Mô hình kinh doanh dropshipping là gì? Ưu nhược điểm của mô hình này

mo hinh kinh doanh dropshipping

Bạn đã từng bao giờ nghe về khái niệm Dropshipping? Rõ ràng, đây là một thuật ngữ về e-commerce  vô cùng thời thượng trong vòng vài năm trở lại đây mà ai cũng từng một lần nghe thấy. Tuy nhiên, không phải người nào trong chúng ta cũng hiểu chính xác thế nào là Dropshipping. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng EMG Online tìm hiểu sâu hơn về Drop Shipping là gì và những ứng dụng của nó. Biết đâu đó, bạn sẽ hứng thú và triển khai mô hình kinh doanh dropshipping này trong tương lai sau khi đọc những chia sẻ sau đây!

Mô hình kinh doanh dropshipping là gì?

Drop shipping là một phương thức kinh doanh cho phép các doanh nghiệp hoạt động mà không cần kho hàng dự trữ. Thậm chí, việc giao hàng của các công ty hoạt động theo phương thức Dropshipping cũng đối tác bên ngoài để thực hiện.

mo hinh kinh doanh dropshipping
mo hinh kinh doanh dropshipping

Cách hoạt động của mô hình mô hình kinh doanh dropshipping:

  • Đầu tiên, doanh nghiệp (với danh nghĩa là một nhà bán lẻ) hợp tác với đối tác dropshipping để sản xuất và (hoặc) lưu trữ kho hàng.
  • Tiếp đến, khi khách hàng đặt mua sản phẩm, doanh nghiệp bán lẻ sẽ chuyển thông tin tới đối tác để họ thực hiện việc đóng gói hàng hóa.
  • Cuối cùng, chính đối tác Dropshipping cũng là người giao hàng hóa trực tiếp tới tay người tiêu dùng (dựa trên danh nghĩa của doanh nghiệp bán lẻ).

Loại hình kinh doanh này hấp dẫn các doanh nghiệp đến vậy là bởi: Nó giúp các doanh nghiệp có thể hoạt động mà không cần phải mở xí nghiệp sản xuất, hay thậm chí, chẳng cần kho bãi để lưu trữ hàng hóa.

Thay vào đó, họ chỉ cần đúng 2 điều duy nhất để hoạt động: Đó là chiếc laptop và đường truyền kết nối Internet.

Ưu điểm của mô hình kinh doanh dropshipping

Mô hình kinh doanh dropshipping sở hữu nhiều lợi thế lớn, dưới đây là 8 ưu điểm chính:

Bạn sẽ quan tâm  10+ Phần Mềm, Ứng Dụng Live Chat Trực Tuyến Trên Website

1. Dễ dàng tham gia thị trường

Người chủ doanh nghiệp không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để tham gia thị trường.

Điều họ cần làm chỉ là: Tìm kiếm đối tác, thiết lập website và bắt đầu bán hàng, chỉ có vậy! Nếu bạn đang muốn gia nhập cuộc chơi thương mại điện tử, mô hình kinh doanh dropshipping chính là con đường ngắn nhất để bạn nhập cuộc.

mo hinh kinh doanh dropshipping
mo hinh kinh doanh dropshipping

2. Phí setup doanh nghiệp không đáng kể

Ở mô hình kinh doanh dropshipping truyền thống, bạn phải tốn rất nhiều chi phí ban đầu để setup doanh nghiệp, ví dụ như: phí đầu tư nguyên vật liệu, phí thuê nhà kho bến bãi, chi phí sản xuất, chi phí điện nước,… Dropshipping sẽ loại bỏ tất cả những chi phí sản xuất nó trên.

Bạn chỉ cần bỏ tiền để mua domain, web hosting, ứng dụng hỗ trợ xây dựng web, phí cho bên xây dựng trang web,… Nói chung, bạn đã đỡ đi một khoản chi phí đầu tư kha khá khi lựa chọn mô hình Dropshipping để kinh doanh.

3. Loại bỏ đáng kể các loại chi phí cố định

Những chi phí chúng tôi liệt kê ở trên sẽ là vấn đề nan giải của doanh nghiệp hàng tháng chứ không dừng lại ở thời điểm họ mới thành lập.

Với mô hình kinh doanh dropshipping, bạn như được “quẳng gánh lo” về các khoản tiền ra tiền vào liên quan tới các loại chi phí sản xuất.

4. Doanh nghiệp có thể hoạt động ở bất kỳ đâu

Viễn cảnh không văn phòng, không nhà kho, không phải thuê người lao động sẽ là của bạn nếu bạn lựa chọn mô hình Drop shipping.

Doanh nghiệp của bạn sẽ hoạt động độc lập, không cần phải băn khoăn xem dịch vụ này nên lựa chọn địa điểm nào để hoạt động, địa điểm kia có thể mở văn phòng hoặc nhà xưởng hay không. Miễn là địa điểm làm việc đó có kết nối Internet, bạn có thể làm việc ở bất kỳ nơi đâu bạn muốn.

5. Rủi ro của mô hình kinh doanh dropshipping

Điều này có được bởi: Khi bạn không sở hữu nhà kho, bạn chẳng cần phải lo những rủi ro liên quan tới việc hàng hóa ế ẩm bị tồn kho mốc meo ở bến bãi. Việc luân chuyển hàng hóa đã có đối tác bạn lo.

6. Hàng hóa nào bạn cũng có thể bán được

Với mô hình Dropshipping, bất kỳ hàng hóa nào bạn cũng có thể bán được. Đơn giản là bạn chỉ cần tìm nhà sản xuất chất lượng, vậy là đủ.

7. Có đủ thời gian và nguồn lực để phát triển doanh nghiệp

Những chi phí bạn không phải bỏ ra cho việc đầu tư nhà xưởng có thể được sử dụng cho việc phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu bạn yếu kém ở điểm nào, bạn hoàn toàn có thể dùng nguồn tiền có sẵn của mình để chiêu mộ nhân tài.

Bạn sẽ quan tâm  Sandbox là gì? Hướng dẫn kích hoạt và mở Sandbox trên Windows 10

8. Loại bỏ các rủi ro liên quan tới quá trình giao hàng

Khi bạn kinh doanh theo mô hình kinh doanh dropshipping, bạn sẽ không cần phải lo lắng tới việc hàng hóa mình vận chuyển tới khách có bị hỏng hóc hay rơi vỡ gì không.

Nếu chẳng may nó có bị thất lạc, trách nhiệm tìm lại đơn hàng sẽ là của nhà sản xuất.

Nhược điểm của mô hình kinh doanh dropshipping

Cũng giống như những loại hình kinh doanh khác, Drop shipping có nhiều mặt tích cực nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với các doanh nghiệp:

1. Lợi nhuận thu về thấp hơn

Tất nhiên, khi các nhà sản xuất đã gánh hết toàn bộ trách nhiệm liên quan tới việc sản xuất và giao hàng hóa tới khách hàng, họ sẽ yêu cầu bạn chia khoản phần trăm hoa hồng cao hơn so với bình thường.

Lợi nhuận bạn thu về trên 1 đầu sản phẩm bán ra cũng sẽ ít hơn.

2. Liên đới trách nhiệm của mô hình kinh doanh dropshipping

Với khách hàng, họ quy hết trách nhiệm các lỗi liên quan tới hàng hóa hay vận chuyển về bạn. Tất nhiên, trên thực tế đây là lỗi hoàn toàn thuộc về nhà sản xuất và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu họ thay bạn chịu trách nhiệm 100%, nhưng hình ảnh doanh nghiệp bạn đã bị “vấy bẩn”.

Đó là lý do vì sao khâu lựa chọn nhà sản xuất là quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp theo mô hình Dropshipping.

3. Khó kiểm soát vấn đề thương hiệu

Đối với các doanh nghiệp Dropshipping, thương hiệu là vấn đề cực kỳ nan giải đối với họ. Khách hàng thì có thể không hài lòng với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, hoặc đơn giản là bởi shipper giao hàng quá chậm.

Làm sao để bạn có thể kiểm soát những vấn đề trên nếu như bạn không thực sự là nhà sản xuất và đơn vị giao hàng.

drop shipping là gì

4. Đối thủ cạnh tranh lớn

Vì sự gia nhập thị trường dễ dàng, bạn có thể sẽ phải đối mặt với lượng lớn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Cuộc chiến giành giật nhà sản xuất chất lượng có thể sẽ rất cam go và khốc liệt.

5. Các vấn đề phát sinh khác

Đối với các doanh nghiệp Dropshipping,.họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề mà.các doanh nghiệp truyền thống chẳng bao giờ phải đối mặt như:.Đối tác sản xuất khác nhau sẽ yêu cầu mức.phí dịch vụ khác nhau, chi phí vận chuyển hàng hóa cũng sẽ phức tạp.và đắt đỏ hơn so với bình thường, việc không kiểm soát kho.bãi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với doanh nghiệp,…

Thông thường, lợi nhuận của một doanh nghiệp.theo mô hình Dropshipping có thể chiếm từ 10 đến 40% tổng doanh thu. Thậm chí, trong một số loại hàng hóa đặc thù như đồ trang sức, đồ điện tử, biên lợi nhuận có thể đạt 100%.

Bạn sẽ quan tâm  Flawless Launch: Tung hàng không tì vết

Điều quan trọng đối với bạn ở đây là phải tìm đúng thị trường để kinh doanh: Nơi mà vẫn có những nhà cung cấp chất lượng đang chờ bạn ký hợp đồng làm đối tác và nơi không có quá nhiều đối thủ chỉ chực bạn nhảy vào bể “đại dương đỏ” mà “ăn tươi nuốt sống” bạn.

Cách phân biệt các mô hình kinh doanh dropshipping

Một khía cạnh khác bạn cũng nên quan tâm, đó chính là các loại hình đối tác trong mô hình kinh doanh dropshipping. Có 3 loại hình đối tác chính mà bạn có thể lựa chọn:

mo hinh kinh doanh dropshipping
mo hinh kinh doanh dropshipping

1. Manufacturer

Đây là đối tác tham gia sản xuất từ A đến Z cho sản phẩm. Bạn đơn giản là liên hệ trực tiếp với họ, thực hiện các công đoạn Marketing và chốt đơn hàng.

2. Dropship Supplier

Đối tác này nhập nguồn thành phẩm thô từ một nhà sản xuất khác. Việc của họ là đóng gói sản phẩm và ship hàng tới tay khách hàng.

3. Dropship Aggregator

Đối tác này đóng vai trò là trung gian kết nối bạn với các nhà sản xuất khác. Những điểm yếu cố hữu trong Dropshipping như: Tính phí vận chuyển cao hơn trong 1 đơn hàng nhiều sản phẩm riêng lẻ,… Tuy nhiên, phí dịch vụ của Dropship Aggregator là cao hơn hẳn so với các loại hình đối tác khác.

Tổng kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu drop shipping là gì, có cái nhìn tổng quan và đúng đắn về mô hình kinh doanh Dropshipping. Điểm thú vị của Dropshipping đó chính là: Bạn có thể sử dụng Dropshipping như một phép thử trước khi thực sự tham gia sản xuất và kinh doanh trên mô hình bán hàng truyền thống.

Tìm kiếm liên quan

  • Cách tìm nguồn hàng dropshipping
  • Nguồn hàng dropshipping shopee
  • Mô hình dropship là gì
  • Mô hình Dropship Tiki
  • Tuyến dropshipping

Nguồn: https://www.emg.com.vn/

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *