Sales executive là gì? Những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững

Sales executive là gì? Những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững

Sales Executive là những người tạo ra sự thúc đẩy nên sự thành công của các tổ chức bán hàng hóa và dịch vụ. Với những bạn trẻ mong muốn sự thăng tiến nhanh trong công việc và khả năng tham gia trực tiếp tác động đến doanh thu của doanh nghiệp, thì ngành nghề Sales executive là một sự lựa chọn hoàn hảo. Vậy Sales executive là gì và những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững.

Sales Executive là gì?

Sales Executive là quản lý bán hàng, thực hiện các việc kinh doanh trong doanh nghiệp. Họ là cầu nối liên lạc chính giữa một tổ chức và khách hàng của mình: trả lời các câu hỏi, đưa ra lời khuyên và giới thiệu sản phẩm mới… Sales Executive có chức năng chính là cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng để mang lại lợi nhuận cho công ty.

Sales Executive có thể xử lý các loại hàng hóa chung, chẳng hạn như hàng hóa trong các cửa hàng bách hóa, hoặc tập trung vào từng khu vực kinh doanh của công ty. Đúng như cái tên executive (mang ý nghĩa thực thi), nhiệm vụ của họ tập trung vào quản lý, thực thi hơn là chỉ mua và bán sản phẩm/dịch vụ.

Sale Executive là làm gì

  • Lên kế hoạch phát triển và lập chiến lược theo các mốc thời gian được giao.
  • Triển khai các kế hoạch kinh doanh, theo dõi, đánh giá, báo cáo.
  • Sắp xếp, phân công công việc cho cấp dưới, và hướng dẫn, xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
  • Tham gia các cuộc họp liên quan.
  • Đăng ký nhận tài liệu các bộ phận liên quan để làm việc.
  • Báo cáo các công việc theo yêu cầu.

Những nhiệm vụ chính của Sales Executive, mô tả công việc của sales executive?

Nhiệm vụ cơ bản

Nhiệm vụ chính của các Sales Executive là đặt mục tiêu bán hàng và xác định những cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tùy thuộc vào cấp độ của họ trong một tổ chức, những nhiệm vụ đó có thể áp dụng cho một bộ phận hoặc cho toàn bộ công ty. Để đạt được mục tiêu, các Sales Executive cần phân tích các báo cáo bán hàng và khảo sát khách hàng; chuẩn bị ngân sách và dự báo doanh số; và xác định giá bán và các điều khoản hợp đồng. Sau khi tìm kiếm và quản lý cơ sở dữ liệu, họ có nhiệm vụ phân loại dữ liệu thành từng nhóm khách hàng phù hợp với những bước tiếp theo.

Sales executive là gì? Những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững

Sales executive là gì? Mô tả công việc sales executive? Sales executive và sales manager giống và khác nhau như thế nào? (Ảnh: Behance)

>>> Xem thêm: Account Executive là gì ?

Bán hàng

Mặc dù các Sales Executive thường không bán hàng hóa và dịch vụ, họ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ này đối với khách hàng đặc biệt hoặc nếu nhân viên bán hàng cấp dưới không đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ. Sales Executive thường dành nhiều năm làm đại lý bán hàng trước khi được thăng chức lên vị trí quản lý. Trong khả năng bán hàng, họ gặp gỡ khách hàng và xác định nhu cầu của họ đối với hàng hóa và dịch vụ; giới thiệu sản phẩm; và xử lý các giao dịch.

Quản lý và triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty. Chính Sales Executive phải đưa khách hàng tiềm năng đến công ty thông qua việc sử dụng nhiều quy trình như gọi điện thoại, tạo câu hỏi, xử lý yêu cầu và các chiến thuật bán hàng khác

Bạn sẽ quan tâm  8 ứng dụng livestream hot nhất năm 2021 – Inbound Marketing in Vietnam

Chức năng quản lý

Phần lớn của công việc Sales Executive liên quan đến quản lý nhân viên bán hàng cấp dưới. Quản lý thường phải quảng cáo, phỏng vấn và thuê đại lý bán hàng cho chính doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, quản lý cũng cần đảm bảo rằng họ được đào tạo đúng cách, đặt ra các tiêu chuẩn hiệu suất và thúc đẩy nhân viên đạt được các mục tiêu hàng tháng và hàng năm. Để thành công trong công việc quản lý đòi hỏi người quản lý cần có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, và kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản tốt.

Để đảm nhận được vị trí Sales executive, chắc chắn người quản lý phải có kinh nghiệm trong nghề sales, phải là người thành thạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, nắm bắt được tâm lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý những tình huống phát sinh.

>> Đọc thêm: Sales là gì

Sales executive là gì? Những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững

Senior sales executive là gì? Marketplace sales executive là gì? Territory sales executive là gì? (Ảnh: Behance)

Những kỹ năng một Sales Executive giỏi cần nắm vững

Kỹ năng coaching

Coaching (hoạt động huấn luyện) là hoạt động quản lý bán hàng số một thúc đẩy hiệu suất bán hàng. Mục tiêu của huấn luyện là giúp mỗi đại diện bán hàng cải thiện hiệu suất và đạt được tiềm năng thực sự của họ. Những người quản lý bán hàng giỏi cần huấn luyện một đội ngũ bán hàng tiềm năng có thể đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Một người quản lý bán hàng với kỹ năng huấn luyện tuyệt vời sẽ không chỉ thấy hiệu quả bán hàng được cải thiện mà còn ghi nhận sự tham gia của đại diện bán hàng tốt hơn, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và cải thiện sự hài lòng trong công việc.

Sự nhạy bén trong kinh doanh

Sự nhạy bén trong kinh doanh được định nghĩa là tư duy kinh doanh quan trọng cần có để đạt được mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh đòi hỏi cả đại diện bán hàng và quản lý phải có kỹ năng kinh doanh mạnh mẽ. Người quản lý bán hàng cần có khả năng hiểu các vấn đề kinh doanh phức tạp và giúp đại diện bán hàng thấu hiểu được chiến lược kinh doanh. Người quản lý bán hàng cần dạy cho nhân viên bán hàng cách đưa ra quyết định khôn ngoan hơn, lên kế hoạch tốt hơn và phân bổ hiệu quả nguồn lực tốt hơn dựa trên nhu cầu của khách hàng và tiềm năng phát triển.

Quản lý hiệu suất

Nếu các vấn đề về hiệu suất không được kiểm soát, doanh số và đạo đức của nhóm kinh doanh có thể bị ảnh hưởng tiêu cực. Người quản lý bán hàng phải có kế hoạch kiểm soát và giải quyết các vấn đề về hiệu suất, từ đó phát triển kế hoạch hành động để khắc phục vấn đề. Một vấn đề quan trọng mà người quản lý bán hàng nếu muốn thăng tiến trong công việc cần luôn phải chú tâm, đó chính là việc liên tục nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp.

Một phần khác của quản lý hiệu suất là chủ động liên lạc với lãnh đạo cấp cao hơn khi có vấn đề về hiệu suất và đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn.

Sales executive là gì? Những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững

Corporate sales executive là gì? Sales account executive là gì? Project sales executive là gì? (Ảnh: Behance)

          >>> Xem thêm: Sale Admin là gì ?

Lãnh đạo

Quản lý bán hàng cần phải là người lãnh đạo mạnh mẽ. Chìa khóa để phát triển chính là gắn bó và chia sẻ với đội ngũ đại lý bán hàng. Chính vì những mối quan hệ thân thiết giữa nhân viên và lãnh đạo, nhóm phát triển kinh doanh sẽ có một tầm nhìn chung rõ ràng và cứng rắn có thể đem đến thành công cho doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo bán hàng giỏi cần có khả năng giao tiếp, đổi mới, truyền cảm hứng và thiết lập tầm nhìn chung cho đội ngũ bán hàng.

Mức lương của Sale Executive là bao nhiêu

Mỗi đặc thù công việc đều có tính chất riêng và Sale Executive cũng không ngoại lệ, tuy nhiên ngoài lương cứng ra thì Sale Executive còn có lương dựa trên doanh số họ mang lại cho doanh nghiệp. Chính vì thế mà lương Sale Executive sẽ không cố định. Nhưng trung bình lương của Sale Executive sẽ rơi vào khoảng 5-15 triệu/tháng. Tuy nhiên nếu bạn mang về nhiều hợp đồng thì mức lương này còn cao hơn nhiều.

Bạn sẽ quan tâm  Ngành tài chính ngân hàng học trường nào tốt nhất 2020?

Thuận lợi và khó khăn của Sale Executive

Thuận lợi

Cơ hội kiếm được mức thu nhập không giới hạn, có thể kiếm tiền theo đúng năng lực của mình.

Phát triển kỹ năng bản thân như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đối mặt với áp lực,…

Khó khăn

Áp lực về doanh số vì nó ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của người làm nghề này. Chính vì thế đây là yếu tố khiến Sale executive phải đau đầu.

Gặp phải khách hàng khó tính và làm sao để giải quyết êm đẹp cũng là một bài toán khó.

Sale Executive đòi hỏi sự liên kết, phối hợp với các bộ phận khác trong công ty, nên nếu thiếu sự hợp tác từ đồng nghiệp sẽ khiến Sale Executive gặp khó khăn.

Ngoài ra, áp lực do chính mình tạo ra cũng là một thứ áp lực gây ảnh hưởng tới tinh thần của Sale Executive. Bạn nên giữ vững tinh thần để tránh bị stress công việc.

Những công việc liên quan đến Sales, Marketing từ EMG Online

Nhân viên Quản lý nhãn

Công việc chính: 

  • Nghiên cứu thông tin và phân tích nhu cầu khách hàng
  • Điều phối và kết nối với các nhân sự bộ phận khác (Sales, Sản phẩm, Tài chính, Chuyên gia) để xử lý tốt nhất yêu cầu khách hàng
  • Quản lý Marketing, Đánh giá cơ hội – phát triển kinh doanh trên nhãn hàng
  • Tham gia xuyên suốt vào quá trình làm việc với khách hàng: Gặp gỡ, Đàm phán, Planning, Serving
  • Sẵn sáng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong các tình huống nhiều thách thức hoặc khẩn cấp

Yêu cầu:

  • Cầu thị, ham học hỏi
  • Yêu thích các tình huống thách thức
  • Ưu tiên: khả năng làm việc với dữ liệu tốt (đọc, phân tích, tổ chức dữ liệu)
  • Có đam mê và mong muốn được phát triển trong ngành truyền thông – quảng cáo

Marketing Executive

Mô tả công việc

  • Nghiên cứu hệ thống khách hàng
  • Xây dựng các chính sách bán hàng / chính sách khuyến mại phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của sản phẩm – dịch vụ
  • Truyền đạt và đào tạo các chính sách bán hàng cho nhân sự công ty
  • Đề xuất các kế hoạch Direct Marketing và điều phối thực hiện các kế hoạch đó
  • Nghiệm thu kết quả sau chiến dịch
  • Báo cáo trực tiếp với Product Line Manager

Yêu cầu công việc

  • Học vấn: Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành: Ngoại thương, Kinh tế là một lợi thế
  • Đam mê kinh doanh
  • Sử dụng thành thạo MS Office
  • Data-driven decision making (Kỹ năng ra quyết định dựa trên số liệu)
  • Khả năng quản lý thời gian tốt
  • Khả năng làm việc độc lập & làm việc nhóm tốt
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Sáng tạo
  • Result oriented
  • Chủ động, nhiệt tình với công việc

Sales executive là gì? Những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững

Sales and marketing executive là gì? Chức danh sales executive là gì? Senior sales executive là gì? (Ảnh: Behance)

Chuyên viên Phát triển sản phẩm Content Marketing

Mô tả công việc

  • Nghiên cứu & phát triển sản phẩm – dịch vụ Content Marketing theo xu hướng Việt Nam và thế giới, đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Tư vấn giải pháp – dịch vụ, hỗ trợ lập kế hoạch Content Marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp.
  • Trực tiếp vận hành hoặc theo dõi quá trình vận hành sản phẩm – dịch vụ
  • Kiểm định chất lượng sản phẩm truyền thông
  • Nghiên cứu và điều phối cùng bộ phận Công nghệ và Nội dung để phát triển các hệ thống back-end phục vụ vận hành sản phẩm, dịch vụ.
  • Đề xuất các sáng kiến mới để cải tiến sản phẩm, dịch vụ.
  • Đề xuất và thực hiện các hoạt động Inbound / B2B / B2C marketing cho sản phẩm – dịch vụ phụ trách.
  • Hỗ trợ hoạt động đào tạo sản phẩm – dịch vụ cho nhân sự trong công ty

Yêu cầu công việc

  • Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành: Ngoại thương, Kinh tế, Báo chí truyền thông là một lợi thế
  • Khả năng thuyết trình tốt
  • Sử dụng thành thạo MS Office
  • Khả năng quản lý thời gian tốt
  • Khả năng làm việc độc lập & làm việc nhóm tốt
  • Biết sử dụng các phần mềm thiết kế là một lợi thế
  • Sáng tạo, tỉ mỉ
  • Thường xuyên trau dồi và phát triển các kiến thức, xu hướng mới.
Bạn sẽ quan tâm  Chiến lược Đại dương Xanh – Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp | Tomorrow Marketers

Chuyên viên Tư vấn và lập kế hoạch truyền thông

Mô tả công việc

  • Quản lý khách hàng
  • Lập kế hoạch quảng cáo
  • Vận hành và Quản lý chiến dịch quảng cáo
  • Nghiên cứu thị trường
  • Phối hợp với các bên để phát triển và vận hành ý tưởng quảng cáo cho KH

Yêu cầu:

  • Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh tế, Quảng cáo tiếp thị là một lợi thế
  • Tư duy sáng tạo, kết hợp nhạy bén ý tưởng với các sản phẩm của công ty trong từng chiến dịch quảng cáo
  • Kĩ năng quyết vấn đề tốt
  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, tư duy độc lập, có khả năng tổng hợp và phân tích, khả năng làm việc nhóm tốt
  • Thành thạo tin học văn phòng: Word, Excel, Power Point và các phần mềm liên quan đến công việc
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh giao tiếp tốt, có thời gian tốt và có tinh thần cầu tiến
  • Chịu được áp lực công việc cao

Nhân viên Vận hành quảng cáo

Mô tả công việc

  • Vận hành các chiến dịch quảng cáo, bao gồm nhưng không giới hạn trong: Đăng ký nhận tài liệu các phòng ban để tạo ra và đăng tải quảng cáo/bài PR theo yêu cầu, theo dõi hiệu quả của chiến dịch, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành
  • Theo dõi/kiểm soát hợp đồng đảm bảo thực hiện đúng những thỏa thuận đã được đồng ý, nhằm đảm bảo quyền lợi của KH và công ty. Làm việc cùng các phòng ban để thực hiện các thay đổi trong hợp đồng khi phát sinh.
  • Thường xuyên giao tiếp với KH trong quá trình vận hành để đảm bảo sự hài lòng của KH
  • Giới thiệu/tư vấn về các công cụ quảng cáo online đến KH
  • Thực hiện các công việc liên quan đến client services theo yêu cầu

Yêu cầu:

  • Chi tiết, chu đáo, cẩn thận (để tránh sai sót trong quá trình vận hành)
  • Sẵn sàng học hỏi, tích cực tiếp nhận góp ý từ người khác
  • Có khả năng giao tiếp tốt với KH và các phòng ban nội bộ
  • Có kinh nghiệm làm việc trong mảng digital marketing là 1 lợi thế

Mô tả công việc

  • Lên ý tưởng sáng tạo nội dung cho các dự án, chiến dịch truyền thông;
  • Làm việc với khách hàng, thảo luận, đưa ra các phương án phù hợp với nhu cầu của khách hàng;
  • Các công việc khác theo sự phân công của Trưởng bộ phận.

Yêu cầu

  • Khả năng sáng tạo tốt, hiểu insight khách hàng
  • Thường xuyên update các xu hướng truyền thông mới;
  • Chủ động, có trách nhiệm trong công việc.

Kết

Trên đây là những chia sẻ của EMG Online về câu hỏi Sales executive là gì? Để trở thành một quản lý bán hàng không hề đơn giản và đòi hỏi mỗi cá nhân phải rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm từ những case thực tế trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là nghề có thể thăng tiến nhanh trong công việc và có khả năng tham gia trực tiếp đến doanh thu của công ty, do đó, đây là một nghề nghiệp đáng mơ ước đối với nhiều bạn trẻ hiện nay.

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *