Soạn văn 7 Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Soạn văn 7 Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Tìm hiểu chung về văn nghị luận là bài học thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 7 Tìm hiểu chung về văn nghị luận sẽ giúp các bạn học sinh nắm vững hơn kiến thức trước khi học bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận.

Sau đây là nội dung chi tiết mẫu bài soạn Tìm hiểu chung về văn nghị luận lớp 7 ngắn nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1. Nhu cầu nghị luận

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

a) Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không:

– Vì sao em đi học? (hoặc: Em đi học để làm gì?)

– Vì sao con người cần phải có bạn bè?

– Theo em, như thế nào là sống đẹp?

– Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại?

Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự.

b) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao?

c) Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết.

Gợi ý trả lời:

a) Trong đời sống, chúng ta có thể bắt gặp những câu hỏi sau đây:

– Tại sao phải luôn tuân thủ pháp luật?

– Tại sao nói “lao động là vinh quang”?.

– Làm thế nào để thành trò giỏi con ngoan?

– Tại sao lại phải chống tệ nạn ma túy?

– Tại sao lại phải học ngoại ngữ?

b) Với những loại câu hỏi như vậy, chúng ta phải trả lời bằng văn nghị luận bởi vì chúng ta không thể sử dụng kể chuyện, miêu tả, biểu cảm do câu hỏi buộc người ta phải trả lời bằng lí lẽ có lí, phải quan tâm sử dụng các khái niệm.

Bạn sẽ quan tâm  Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ

Ví dụ: Trong thế giới rộng mở những giao lưu văn hóa, trí thức ngày nay việc học ngoại ngữ là để tiếp nhận những tinh hoa ở các nước, tăng cường những quan hệ giao lưu để đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Chẳng hạn học tiếng Anh có khả năng tiếp thu vi tính dễ hơn…

c) Hằng ngày: Trên báo đài thường có những kiểu văn bản như bình luận thể thao; hỏi đáp pháp luật; cách mua trái cây ngon…

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

Đọc văn bản Chống nạn thất học (trang 7, 8 – SGK Ngữ văn 7 tập 2) của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi.a) Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm. (Chú ý: Nhan đề cũng là một bộ phận của bài.)

b) Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy. (Gợi ý: Vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc, biết viết? Việc chống nạn mù chữ có thể thực hiện được không?)

c) Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao?

Trả lời:

a) Mục đích của văn bản Chống nạn thất học là Bác Hồ muốn mọi người Việt Nam phải biết chữ có kiến thức mà xây dựng nước nhà.

– Bài viết đã nêu ra nhiều ý kiến:

+ Thực dân Pháp “ngu dân” để cai trị dân ta

+ Hầu hết người Việt Nam mù chữ.

+ Những cách thức để thực hiện chống thất học.

– Luận điểm Bác Hồ nêu ra là:

+ Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí.

+ Mọi người Việt Nam phải hiểu biết (…) viết chữ quốc ngữ

b) Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ:

– Tinh trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

– Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

– Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ.

c) Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ logic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

Bạn sẽ quan tâm  Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao Trâu ơi ta bảo trâu này

-> Như vậy, trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí…

=> Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

Soạn Tìm hiểu chung về văn nghị luận phần Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

a. Đây chính là một văn bản nghị luận, vì:

– Vấn đề để nêu ra bàn luận và giải quyết là một vấn đề xã hội: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.

– Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã sử dụng khá nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu từ những việc nhỏ nhất.

* Những câu văn biểu hiện điều đó:

– “Có thói quen tốt và thói quen xấu”

– “Có người biết phân biệt tốt và xấu , nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa”.

– “Tạo được thói quen tốt là rất khó…xã hội”.

Thói quen tốt Thói quen xấu
Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách… Hút thuốc lá, vứt rác bừa bãi, nói tục chửi bậy, sử dụng các chất cấm

c. Bài văn nghị luận nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế. Em tán thành với ý kiến của bài vì những ý kiến đó đều rất đúng và hợp lí.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Tìm hiểu bố cục của bài văn trên:

– Mở bài: Từ đầu đến “quen tốt”: nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

– Thân bài: tiếp đến “nguy hiểm”: tác hại của thói quen xấu.

Bạn sẽ quan tâm  Nói với bạn điều em thích ở bản thân

– Kết bài: Còn lại: Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu và hình thành thói quen tốt để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

– Đoạn 1 :

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

– Đoạn 2 :

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng “đẹp”, một thứ tiếng “hay”. Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa vè mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng : tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

Trích Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đây là văn bản nghị luận vì bàn về 2 cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.

– Cách sống cá nhân: cách sống thu mình, không quan hệ, giao lưu.

– Cách sống chia sẻ, hòa nhập: cách sống mở rộng, chia sẻ với mọi người => tâm hồn con người mới tràn ngập niềm vui.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của EMG Online.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *