Nguồn gốc và ý nghĩa của môn cờ tướng

Dù bạn chơi cờ tướng nhiều năm tuy nhiên thật sự bạn có biết ý nghĩa các quân cờ tướng là gì không ? hãy cùng EMG Online khám phá qua thông tin bên dưới nhé ! Cờ tướng là một trong số bốn thú vui trang nhã của cổ nhân được hiện hữu và tiến triển cho đến hôm nay. Chơi cờ tướng như một giải pháp để con người xóa giảm đi những kịch tính và không được khỏe từ đời sống. Ngoài ra, qua mỗi nước đi cờ, người dùng tìm được cho bản thân những bài học bổ ích và tôi luyện cho bản thân những kỹ nghệ nhất quyết

nguồn gốc ý nghĩa của cờ tướng
Nguồn gốc ý nghĩa của cờ tướng

Cờ tướng là gì ?

Cờ tướng (Tiếng Trung: 象棋), hay còn gọi là cờ Trung Hoa (Tiếng Trung: 中國象棋), là một trò chơi trí tuệ dành cho hai người. Đây là loại cờ phổ biến nhất tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Singapore và nằm trong cùng một thể loại cờ với cờ vua, shogi, janggi.

Trò chơi này mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, với mục tiêu là bắt được Tướng của đối phương. Các đặc điểm khác biệt của cờ tướng so với các trò chơi cùng họ là: các quân đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào ô, quân Pháo phải nhảy qua 1 quân khi ăn quân, các khái niệm sông và cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và Tượng.

Mục đích của ván cờ

Ván cờ được tiến hành giữa hai người, một người cầm quân Trắng (hay Đỏ), một người cầm quân Đen (hay Xanh). Mục đích của mỗi người là tìm mọi cách đi quân trên bàn cờ theo đúng luật để chiếu bí hay bắt Tướng (hay Soái) của đối phương.

Bàn cờ và quân cờ

Bàn cờ tướng được chia thành hai bên tách biệt được ngăn cách nhau bởi con sông hay còn gọi là “ hà “. Theo lịch sử, ta có thể liên tưởng đến hai nước là Hán và Sở. Chính vì vậy trên bàn cờ ở giữa sông ( hà ) người ta thường viết chữ Hán dịch ra là “ Sở hà Hán giới “.

Bàn cờ phân thành 2 bên khu vực với thực lực như nhau. bàn cờ gồm 32 quân cờ. Mỗi bên gồm 16 quân. Được chia thành 2 màu thường là màu đen và màu đỏ. Tuy tên quân cờ của hai bên khác nhau nhưng chúng vẫn có giá trị như nhau. 

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía dưới sẽ là quân Trắng (hoặc Đỏ), phía trên sẽ là quân Đen (hoặc Xanh). Các đường dọc bên Trắng (Đỏ) được đánh số từ 1 đến 9 từ phải qua trái. Các đường dọc bên Đen (Xanh) được đánh số từ 9 tới 1 từ phải qua trái.

Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có 32 quân cờ chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Trắng (Đỏ) và 16 quân Đen (Xanh), gồm bảy loại quân. Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn. bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:

Ý nghĩa của môn cờ tướng

Theo lịch sử cũng như văn hóa từ xưa. Thì bàn cờ được phân thành 2 bên như vậy để tạo ra sự cân bằng về thực lực. Như hai nước hán và Sở hai bên đều bắt đầu giống nhau và cùng bắt đầu phân chia thiên hạ. Đây cũng chính là ý nghĩa của bàn cờ tướng. Chính vì vậy không những mang giá trị giải trí mà cờ tướng còn mang giá trị về tinh hoa văn hóa rất lớn.

nguồn gốc ý nghĩa của cờ tướng
nguồn gốc ý nghĩa của cờ tướng

Các loại cờ cổ theo kiểu mô phỏng chiến trận và chiến thuật đã có tại Trung Hoa vào thời Chiến Quốc. Theo Murray thì một trò chơi có tên gọi “tượng kỳ” đã được đề cập đến ở thời Chiến Quốc; theo tài liệu ở thế kỷ I TCN có tên Thuyết Uyển (說苑), đây là một thú vui của Mạnh Thường Quân. Tuy nhiên không thấy mô tả luật của trò chơi này và cũng không có gì đảm bảo nó có quan hệ với cờ tướng hiện đại[1]. Bắc Chu Vũ Đế viết một cuốn sách vào năm 569 có tên Tượng kinh. Cuốn sách đó mô tả luật của một trò chơi dựa trên thiên văn học có tên tượng kỳ hoặc tượng hí (象戲).

Bạn sẽ quan tâm  1000+ Tên Tiếng Trung Hay cho Nữ Nam Ý nghĩa

Vì những lý do đó, Murray đưa ra giả thuyết “tại Trung Quốc [cờ tướng] đã chiếm lấy bàn cờ và tên gọi một trò chơi có tên tượng kỳ với nghĩa là ‘trò chơi thiên văn học’, đại diện cho những chuyển động rõ ràng của các vật thể thiên văn học có thể nhìn được bằng mắt trần trên bầu trời đêm và những tài liệu Trung Quốc cổ xưa đề cập đến tượng kỳ với nghĩa trò chơi thiên văn học chứ không phải cờ tướng”.

Tuy nhiên, sự liên hệ giữa tượng và thiên văn học không thật sự đáng kể và sự nảy sinh việc các chòm sao được gọi là “hình tượng” trong ngữ cảnh thiên văn học cũng ít có khả năng hơn; cách sử dụng này có thể khiến một số tác giả Trung Hoa cổ đưa ra giả thuyết rằng tượng kỳ băt đầu là mô phỏng của thiên văn học.

Những quân cờ tướng từ thời nhà Tống

Để củng cố cho luận điểm của mình, Murray dẫn ra một nguồn Trung Hoa cổ nói rằng trong cờ tướng cổ (cờ tướng hiện đại có thể đã sử dụng một số luật của nó) những quân cờ có thể xáo trộn được. Đặc điểm này không có ở cờ tướng hiện đại. Murray cũng viết rằng Trung Hoa cổ có nhiều hơn một trò chơi với tên tượng kỳ.

Theo một giả thuyết khác, sự phát triển của cờ tướng được bắt nguồn từ Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ từ thế kỷ V đến thế kỷ VI (trước cờ tướng khoảng 200 năm). Saturanga được phát minh từ Ấn Độ, sau đó đi về phía Tây, trở thành cờ vua và đi về phía Đông trở thành cờ tướng. Loại cờ hiện đại có từ khoảng thế kỷ VII ở Trung Quốc.

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo và sông. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất là quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường và hoàn thiện như ngày hôm nay vào thời nhà Tống bởi cho tới thời đó, con người mới tìm ra vũ khí pháo để sử dụng trong chiến tranh.

nguồn gốc ý nghĩa của cờ tướng

Tuy nhiên, người Trung Hoa đã cải tiến bàn cờ Saturanga như sau.

Họ không dùng “ô”, không dùng hai màu để phân biệt ô, mà họ chuyển sang dùng “đường” để đặt quân và đi quân. Chỉ với động tác này, họ đã tăng thêm số điểm đi quân từ 64 của Saturanga lên 81.

Đã là hai quốc gia đối kháng thì phải có biên giới rõ ràng, từ đó, họ đặt ra “hà”, tức là sông. Khi “hà” xuất hiện trên bàn cờ, 9 điểm đặt quân nữa được tăng thêm.

Như vậy, bàn cờ tướng bây giờ đã là 90 điểm so với 64, đó là một sự mở rộng đáng kể. Tuy nhiên, diện tích chung của bàn cờ hầu như không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) so với số điểm tăng lên tới một phần ba.
Đã là quốc gia thì phải có cung cấm (宮) và không thể đi khắp bàn cờ như kiểu Saturanga được. Thế là “Cửu cung” đã được tạo ra. Điều này thể hiện tư duy phương Đông hết sức rõ ràng.

Bạn sẽ quan tâm  1000+ Tên Tiếng Trung Hay cho Nữ Nam Ý nghĩa

Bàn cờ Saturanga có hình dáng quân cờ là những hình khối, nhưng cờ Tướng thì quân nào trông cũng giống quân nào, chỉ có mỗi tên là khác nhau, lại được viết bằng chữ Hán. Đây có thể là lý do khiến cờ tướng không được phổ biến bằng cờ vua, chỉ cần liếc qua là có thể nhận ra đâu là Vua, đâu là Hoàng hậu, kỵ sĩ, v.v. Tuy nhiên, đối với người Trung Hoa thì việc thuộc mặt cờ này là không có vấn đề gì khó khăn.

nguồn gốc ý nghĩa của cờ tướng
nguồn gốc ý nghĩa của cờ tướng

Có lẽ việc cải tiến này cũng một phần là do điều kiện kinh tế bấy giờ chưa sản xuất được bộ cờ có hình khối phức tạp như cờ vua. Cờ tướng không phải là một trò chơi sang trọng, muốn tạo ra một bàn cờ tướng cực kỳ đơn giản, chỉ cần lấy que vạch xuống nền đất cũng xong, còn cờ vua thì mất công hơn nhiều khi phải tạo ra các ô đen/trắng xen kẽ nhau.

Gần đây ngày càng có nhiều ý kiến đề nghị cải cách hình dáng các quân cờ tướng và trên thực tế người ta đã đưa những phác thảo của những bộ quân mới bằng hình tượng thay cho chữ viết, nhất là khi cờ tướng được chơi ở những nước không sử dụng tiếng Trung.

Với sự thay đổi bố cục bàn cờ, người Trung Hoa đã phải có những điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho bàn cờ. Đó chính là những ngoại lệ mà người chơi phải tự nhớ.

Về quân cờ và tác dụng của quân cờ trong bàn cờ

Như bạn đã biết thì trong bàn cờ có tổng cộng 32 quân cờ. Và gồm có 7 loại quân. Mỗi loại quân lại mang một nhiệm vụ khác nhau.

Quân Tướng

Tướng hay soái ở bên Trung Hoa là chỉ huy cao nhất, quan trọng nhất. Chính vì vậy bên nào giết được tướng thì hoàn toàn chiến thắng cả trận đánh đó.

Khác với cờ vua thì quân có cấp bậc cao nhất là vua. Thì ở Trung Hoa vua được coi là thiên tử ( con trời ). Vì vậy cho nên nhiều người nghĩ rằng tại sao vua không phải là cấp bậc cao nhất mà lại là quân tướng ? Thì ở Trung Hoa xưa thì bất kính với vua thì đều bị tính vào tội “ khi quân “ và bị xử trảm.

Vì thế cho nên nếu đặt vua vào bàn cờ thì một con tốt quèn cũng có thể giết được vua. Trong một trận đnahs bạn chỉ cần giết được tướng của đối phương là có thể chiến thắng được trận đánh đâu cần phải giết được vua 

Tuy nhiên đây cũng chỉ là một cách gọi tên khác đi mà thôi. Thực chất thì chức năng vẫn giống nhau. Ngày xưa, các tướng thường ra trận mạc nhiều chứ  vua thì suốt ngày ở trong cung cấm và có Tượng và Sĩ bảo vệ.

Quân tướng chỉ được di chuyển 1 ô theo chiều ngang hoặc dọc của ô 3*3 có đánh đâu X trên bàn cờ.

Quân Tượng 

Quân Tượng hay có 1 số nơi còn gọi là Tịnh/ BồQuân Tượng đứng bên cạnh quân Sỹ và tương đương với Tượng trong cờ vua. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Chúng không được qua sông, chúng có nhiệm vụ ở lại bên này sông để bảo vệ vua. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới và đứng ở đó.

Bạn sẽ quan tâm  1000+ Tên Tiếng Trung Hay cho Nữ Nam Ý nghĩa

Ngày xưa khi chiến tranh, người ta sử dụng voi chiến để chống lại đối thủ, đặc biệt là các bộ lạc phương nam của Trung Quốc.Quân tượng có sức phòng thủ tốt khi đi chung với nhau, chính vì vậy người ta thường nói tượng giao chân khá khỏe. Chỉ khi cắt đứt liên hệ của chúng bạn mới có thể tấn công được.

Quân Sĩ

Quân sĩ được xây dựng hình tượng như một vị quân sư tài ba giúp quân Tướng bày mưu tính kế. Vì vậy bàn cờ gồm 2 quân sĩ hai bên cạnh tướng như hai cánh tay phải và trái phò tá và bảo vệ tướng trong các trận đánh.

Phạm vi di chuyển của quân sĩ cũng chỉ trong phần đánh dấu X như quân tướng và chỉ di chuyển được chéo trong 1 ô vuông.

Quân Pháo

Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo. Các nhà nghiên cứu đều nhất trí là quân Pháo được bổ sung từ thời nhà Đường.

Đây là quân cờ ra đời muộn nhất trên bàn cờ tướng vì tới thời đó, pháo được sử dụng trong chiến tranh với hình thức là một loại máy dùng để bắn những viên đá to.

Bấy giờ, từ Pháo trong chữ Hán được viết với bộ “thạch”, nghĩa là đá. Cho đến đời nhà Tống, khi loại pháo mới mang thuốc nổ được phát minh thì quân Pháo đã được viết lại với bộ “hỏa”.

Kể từ khi xuất hiện Pháo, bàn cờ tướng trở nên cực kỳ sôi động, khói lửa mịt mù từ đầu tới cuối trận với biết bao nhiêu đòn Pháo vô cùng hiểm hóc.

Chính cặp Pháo này đã nâng cờ tướng lên một tầm cao hoàn toàn mới, khiến cho cờ tướng trở nên cực kỳ độc đáo, tách rời bỏ hoàn toàn bóng dáng của trò Saturanga.

Người châu Âu, châu Mỹ cũng có Pháo nhưng họ không nghĩ tới và không đưa được Pháo vào bàn cờ, muốn có được nó thì phải thay đổi hoàn toàn cấu trúc của bàn cờ.

Quân Mã

Trong Trung Hoa thì quân mã được gọi là lính kị binh. Là hình tượng một người cầm giáo cưỡi ngựa rất oai phong lẫm liệt.

Chính vì thế cho nên quân mã được coi là quân có sức tấn công rất mạnh trong cờ tướng. Có khả năng di chuyển linh hoạt thay đổi cục diện trận đấu.

Trong mỗi nước đi thì quân Mã được đi thẳng 1 ô và chéo 1 ô. Tuy nhiên nếu bị quân khác chắn đường đi của nước đi thẳng thì quân Mã không thể di chuyển.

Quân Xe

Xe được xem là quân cờ mạnh nhất trong cờ vua. Quân xe được tượng trưng như một thống soái rất oai phong mạnh mẽ.

Trên bàn cờ quân xe có thể tùy ý đi bao nhiêu ô cũng được miễn là không có quân khác chắn đường. 

Quân tốt

Tốt là đơn vị bộ binh nhỏ nhất. Và thường được gọi là đội ngũ vì mỗi đội thường có 5 người. Giống như trên bàn cờ mỗi bên đều có 5 con tốt tương đương với một đội ngũ.

Quân tốt đi mỗi ô một nước và chỉ được phép đi thẳng. Nhưng khi tốt đã qua sông thì có thể đi ngang hoặc dọc tùy ý nhưng chỉ trong phạm vi 1 ô.

Trên đây là Nguồn gốc và ý nghĩa của môn cờ tướng để bạn có thể hiểu hơn về bộ môn này. Chúc bạn có thêm một niềm vui mới mỗi ngày !

Bài viết liên quan

Ý nghĩa chữ Trung Quốc Nhẫn, Phúc, Lộc, Thọ, Đức, An, Tâm
Ý nghĩa chữ Trung Quốc Nhẫn, Phúc, Lộc, Thọ, Đức, An, Tâm
12 con giáp của Trung Quốc
12 con giáp của Trung Quốc và nguồn gốc ra đời
tên tiếng trung hay cho nam nữ
1000+ Tên Tiếng Trung Hay cho Nữ Nam Ý nghĩa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *