Mô hình SOS là gì? 3 Bước SOS đưa chiến dịch Email Marketing đến thành công

Ngày nay, Email Marketing không còn là một khái niệm xa lạ, ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng Email Marketing như một hình thức Marketing quan trọng và cần thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm thế nào để xây dựng một chiến dịch Email Marketing hiệu quả cho thương hiệu. Mô hình SOS chính là một giải pháp hữu ích cho bạn để bắt đầu một chiến dịch Email Marketing ngay lập tức. Trong bài viết dưới đây, EMG Online sẽ bật mí cho bạn mô hình SOS là gì? Cách thực hiện mô hình SOS chỉ với 3 bước đơn giản.

Mô hình SOS là gì?

Mô hình SOS là gì

SOS là gì? SOS giúp bạn sử dụng tin nhắn email quảng bá để thu hút phản hồi của khách hàng (Ảnh: cloudfront)

SOS là gì? SOS viết tắt chữ gì? SOS là 3 chữ cái viết tắt của Survey (Khảo sát), Optimize (Tối ưu hóa) and Smooth (Loại bỏ rào cản), cũng chính là 3 bước thực hiện mô hình này. Mô hình SOS giúp bạn sử dụng tin nhắn email quảng bá để thu hút phản hồi của khách hàng. Thông tin phản hồi nhận được từ khách hàng cũng sẽ trở thành một “trợ thủ” góp phần tạo nên thành công trong chiến dịch Marketing tiếp theo của bạn.

SOS được sử dụng khi nào

Thông thường, SOS được sử dụng khi doanh nghiệp muốn quảng bá, thu hút phản hồi của khách hàng, SOS giúp mang lại rất nhiều thành công cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.

Thực hiện mô hình SOS với 3 bước đơn giản

Survey (Khảo sát)

Survey (Khảo sát)

3 bước đơn giản để thực hiện phương pháp SOS là gì? Bước đầu tiên trong mô hình SOS là khảo sát khách hàng (Ảnh: saultonline)

Đây là bước đầu tiên trong mô hình SOS. Công việc mà bạn cần thực hiện trong bước này là tạo một cuộc khảo sát (online hoặc offline) với khách hàng của bạn. Mục đích của cuộc khảo sát này là để tìm hiểu xem những điểm khách hàng thích hoặc không thích ở sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Hãy sử dụng các hình thức khảo sát khác nhau nhằm đạt được kết quả tốt nhất về những mặt mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn đã đáp ứng/ chưa đáp ứng được nhu cầu hay thị hiếu của khách hàng.

Một số ví dụ về câu hỏi trong bảng khảo sát mà bạn có thể tham khảo là:

  • Họ đã nhận được lợi ích mà họ mong muốn từ sản phẩm của bạn hay chưa?
  • Lợi ích mà họ mong muốn nhận được từ sản phẩm/ dịch vụ của bạn là gì?
  • Làm thế nào để họ nhận được tối đa lợi ích từ sản phẩm họ đã mua?
  • Đặc điểm nào của sản phẩm mang lại lợi ích lớn nhất cho khách hàng? Đặc điểm nào ít có giá trị nhất?
Bạn sẽ quan tâm  Quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp là gì? Tại sao xây dựng thương hiệu lại quan trọng?

Khi thực hiện cuộc khảo sát, một điều cần lưu ý, đó là hãy hỏi khách hàng của bạn về cả điểm tốt và điểm chưa tốt ở sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Và bạn phải có sự chuẩn bị cho cả hai tình huống đó. Trong cuối cuộc khảo sát, bạn hãy để khách hàng đánh giá sản phẩm/ dịch vụ của bạn trên thang điểm từ 1 đến 10.

Nếu kết quả của cuộc khảo sát chỉ ra rằng, sản phẩm/ dịch vụ của bạn chưa thực sự làm khách hàng hài lòng, bạn cần chỉ ra được những đặc điểm nổi bật so với đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng. Mặt khác, nếu thông tin bạn nhận được chỉ mang tính chung chung, hãy xem xét kỹ hơn dữ liệu mà bạn có. Bên cạnh đó, hãy tìm cách để “nâng cấp” database khách hàng, phát triển sản phẩm dựa trên những nhu cầu chưa được thỏa mãn từ khách hàng.

3 bước đơn giản để thực hiện mô hình SOS là gì? Thông tin thu được từ khảo sát sẽ trở thành "tiền đề" cho các quyết định Marketing

3 bước đơn giản để thực hiện mô hình SOS là gì? Thông tin thu được từ khảo sát sẽ trở thành “tiền đề” cho các quyết định Marketing (Ảnh: verzeo.in)

Thông tin, hay phản hồi của khách hàng mà bạn có được qua cuộc khảo sát hoàn toàn có thể trở thành một “trợ thủ đắc lực” cho chiến lược Marketing của bạn sau này. Thậm chí bạn có thể đưa ra kết quả các cuộc khảo sát đã thực hiện trong những email tiếp thị bạn gửi tới khách hàng, điều đó sẽ góp phần nâng cao sự tin tưởng của khách hàng về thương hiệu của bạn.

Mục đích của bước khảo sát không phải để xác nhận ý tưởng hiện tại của bạn, mà là tìm hiểu về chính khách hàng của bạn. Bạn sẽ nhận ra được những điều làm khách hàng hứng thú, hoặc lợi ích nào thực sự có ý nghĩa với họ. Qua khảo sát, bạn có thể phát triển sản phẩm tốt hơn, hay điều chỉnh các chương trình ưu đãi để mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Optimize (Tối ưu hóa)

Optimize (Tối ưu hóa)

3 bước đơn giản để thực hiện mô hình SOS là gì? Mô hình SOS sẽ tối ưu hóa dựa trên phản hồi khách hàng (Ảnh: monsterinsights)

Từ kết quả của bước đầu tiên, bạn sẽ hiểu được lợi ích nào là quan trọng nhất đối với khách hàng của bạn, cũng như điều gì mà bạn cần tập trung trong chiến dịch Marketing sắp tới. Đây cũng chính là “bàn đạp” giúp bạn tối ưu hóa hoạt động Marketing của mình.

Bạn sẽ quan tâm  “Sốt” điểm chuẩn ngành Marketing 2021: Cao gần “kịch trần”

Trong trường hợp sản phẩm/ dịch vụ và lý do mua của khách hàng chưa có mối liên kết với nhau, hãy thay đổi cách tiếp cận bằng cách tập trung vào những lợi ích mà khách hàng quan tâm nhất, hay áp dụng chúng vào các hoạt động Marketing.

3 bước đơn giản để thực hiện mô hình SOS là gì? Tối ưu hóa với mô hình SOS sẽ thúc đẩy khách hàng đến giai đoạn "mua hàng" nhanh hơn

3 bước đơn giản để thực hiện mô hình SOS là gì? Tối ưu hóa với mô hình SOS sẽ thúc đẩy khách hàng đến giai đoạn “mua hàng” nhanh hơn (Ảnh: blog.marketic.io)

Một cách tối ưu hóa sản phẩm bằng khảo sát qua Email Marketing mà bạn có thể tham khảo, đó là đưa dữ liệu khảo sát vào lời chứng thực trên website hoặc tài liệu Marketing. Hãy tập trung vào những khách hàng cảm thấy họ nhận được tối đa lợi ích từ sản phẩm/ dịch vụ của bạn, khiến họ nói nhiều hơn về lợi ích cốt lõi mà bạn đang cung cấp.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, dù đối tượng hướng tới là khách hàng hiên tại hay khách hàng tiềm năng, thì tạo ra một đề xuất giá trị sẽ thúc đẩy khách hàng nhanh hơn từ giai đoạn “nhận biết” qua giai đoạn “mua hàng”.

Smooth (Loại bỏ rào cản)

Smooth (Loại bỏ rào cản)

3 bước để thực hiện mô hình SOS là gì? Bước cuối cùng để kết thúc SOS đó là loại bỏ rào cản (Ảnh: rixtrema)

Sau khi đã khảo sát khách hàng và tối ưu hóa Marketing thì bước cuối cùng đó là loại bỏ các rào cản trong quá trình chuyển đổi. Sử dụng các phần mềm gửi Email hàng loạt như InfusionSoft, GetResponse, Aweber,…để tìm hiểu lý do tại sao có khách hàng đã click nhưng không mua sản phẩm.

Hãy hỏi xem điều gì đã khiến họ mua hàng, do lợi ích của sản phẩm hay giá cả? Tìm hiểu đã có những tình huống nào xảy ra trong quá trình họ mua hàng. Quá trình mua hàng quá rắc rối khiến họ chần chừ? Điều gì ngăn cản họ đến bước “mua hàng”? Hay làm thế nào để sản phẩm/ dịch vụ trở nên hữu ích hơn? Từ những thông tin thu đươc, hãy rút ra kết luận về những “chướng ngại vật” trong quá trình mua hàng. Cuối cùng, việc bạn cần làm đó là loại bỏ những “chướng ngại vật” này, với mục đích tăng tỷ lệ chuyển đổi, biến những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực thụ.

Bạn sẽ quan tâm  8 Sự thật quảng cáo bất động sản trên Google không phải ai cũng biết

Bên cạnh đó, hãy tiếp thu những phản hồi tiêu cực để từ đó thay đổi chiến lược Marketing của mình. Sử dụng website hay Email Marketing để giải quyết điều tiêu cực đó, và chứng minh sản phẩm của bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được mối quan tâm của khách hàng.

3 bước để thực hiện mô hình SOS là gì? Loại bỏ "chướng ngại vật" để đưa chiến dịch Email Marketing đến thành công

3 bước để thực hiện mô hình SOS là gì? Loại bỏ “chướng ngại vật” để đưa chiến dịch Email Marketing đến thành công (Ảnh: strikedeck)

Tiếp thu những phản hồi của khách hàng, nhận ra và loại bỏ những điểm trừ trong quá trình chuyển đổi và biến chúng trở thành thế mạnh bán hàng mới là chiến lược Marketing thông minh.

Khái niệm SOS khác bạn cần biết

Cuộc gọi SOS là gì

Cuộc gọi SOS hay còn biết đến là cuộc gọi khẩn cấp, thường được cài trên điện thoại của bạn. Khi bạn sử dụng cuộc gọi SOS thì vị trí của bạn sẽ được gửi tới trung tâm giúp đỡ khẩn cấp. Cũng có những lúc, thiết bị di động của bạn chỉ gọi được SOS là gì, đó chính là do điện thoại đã bị khóa.

SOS là tổ chức gì

Tổ chức SOS hay làng trẻ SOS là câu lạc bộ xã hội được xây dựng để chăm sóc trẻ mồ côi, SOS cũng là viết tắt của từ Societas Socialis là có trách nhiệm với xã hội.

Kết luận

Bài viết trên đây đã cho bạn hiểu SOS là gì, thông qua mô hình SOS bạn có thể thấy được điểm yếu của mình. Nhờ tận dụng 3 bước đơn giản: khảo sát ý kiến của khách hàng, tối ưu hóa dựa trên phản hồi và giải quyết khó khăn trong quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể biến mô hình SOS trở thành công cụ hiệu quả để đưa ra chiến dịch Email Marketing thành công.

Theo: MarketingLand

Lan Hương – EMG Online

 

 

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *