Những tố chất làm nên một Marketer thực thụ bạn đã biết chưa?

marketer

Điều gì làm nên một marketer hiện đại? Công việc cụ thể của một Marketer như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn!

Hiện nay, Marketing là một trong những ngành nghề cực “hot” của giới trẻ. Nhà nhà nói về Marketing, người người làm về Marketing. Nhưng làm sao để trở thành một Marketer chuyên nghiệp?

Marketer là gì? Vì sao cần partner tốt để hỗ trợ khi làm nghề?

“Marketer” là thuật ngữ chỉ những người làm về lĩnh vực Marketing trong các doanh nghiệp hiện nay, đảm nhiệm công việc nghiên cứu, phân tích thị trường và lên các kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có giá trị, mang lại hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Nhiệm vụ chính của Marketer là tạo ra được sự khác biệt cho các sản phẩm, dịch vụ cho thương hiệu doanh nghiệp dựa trên việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng trên thị trường cũng như tạo ra những nhu cầu mới và hướng người tiêu dùng đi theo nhu cầu đó. Không chỉ vậy, Marketer còn đưa ra những lời hứa dành cho khách hàng thông qua việc tạo nên các sản phẩm chất lượng và hữu ích nhất dành cho họ với mức giá cả phù hợp.

1. Vì sao marketer cần đến những partner tốt để hỗ trợ khi làm nghề

Để có thể trở thành một Marketer giỏi, bạn phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kĩ năng cần thiết . Trong một số trường hợp, bạn không thể “xoay sở” một mình mà còn cần đến những partner tốt để hỗ trợ. Khi đó, bạn sẽ nhận ra Marketer không thể “chơi” một mình mà đằng sau đó phải là một cộng đồng Marketing vững mạnh.

Marketing không bao giờ là lý thuyết “suông”

Bạn là sinh viên chuyên ngành Marketing hoặc bạn đã có những kiến thức căn bản về Marketing và bạn nghĩ mình sẽ làm tốt? Kiến thức là cần thiết nhưng chưa bao giờ là đủ trong ngành Marketing. Một hợp đồng lớn, những tình huống phát sinh, những yêu cầu khó nhằn từ khách hàng hay đơn giản là một tool rất mới mà bạn chưa kịp cập nhật,…tất cả đều đòi hỏi kinh nghiệm thực tế và khả năng xử lý tình huống cực kì linh hoạt.

Thị trường là một môi trường có chỉ số biến động rất cao, những kiến thức bạn vừa học được hôm nay ngày mai sẽ thành “lỗi mốt” giữa guồng quay công nghệ thông tin hiện nay. Do đó, bạn cần một cộng đồng Marketing để học hỏi những kinh nghiệm và sự trợ giúp kịp thời trong những tình huống thực tế.

Những mối quan hệ tốt sẽ dẫn đường bạn đến thành công

“Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội”- Andrew Carnegie , ông vua thép của Mỹ đã từng nói.
Trong thế giới của những người làm Marketing, việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt là giữa những người trong ngành là cực kì cần thiết. Bạn sẽ không thể biết được người hôm nay đang cùng bạn chia sẻ những kinh nghiệm về Marketing ngày mai có thể là partner, là khách hàng,…của mình. Do đó, việc tham gia vào một cộng đồng Marketing uy tín sẽ là con đường ngắn nhất đưa bạn đến những lợi ích lâu dài trong công việc sau này.

Chia sẻ và hợp tác lâu dài

Marketing là một công việc bao gồm nhiều khâu, một mình bạn không thể làm tất tần tật từ lên ý tưởng, lập chiến lược, xây dựng thương hiệu hay triển khai cụ thể qua các công cụ,…Do đó, bạn cần những người có cùng đam mê, có hiểu biết và kinh nghiệm về ngành này để tham khảo những ý tưởng hay, những công cụ tốt, những lời khuyên và tư vấn chuyên nghiệp để hoàn thiện những kĩ năng còn thiếu sót của mình.

Việc chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn với nhau không chỉ giúp ích cho bản thân bạn mà còn hỗ trợ để cộng đồng Marketing phát triển mạnh hơn trong tương lai.

Hành trình để trở thành một Marketer giỏi đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó việc xây dựng những mối quan hệ giá trị là một trong những yếu tố hàng đầu. Để làm được điều này, bạn nên bắt đầu bằng việc tham gia vào các diễn đàn về Marketing uy tín như: Làm Marketing, Digital Marketing Việt Nam,…và tích cực cập nhật, chia sẻ và thảo luận để cùng nhau phát triển. Biết đâu một vài người trong ngành sẽ nhận thấy khả năng của bạn và đề nghị được hợp tác lâu dài?

Bạn sẽ quan tâm  Quy chuẩn logo là gì? Bộ quy chuẩn Logo Guidelines gồm những gì?

Tố chất làm nên một marketer chuyên nghiệp

1. Marketer là người suy nghĩ linh hoạt

Những marketer hiện đại tự tạo ra vận may cho chính họ. Họ lên kế hoạch kĩ càng nhưng cũng đủ linh hoạt để có thể bắt lấy những cơ hội mới. Họ cũng có thể phản ứng nhanh chóng và linh hoạt trong những tình huống biến động. Trong quá khứ, họ dựa vào phân tích số liệu để hiểu được làm thế nào để ứng biến với kế hoạch. Còn ở hiện tại, họ sử dụng những phân tích tức thì để kịp thời đưa những câu hỏi khác nhau về dữ liệu, và sử dụng những câu trả lời đó để phát triển chiến lược của họ.

marketer

2. Là bộ mặt của công ty

Họ chính là người đại diện của công ty trước cộng đồng. Họ xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ với những người có thể giải quyết những khó khăn mà công ty gặp phải. Đó không chỉ là việc nói chuyện với các influencers – người có tầm ảnh hưởng, mà họ phải trở thành một trong số đó. Khả năng truyền đi thông điệp của họ là một phần của tiêu chí tuyển dụng.

3. Tập trung vào kết quả

Cũng là nhìn vào kết quả, nhưng họ nhìn xa hơn là những chỉ số KPI, lượt xem hay doanh số đơn thuần. Họ luôn hướng đến mục tiêu đầu tiên, kết quả cuối cùng và tầm nhìn xa hơn. Họ nắm bắt những hoạt động và đo lường những mức độ thành công theo nhiều cách khác nhau. Họ tìm kiếm kết quả nhưng cũng không quá cứng nhắc mọi hành động vào những chỉ số đo lường.

4. Marketer có đôi tai rộng mở

Họ biết lắng nghe con người và những con số. Trong khi, những lời ồn ào bàn tán về thương hiệu có thể gây ra khủng hoảng, họ sử dụng nhiều phương thức để điều chỉnh những lời ồn ào đó và lấy lại những thông điệp rõ ràng và đúng đắn, tích cực – về thương hiệu, sản phẩm và ngành hàng nói chung. Với kiến thức này, họ có thể tạo ra thông điệp theo một hướng hiệu quả và có ý nghĩa.

5. Tầm nhìn có định hướng

Họ đang trò chuyện cùng với con người chứ không phải là nói cho người khác nghe thôi. Họ truyền đạt chứ không chỉ là quảng cáo. Thông điệp mà họ muốn truyền tải không chỉ tập trung xoay quanh những đặc tính của sản phẩm mà còn là ý nghĩa đằng sau chúng hay xa hơn nữa. Đó là điều mà các thương hiệu hiện đại đang muốn truyền tải: ý nghĩa thương hiệu.

6. Luôn quan tâm đến con người

Họ kết nối và xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng. Họ gây dựng để phát triển tinh thần tốt đẹp giữa cộng đồng và cái họ cần. Đó không chỉ là để tăng mức độ nhận biết (awareness), mà còn để phát triển sự am tường và thấu hiểu sâu sắc về nhu cầu của người tiêu dùng để mang lại cho họ những giá trị đích thực.

7. Marketer không ngại lăn xả

Họ biết ứng biến và tháo vát. Sự tự tin linh hoạt là tài sản mạnh nhất của họ. Họ nhanh chóng tạo ra trải nghiệm mới, học hỏi và thích nghi với chúng. Họ luôn làm mới mình trước công chúng và không ngừng trải nghiệm.

8. Biến những ý tưởng thành hiện thực

Họ thấu hiểu sâu sắc về công nghệ – biết cách như thế nào để các công cụ khác nhau làm việc hiệu quả với nhau và họ cũng có thể cho ra những ý tưởng sáng tạo thú vị.

Công việc của một Marketer trong doanh nghiệp

1. Đặt mục tiêu và lên các kế hoạch công việc

Một marketer thường bắt đầu ngày làm việc của mình bằng việc gạch đầu dòng cho những mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Bên cạnh những mục tiêu về các đầu công việc phải hoàn thành trong ngày, họ còn phải định hướng về những cột mốc marketing chiến lược cho các dự án của doanh nghiệp. Và cho dù với bất kỳ mục tiêu nào, dù lớn hay nhỏ thì họ cũng cần phải luôn giữ vững tính khả thi cho các dự án để đạt được thành công.

Và để có thể đảm bảo được tính thực tế của mỗi mục tiêu đặt ra, các Marketer phải dành rất nhiều thời gian, công sức vào việc nghiên cứu cũng như đánh giá tầm cỡ và mức độ phát triển của doanh nghiệp họ như thế nào. Họ sẽ thường bắt đầu bằng việc đề ra và thực hiện những mục tiêu lớn nhất sau đó mới đi sâu vào những mục tiêu khác nhỏ hơn. Một bản kế hoạch sẽ có khoảng 1 – 2 mục tiêu lớn kèm theo 3 – 4 mục tiêu nhỏ hỗ trợ cho việc thực hiện được hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, những mục tiêu không nên là những thứ cố hữu trong kế hoạch mà cần phải được kiểm tra, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng để có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp. Quan trọng nhất là những mục tiêu đó phải được kết nối với nhau và tạo thành một sợi dây liền mạch dẫn đến cái đích cuối cùng và đạt đến sự thành công cho doanh nghiệp.

Bạn sẽ quan tâm  Nhân viên bán hàng tiếng Anh là gì – Làm sao để trở thành Best Seller

2. Luôn theo dõi và nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

Trong một cuộc chiến khốc liệt bởi những đối thủ cạnh tranh lớn mạnh, các Marketer cần phải có sự hiểu biết, nắm được điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ để đưa ra được những chiến lược tốt nhất và đánh bại được họ trên thị trường kinh doanh.

Việc nghiên cứu có thể thực hiện qua các thông tin từ trang web đối thủ, tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ của họ cũng như những bước tiếp cận khách hàng, các thông tin tuyển dụng ra sao,… để từ đó có được những đánh giá khách quan nhất về các đối thủ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng có thể thực hiện ở chính những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Mặc dù giữa các doanh nghiệp sẽ có những phương châm hoạt động khác nhau nhưng đều sẽ chung một mục tiêu cuối cùng là tranh giành khách hàng, tiêu thụ được các sản phẩm, dịch vụ đến họ. Chính vì vậy, những Marketer vẫn thường nghiên cứu nhu cầu và đánh giá của khách hàng tiềm năng để có thể tạo ra được chiến lược phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh, đáp ứng tối đa những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.

3. Nghiên cứu và tìm hiểu các đối tượng khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là đối tượng quan trọng nhất mà các Marketer cần phải luôn theo dõi, tìm hiểu. Và trước hết, bạn cần phải biết đối tượng mình hướng tới trong các sản phẩm, dịch vụ này là những ai. Một trong những công cụ đắc lực nhất của Marketer chính là “Customer portrait” – bức chân dung toàn diện và chi tiết nhất của các đối tượng khách hàng với thương hiệu, nhãn hàng của doanh nghiệp.

Và để tạo ra được một bức chân dung khách hàng cụ thể, các Marketer sẽ phải trải qua một quy trình nhất định, bao gồm 3 bước chính là:

– Thu thập những thông tin cần thiết về khách hàng

– Phân tích các dữ liệu có liên quan đến khách hàng

– Cập nhật hồ sơ khách hàng vào hệ thống quản lý

Cụ thể hơn, các Marketer cần phải mở các cuộc điều tra rộng rãi với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Đó có thể là những khách hàng hiện tại, những khách hàng tiềm năng hay bất cứ ai phù hợp với tiêu chí của sản phẩm, dịch vụ đã đưa ra. Thường thì họ sẽ phải tìm hiểu nhu cầu khách hàng qua một vài cuộc phỏng vấn trong các nhóm đối tượng hay qua các kênh online và offline, điều tra hành vi của khách hàng qua hotline,…

Và từ những dữ liệu đã thu thập được, Marketer cần phải phân tích cũng như phân loại các nhóm đối tượng để tìm ra điểm chung và biết được lý do họ tin tưởng và quyết định đến mua sản phẩm của doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải xác định được các thành phần khách hàng lớn nhất, mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp nhiều nhất để làm tiền đề cho các chiến lược sắp tới.

Cuối cùng đó là thường xuyên phải cập nhật hồ sơ để tránh việc bị tụt hậu trước những sự biến đổi nhanh chóng của thị trường và các đối tượng khách hàng trong từng giai đoạn.

4. Lắng nghe những phản hồi từ truyền thông

Làm một Marketer thì điều quan trọng là phải luôn biết lắng nghe những phản hồi từ các khách hàng và từ truyền thông, dư luận về sản phẩm và dịch vụ của mình, để từ đó có phương án điều chỉnh phù hợp cho từng kế hoạch. Và việc thường xuyên kiểm tra hay trả lời phản hồi chính là một cách thể hiện sự tôn trọng khách hàng.

Các kênh truyền thông được coi là cánh cửa để bạn có thể giao tiếp được với thị trường bên ngoài và giúp cho việc cải thiện cũng như nâng cấp các chiến lược, trở thành cuộc đối thoại hai chiều với khách hàng. Thông qua các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… bạn có thể được tiếp cận và lắng nghe trực tiếp những ý kiến của khách hàng, từ đó đẩy mạnh việc tương tác, thúc đẩy người tiêu dùng chia sẻ nhiều hơn về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

5. Sáng tạo ra những nội dung mới lạ

Một Marketer bên cạnh việc nghiên cứu và tìm hiểu về khách hàng, còn phải tạo ra các nội dung, chiến lược mới lạ, sáng tạo, mang đặc trưng riêng cho doanh nghiệp. Nghề Marketer không đơn giản chỉ là việc cuồng các con số, nghiên cứu dữ liệu khô khan mà còn là những nhà sáng tạo nội dung cực kỳ tài năng. Từ những con số, họ có thể tạo ra nội dung, đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Những nội dung đó có thể là những bài viết đăng tải trên các trang mạng xã hội, các bài báo, blog,… thể hiện được điểm mạnh và tính năng vượt trội, chất lượng và uy tín của các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Vậy làm sao để tạo ra được những nội dung, ý tưởng sáng tạo, mới lạ? Đó là việc các Marketer luôn phải cập nhật tình hình, bắt được các trend đang “hot” trên thị trường, cập nhật các xu hướng để tạo ra những điều thú vị, độc đáo, thu hút sự quan tâm của các đối tượng khách hàng.

Truy tìm chân dung của một digital marketer qua chiếc CV

Digital Marketer – một công việc nghe hết sức thời đại. Làm Digital Marketing là làm tất cả những gì giúp sản phẩm, thương hiệu của bạn có khả năng cạnh tranh và chiến thắng trên thị trường, bằng cách sử dụng kĩ thuật số.

Bạn sẽ quan tâm  Tháp nhu cầu Maslow là gì và ứng dụng trong cuộc sống

Nhưng làm Digital là làm gì? Nếu bạn đang có hứng thú với mảng Digital nhưng còn mù mờ, chưa biết chính xác mình phải học gì, làm gì thì hãy cùng bài viết này vén bức màn bí ẩn lên nhé. CV của một Digital Marketing Executive trông sẽ như thế này đây?

1. Mục tiêu nghề nghiệp

Lộ trình phát triển của một digital như thế nào? Và bắt đầu từ đâu?

Nhìn hình trên bạn có thấy hoảng không?

Bạn có 3 kênh chính: Paid-Owned-Earned. Tùy theo chiến lược của công ty, thương hiệu, bạn chọn sử dụng 1 trong 3, hoặc kết hợp 2-3 kênh. Mỗi kênh lại có vô vàn những công cụ khác nhau. Là một chiến binh Digital Marketer, bạn phải biết cách sử dụng những loại “vũ khí” đó. Nhưng không nhất thiết phải giỏi hết tất cả mà hãy chọn cho mình 1 kênh/công cụ để “đeo bám” lấy nó

Digital Marketing hết sức rộng lớn. Khi mới bắt đầu, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh, hiểu mục đích của kênh đó là gì. Sau đó bạn có thể tập trung vào phát triển 1 mảng, 1 kênh hoặc 1 công cụ (chẳng hạn như Social, SEO,Content…), nhưng đồng thời cũng cần quan tâm đến những mảng khác để biết cách phối hợp chúng.

Một số mảng chính mà bạn có thể chọn và hướng phát triển

  • Mảng SEO: Nhiệm vụ chính là tối ưu nội dung, website, ở level cao thường hướng đến SEO leader, quản trị hệ thống, trang web.
  • Mảng Social Media: Tiếp cận và tương tác với khách hàng thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram… Sau một thời gian vững chuyên môn bạn có thể tiến đến làm thương hiệu, thực hiện các campaign mang tính sáng tạo.
  • Mảng Ads: Bao gồm chạy quảng cáo Facebook, Google, Zalo… Nhóm này tập trung vào kĩ thuật và mục tiêu tăng doanh số.
  • Mảng Content: Là những người tạo ra nội dung tiếp thị. Khám phá CV của một content writer sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm này.
  • Mảng phân tích, Tracking: Công việc của nhóm này là theo dõi, đo lường, phân tích với mục đích là tối ưu hóa quảng cáo và trải nghiệm của người dùng.
  • Một số mảng khác: Email Marketing (tiếp thị bằng thư điện tử), Affiliate Marketing (tiếp thị thông qua liên kết)…

2. Học vấn

Hiện nay một số trường đại học tại Việt Nam đã có đào tạo chuyên ngành Digital Marketing nhưng chưa nhiều. Nếu bạn học ngành Marketing, các ngành về kinh tế, truyền thông thì vẫn rất phù hợp để “dấn thân” vào nghề này.

Còn nếu bạn không có bằng cấp gì hay học một ngành không liên quan thì sao? Thật ra bằng cấp không phải là vấn đề gì ghê gớm trong các ngành Marketing nói chung. Nhưng bạn nên đi làm để có kinh nghiệm, đồng thời học thêm các khóa đào tạo ngắn hạn về Marketing hoặc Digital.

3. Kinh nghiệm

Khi mới bắt đầu vào nghề, bạn có thể chọn làm việc ở client hoặc agency để phát triển về mảng chuyên môn của mình. Sau một thời gian đã tích lũy đủ kĩ năng và kinh nghiệm mà không muốn tiếp tục theo 2 hướng trên, bạn có những lựa chọn khác như là freelancer, thành lập và làm chủ một agency nhỏ, v.v…

4. Kĩ năng

Như đã nói ở trên, Digital Marketing là một ngành rất rộng và bao gồm rất nhiều mảng và mỗi mảng lại yêu cầu những kĩ năng khác nhau. Chẳng hạn như:

Người chạy Ads hay phân tích, tracking cần có tư duy về số, khả năng phân tích và đánh giá số liệu, nhạy với công nghệ, thao tác máy tính nhanh.

Người làm Social Media phải có khả năng sáng tạo, nắm bắt xu hướng và thị hiếu, có thể phát triển nội dung và thiết kế.

Làm SEO thì dành cả thanh xuân để nghiên cứu từ khóa, đánh giá, lựa chọn, định hướng content cho website….

Tuy nhiên, dù là làm ở vị trí nào, bạn cũng cần có những kiến thức cơ bản về Marketing. Vì dù bạn sử dụng kênh nào, công cụ nào thì mục đích cuối cùng vẫn là làm Marketing.

5. Chứng chỉ

Bên cạnh các chứng chỉ tiếng Anh và Tin học cơ bản, sẽ là một điểm cộng nếu bạn được trang bị những chứng chỉ về Marketing nói chung hay Digital Marketing nói riêng.

Sau khi soi xét “xào nấu” một chiếc CV của digital marketer thì ông bạn này cũng không còn quá bí ẩn nữa đúng không? Nếu bạn thấy những gạch đầu dòng trên phù hợp với mình thì cứ mạnh dạn thử và theo đuổi, hay gạch đầu dòng nào mình còn trống thì tìm cách lấp đầy vào nhé.

Các tìm kiếm liên quan đến marketer
  • marketer nghĩa là gì
  • marketer cần những gì
  • digital marketer
  • marketer dược
  • marketer vietnam
  • marketing
  • marketer cambridge dictionary
  • các công việc của marketer

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *