ lý Marketing)
  • Marketing Specialist (Chuyên viên Marketing)
  • Social Media Specialist (Chuyên viên truyền thông mạng xã hội)
  • Marketing Intern (Thực tập Marketing)

Cấp độ 2: Marketing Manager (Quản lý Marketing)

Các vị trí liên quan:

  • Social Media Manager (Quản lý phương tiện truyền thông xã hội)
  • Brand Manager (Quản lý thương hiệu)
  • Product Marketing Manager (Quản lý Marketing sản phẩm)
  • Digital Marketing Manager (Quản lý Marketing kỹ thuật số)
  • Advertising Manager (Quản lý quảng cáo)
  • Online Marketing Manager (Quản lý tiếp thị trực tuyến)

Cấp độ 3: Marketing Director (Trưởng phòng Marketing)

Các vị trí liên quan:

  • Director of Marketing (Trưởng phòng Marketing)
  • Social Media Director (Trưởng phòng truyền thông xã hội)
  • Advertising Director (Trưởng phòng quảng cáo)
  • Digital Marketing Director (Trưởng phòng Marketing kỹ thuật số)
  • Marketing Communications Director (Trưởng phòng truyền thông Marketing)
  • Marketing and Sales Director (Trưởng phòng Marketing và bán hàng)

Cấp độ 4:  VP of Marketing (Phó giám đốc Marketing)

Các vị trí liên quan:

  • VP of Online Marketing (Phó giám đốc Marketing trực tuyến)
  • VP of Sales and Marketing (Phó giám đốc Marketing và bán hàng)
  • Marketing Vice President (Phó giám đốc Marketing)

Cấp độ 5: Chief Marketing Officer (Giám đốc Marketing)

Các vị trí liên quan:

  • CMO (Giám đốc Marketing)
  • Senior Vice President of Marketing (Phó giám đốc Marketing cấp cao)

 

 

Marketing Specialist là gì

EMG Online

Tham khảo tài liệu online: https://www.emg.com.vn/khoa-hoc-online/

Tài liệu Marketing cơ bản: https://www.emg.com.vn/tai-lieu-marketing-online/

Email liên hệ: Liên hệ

Website: https://www.emg.com.vn/

 

Các tìm kiếm liên quan đến marketing specialist là gì

  • Marketing Specialist là gì
  • Marketing Executive là gì
  • Digital Marketing specialist là gì
  • Digital marketing specialist
  • Content Specialist là gì
  • Digital Marketing là gì
  • Marketing specialist have conducted
  • Marketing expert là gì

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *