Mô hình SWOT là gì? Ý nghĩa và ứng dụng của mô hình S.W.O.T

swot

SWOT là một trong những bước thực hiện quan trọng để lập nên chiến lược kinh doanh cho công ty. Việc phân tích mô hình SWOT thật sự đem lại những hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp. Vậy đó là gì? Cùng EMG Online Co,. LTD theo dõi hết bài viết sau đây!

Tìm hiểu khái niệm Mô hình SWOT và ý nghĩa của nó trong kinh doanh

Mô hình SWOT là một mô hình bao gồm 4 chữ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

Mô hình này là công cụ giúp các nhà quản trị phân tích chiến lược cũng như nhận biết rủi ro và đánh giá chúng. Từ đó, mô hình SWOT được sử dụng nhiều trong việc xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như tiếp thị, phát triển các sản phẩm và dịch vụ.

Xây dựng Mô hình SWOT:

Mô hình SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần tương ứng với 4 thành phần của mô hình bao gồm Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:

  • Điểm mạnh (Strengths): là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu. Đó là lợi thế riêng, nổi bật và có thể so sánh với những đối thủ cạnh tranh khác. Chẳng hạn như những lợi thế về (Nguồn lực, Tài sản, Con người, Kinh nghiệm, Kiến thức, Dữ liệu,Tài chính, Giá cả, Chất lượng sản phẩm, Quy trình, Hệ thống kỹ thuật,…)
  • Điểm yếu (Weaknesses) là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu. Đó có thể là những công việc còn làm chưa tốt, những khía cạnh thiếu vắng đi điểm mạnh thì ở đó sẽ có những điểm yếu kém mà chúng ta cần khắc phục.
  • Cơ hội (Opportunities) là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ, xu hướng toàn cầu, chính sách, luật pháp,…) mang tính tích cực, có lợi giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu.
  • Nguy cơ (Threats) là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Sau đó, việc cần làm là đề ra phương án giải quyết để khắc phục, hạn chế những rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra.

Qua đây có thể thấy được rằng mục đích của việc phân tích SWOT  là để xác định được điểm mạnh, cơ hội mà công ty đang nắm giữ đồng thời cần khắc phục được những hạn chế, rủi ro có thể gặp phải.

Mở rộng mô hình SWOT

Không chỉ dừng lại ở việc làm rõ 4 yếu tố nêu trên trong mô hình SWOT mà chúng ta còn có thể dựa trên 4 yếu tố này để đưa ra những chiến lược phù hợp, bao gồm:

  • Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh đang có của công ty.
  • Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): Khắc phục được điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
  • Chiến lược ST (Strengths – Threats): Sử dụng lợi thế, điểm mạnh đang có để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
  • Chiến lược WT (Weaks – Threats): Thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh gặp phải những điểm yếu bị tác động từ môi trường bên ngoài.

Phân tích mô hình SWOT là gì và ứng dụng của nó trong kinh doanh như thế nào?

SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Nó cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ

Bạn sẽ quan tâm  Những chiến lược hiệu quả về giá cho sản phẩm của doanh nghiệp – Inbound Marketing in Vietnam

Trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu .. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Mô hìnhphân tích SWOT là kết quả của một cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortune bình chọn và được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Standford trong thập niên 60-70, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm có Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert Stewart và Birger Lie.

swot

Cách sử dụng SWOT như thế nào?

Kỹ thuật phân tích SWOT sẽ rất khó nhớ và vận dụng đối với những người mới ngay cả bản thân mình cũng vậy cũng phải mất 1 thời gian dài mới có thể nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn cách phân tích SWOT này.

Khi sử dụng kỹ thuật SWOT này, chúng ta sẽ vẽ ra trên một tờ giấy hoặc trên một chiếc bảng 4 khu vực được phân chia thành các mục S, W, O, T. Sau đó dùng kỹ thuật động não (brainstorming) để ghi các ý kiến hoặc nhận xét chủ quan của cá nhân hay nhóm vào các khu vực tương ứng.

Bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào việc xây dựng 1 kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp của mình với 1 tờ giấy và vẽ ra trên đó thành 4 ô S, W, O, T sau đó bắt đầu ghi ra những nhận định và ý kiến chủ quan của cá nhân hay của nhóm vào các ô tương ứng.

Ví dụ giúp các bạn mới dễ hiểu bằng cách lên kế hoạch marketing quảng cáo onlien cho công ty.

Strengths – Điểm mạnh

Điều đầu tiên bạn nên quan tâm tới sản phẩm của mình trước khi quan tâm tới các công cụ quảng cáo online vì theo kinh nghiệm của bản thân mình thì việc tìm ra điểm mạnh của sản phẩm sẽ hiệu quả hơn rất nhiều việc bạn có thể đẩy mạnh quảng cáo mà chả tìm ra hay không biết sản phẩm mình có ưu điểm gì nổi trội. Đây là bài học khá sương máu của mình mà mất không ít tiền bạc để học được bài học này.

Những câu hỏi sau đây có lẽ sẽ giúp bạn phần nào định hình cách viết ra điểm mạnh trong kế hoạch marketing online của bạn

– Sản phẩm của bạn có ưu điểm gì nổi bật so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?

– Giá sản phẩm của bạn có rẻ hơn so thị trường?

– Các kênh quảng cáo onlien của bạn có ưu điểm gì?

– Khách hàng mua hàng của bạn có dễ dàng hay không?

– Dịch vụ hỗ trợ bán hàng của bạn có điểm mạnh gì?

– Kênh bán hàng online mà bạn đang thấy hiệu quả nhất là kênh nào?

– Lưu lượng tiền mặt của bạn có lớn hơn so với nhiều đối thủ khác hay không?

…v.v

Weaknesses – Điểm yếu

Bạn hãy liệt kê ra những điểu còn tồn tại theo sự đánh giá khách quan nhất với những câu hỏi như:

– Sản phẩm của bạn có nhược điểm gì so với đối thủ?

– Giá bán sản phẩm của có có đắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường?

– Kênh quảng cáo online mà bạn đang sử dụng có thực sự đang bán hàng hiệu quả?

– Dịch vụ hỗ trợ bán hàng cho khách hàng đã thực sự nhanh và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng?

– Tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của đối thủ thay vì sản phẩm của bên bạn?

– Chương trình quảng cáo trước đó có hiệu quả hay không?

v.v

Opportunities – Cơ hội

Về những cơ hội mà bạn nhìn nhận thấy khi triển khai bản kế hoạch marketing online này bạn nên đặt ra những câu hỏi như dưới đây và hãy ghi nó vào ô cơ hội

– Đối thủ của bạn đã biết vận dụng kênh quảng cáo online để bán hàng hiệu quả hay chưa?

– Bạn có cơ hội gì khi sử dụng các công cụ quảng cáo như Google, Facebook, báo điện tử …?

– Chi phí quảng cáo online có rẻ hơn quảng cáo truyền thống bao nhiêu?

– Bạn có tiếp cận được những khách hàng mua hàng tiềm năng mà các công cụ quảng cáo offline không tiếp cận được?

– Các công cụ quảng cáo online có giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng và bao quát hơn không?

v.v

Thách thức – Threat

– Cuộc khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng khi mua sản phẩm của bạn hay không?

Bạn sẽ quan tâm  5 sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch truyền thông – Inbound Marketing in Vietnam

– Chi phí quảng cáo bạn bỏ ra có thu lại hòa vốn với số sản phẩm bạn bán được hay không?

– Khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới có chính xác là khách hàng tiềm năng mua sản phẩm của bạn hay không?

– Phân khúc thị trường bạn đặt ra có thực sự đúng với những gì sản phẩm bạn mang lại cho họ?

v.v

Cùng nhau xem cách thực hiện mô hình S.W.O.T diễn ra như thế nào

Ma trận SWOT là công cụ hữu hiệu cho mọi doanh nghiệp khi bắt đầu lên kế hoạch một chương trình marketing hay chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Công cụ này giúp người lập kế hoạch nắm được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp giúp tận dụng tối đa những lợi thế và tránh được rủi ro cho doanh nghiệp. Cùng EMG Online Co,. LTD tìm hiểu về ma trận SWOT trong bài viết dưới đây.

– Ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT, trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt.

– Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Bạn cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người.

– Biên tập lại. Xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.

– Phân tích ý nghĩa của chúng.

– Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro.

– Định kỳ cập nhật biểu đồ SWOT của bạn, làm tăng thêm tính hoàn thiện và hiệu quả cho kế hoạch gây dựng sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ tìm ra con đường dẫn đến thành công.

Ma trận swot dùng để làm gì?

Ma trận SWOT sẽ giúp mang lại cái nhìn sâu sắc nhất về tổ chức, doanh nghiệp cũng như cụ thể từng dự án. Ma trận SWOT giúp người lập kế hoạch hay chủ doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan, toàn diện trong việc ra quyết định hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Vậy nên mô hình này được áp dụng trong nhiều công đoạn như phát triển chiến lược, phát triển thị trường, lập kế hoạch cho công ty, đánh giá hiệu quả hoạt động, ra quyết định, đánh giá đối thủ cạnh tranh, kế hoạch phát triển sản phẩm mới chiến lược mở rộng thị trường,…

Áp dụng ma trận SWOT vào marketing

Ma trận SWOT được trình bày dưới dạng bảng 2 hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Lưu ý rằng cần xác định rõ ràng chủ đề phân tích bởi SWOT đánh giá triển vọng của một vấn đề hay một chủ thể nào đó, bao gồm các tiêu chí như vị trí, độ tin cậy của công ty, sản phẩm/nhãn hiệu, đề xuất, chiến lược thâm nhập thị trường mới hay bao phủ thị trường,…

Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản:

  • Thứ nhất là SO (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường.
  • Thứ hai là WO (Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường.
  • Thứ ba là ST (Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.
  • Thứ 4 là WT (Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

Trong marketing, trước khi đưa ra chiến lược marketing thì các marketer áp dụng ma trận SWOT để phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty. Trong đó yếu tố bên trong thường là: mục tiêu công ty, định hướng công ty, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, danh tiếng thương hiệu, thị phần, tài chính,…Các yếu tố bên ngoài cần thiết là môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.

Case phân tích S.W.O.T hãng hàng không Vietjet Air

Hãy cùng EMG Online Co,. LTD áp dụng ma trận SWOT vào hãng hàng không Vietjet Air để hiểu hơn về công cụ phân tích này.

Strengths – Điểm mạnh

Điểm mạnh đầu tiên của hãng là mức tăng trưởng thị phần tăng nhanh chóng qua từng năm. Mới đi vào hoạt động từ cuối năm 2011 nhưng Vietjet đã trở thành hãng hàng không nội địa lớn nhất với 42% thị phần. Công ty báo lãi liên tục kể từ năm 2013.

Bạn sẽ quan tâm  Những điều cần biết trước khi bước vào ngành Digital Marketing năm 2020 | Tomorrow Marketers

Điểm mạnh thứ hai của Vietjet là có chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thuộc hàng thấp nhất châu Á cũng như thế giới. Doanh thu từ các dịch vụ trên chuyến bay là nhân tố quan trọng tạo nên thành công của hầu hết các hãng hàng không giá rẻ. Đây cũng là yếu tố đã giúp hãng nhanh chóng có lợi nhuận. Hiện nguồn này đóng góp hơn 23% doanh thu của hãng.

Thương hiệu Vietjet nổi tiếng bởi các hoạt động marketing mạnh mẽ, đánh đúng tâm lý của khách hàng mục tiêu. Hệ thống phân phối phủ sóng toàn quốc cũng là một trong những điểm mạnh không thể bỏ qua của hãng hàng không giá rẻ này.

swot

Weaknesses – Điểm yếu

Điểm yếu của hãng là chưa có được đối tác liên doanh. Tiếp theo là phải cạnh tranh ở các thị trường đã có hãng máy bay nổi tiếng, đặc biệt là tại thị trường Thái Lan.

Điểm yếu tiếp theo phải kể đến là phần lớn lợi nhuận của VietJet đến từ hoạt động bán và thuê lại, tuy nhiên về dài hạn hãng sẽ phải trả chi phí cao hơn so với giá thuê trung bình khi tuổi thọ máy bay tăng lên.

Opportunities – Cơ hội

Việt Nam đang nổi lên là 1 điểm du lịch được ưa thích, số lượt khách đã vượt mốc 10 triệu trong năm 2016, tăng 26% so với năm trước. 9 tháng đầu năm 2017 con số tiếp tục tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng này được dự báo sẽ còn kéo dài. Đây chính là cơ hội cho VietJet.

Hiện hãng đã có các chuyến bay đều đặn tới Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Trung Quốc nơi mà nguồn khách du lịch lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất.

Hơn nữa, vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách đi từ Đông Nam Á tới Đông Bắc Á.

Việt Nam là nước đang phát triển nên hãng hàng không giá rẻ được nhiều người lựa chọn và sẵn sàng chi trả hơn. Đây cũng là lý do vì sao thị phần của Vietjet Air-kẻ đến sau nhưng lại đang vượt mặt Vietnam Airline trong 2 năm trở lại đây.

Threats – Thách thức

Môi trường cạnh tranh ngành hàng không ngày càng khốc liệt. Các hãng hàng không hàng đầu Đông Nam Á như AirAsia và Lion đều đang có kế hoạch lập liên doanh ở Việt Nam. Nhiều hãng hàng không giá rẻ cũng nhìn được tiềm năng thị trường nước ta và lăm le nhảy vào.

Sau khi tăng trưởng 20% – 30% trong giai đoạn 2012 – 2016, thị trường hàng không Việt Nam sẽ giảm tốc. Tăng trưởng ở thị trường nội địa suy giảm sẽ tạo ra sức ép buộc VietJet phải dựa nhiều hơn vào thị trường quốc tế vốn không hề dễ dàng. Bên cạnh đó tăng trưởng nhu cầu du lịch nội địa hiện cao gấp 4-5 lần tăng trưởng GDP là 1 tỷ lệ không bền vững.

Tình trạng quá tải sân bay gây khó khăn khi muốn mở thêm nhiều chặng bay cũng như tần suất bay.

Kết luận

Qua việc chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện tại và tương lai, ma trận SWOT thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp trước khi đưa ra bất kì chiến lược kinh doanh hay marketing. Bước làm ma trận SWOT không khó nhưng đòi hỏi cần sự đầy đủ và chính xác về măt thông tin, nếu bỏ qua việc làm ma trận SWOT thì hẳn việc biến mục tiêu của doanh nghiệp thành công sẽ dễ dàng gặp rủi ro lớn hơn rất nhiều bởi chưa xác định rõ đâu là cơ hội, thách thức hay điểm yếu của doanh nghiệp.

Các tìm kiếm liên quan đến swot
  • swot bản thân
  • ma trận swot là gì
  • khái niệm ma trận swot
  • swot analysis
  • swot viết tắt
  • swot vinamilk
  • lập kế hoạch swot
  • phương pháp swot trong môi trường

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *