Start up là gì? Và những điều quan trọng cần biết trước khi khởi nghiệp

start up là gì

Tìm hiểu khái niệm Start up là gì?s

start up là gì
Do là một khái niệm mới nên có rất nhiều quan niệm khác nhau về startup. Và startup là gì vẫn là vấn đề nhiều người băn khoăn.

Theo Investopedia, startup là công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin rằng có nguồn cung. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các startup với quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.

Theo Wikipedia, Startup là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company). Nó là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.

Bạn có thể hiểu Startup là bạn có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.

start up là gì

Đặc điểm của công ty Start up là gì?

Theo chia sẻ của một số tin tức của một số chuyên gia kinh doanh, những công ty startup thường có những đặc điểm sau

– Niềm mơ ước và sự quyết tâm tạo ra các sản phẩm thực sự có ý nghĩa. Điều này giúp người sáng lập không ngừng sáng tạo, đổi mới phát triển và hoàn thiện sản phẩm.

– Sự đam mê và hết lòng với công việc

– Môi trường làm việc gần gũi và thân thiện như một gia đình.

Giai đoạn phát triển của một Start up là gì?

Giai đoạn 1 – Định hướng

Đây là giai đoạn khởi đầu của bất kỳ công ty Start-up nào. Ở giai đoạn này, các ý tưởng đầu tiên và kế hoạch thực hiện là rất quan trọng. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận bạn sẽ rất dễ lạc lối ngay trong bước chân khởi đầu. Khi đã có ý tưởng và kế hoạch, các thành viên trong nhóm bắt tay vào thực hiện nó.

Giai đoạn 2 – Thử thách

Sau khi kết thúc giai đoạn 1, đây sẽ là quãng thời gian khó khăn nhất cho các Startup. Hơn 80% các công ty Startup tại Việt Nam không thể vượt giai đoạn này và nhanh chóng đi đến thất bại hoặc phải thay đổi mô hình. Thời điểm này, các thành viên thường sẽ bị “vỡ mộng” do kết quả đặt ra không như mong muốn, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động khiến cho số lượng nhân sự giảm so với lúc khởi đầu.

Giai đoạn 3 – Hoà nhập

Đây được xem như giai đoạn phục hồi sau khó khăn của các Startup. Năng suất lao động tăng, các thành viên làm việc ăn ý và hiểu nhau hơn. Công ty bắt đầu có doanh thu hoặc không bị thua lỗ quá nhiều. Các mục tiêu trong ngắn hạn dần đạt được, công ty sẽ hướng đến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân sự để phục vụ cho các kế hoạch “dài hơi”.

Giai đoạn 4 – Phát triển

Là giai đoạn trong mơ, là mục tiêu hướng đến của bất kỳ Startup nào. Ở giai đoạn này, các co-founders sẽ đề ra những kế hoạch, mục tiêu dài hạn. Bộ máy doanh nghiệp bắt đầu đi vào “guồng”. Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự sẽ giúp công ty có bước phát triển rất nhanh.

Những yếu tố cần phải có của một Start up là gì?

1. Năng lực sáng tạo không giới hạn

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình đó là bản thân người startup phải có một sự sáng tạo vượt bậc. Bởi vì chỉ có sự sáng tạo không giới hạn mới có thể làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, chỉ có sự sáng tạo hơn người mới có thể giúp bạn nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh đặc biệt riêng cho startup của mình.

Bạn sẽ quan tâm  Brand Awareness là gì? Cách để tạo dựng Brand Awareness hiệu quả

Kế hoạch này không nhất thiết phải bao gồm những ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh chưa ai biết đến hay những ý tưởng mới hoàn toàn chưa ai nghĩ đến, mà nó phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm tựa quan trọng cho bạn trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Vậy thì, thay vì tranh giành miếng bánh với các đối thủ lớn trên thị trường ra đời sớm hơn mình, mạnh hơn mình, nhiều kinh nghiệm hơn mình thì chúng ta có thể tự tìm ra một miếng bánh mới – mà tại đó chúng ta chính là người dẫn đầu.

2. Nguồn vốn khởi nghiệp kinh doanh

Một trong những yếu tố quan trọng khác khi bạn muốn khởi nghiệp đó là vốn khởi nghiệp kinh doanh. Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công của bạn.

3. Sự kiên trì – không bỏ cuộc

Sở dĩ đức tính kiên trì là một yếu tố quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp không phải ai cũng có được thành công trong lần đầu bắt tay vào làm, có những người thất bại rất nhiều lần nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn tiếp tục đứng dậy để thực hiện ý tưởng của mình. Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công – “Thất bại là mẹ thành công” . Thật sự, thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn những người bình thường để vượt qua những trở ngại, có sự đam mê và kiên trì vượt trội để có thể đứng lên từ những thất bại trong thời gian ngắn.

4. Kỹ năng nền tảng cơ bản về kiến thức chuyên môn

Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó.

Ví dụ: bạn muốn khởi nghiệp bằng cách mở phòng thu âm chuyên nghiệp, thì bạn cần phải có những kiến thức cơ bản trong thanh nhạc, âm thanh, cách hoà âm – phối khí hoặc cần biết sử dụng một số nhạc cụ phổ thông… Hay bạn muốn trở thành một nhà kinh doanh thời trang lớn bạn cần có những kiến thức cơ bản gu thẩm mỹ, thời trang, nắm được xu hướng thời trang, về bán hàng …

Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Vì thế nếu bạn có ý định khởi nghiệp trước tiên hãy trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức này.

5. Kỹ năng tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường tiềm năng sẽ cung cấp cho nhà startup có những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp kinh doanh và phát triển kế hoạch kinh doanh; dể dàng thích ứng với thị trường trong tương lai. Những yếu tố cần được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:

  • Xu hướng phát triển thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng
  • Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp – gián tiếp và đối chiếu với doanh nghiệp mình
  • Phân tích nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.

6. Kỹ năng quản lý tài chính

Quản lý tài chính là một kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với người khởi nghiệp kinh doanh. Quá trình startup sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực trong khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu làm sao vừa phải tiết kiệm và vừa cần hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp khởi nghiệp.

7. Kỹ năng ủy quyền, giao quyền – start up là gì

Ủy quyền liên quan tới việc phân bổ trách nhiệm cho mọi người để hoành thành công việc. Điều kiện lý tưởng mà bạn muốn đạt được là khi các nhân viên của bạn có thể thực hiện được tất cả các hoạt đồng hàng ngày trong doanh nghiệp mình. Ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp đạt được sự cân bằng giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa là biết cách làm sao để doanh nghiệp của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.

8. Kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng chiến lược

Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh. Nó là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn hay phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bí quyết ở đây là việc biết làm thế nào để dự kiến được khả năng hoạt động của doanh nghiệp của bạn trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Bạn sẽ quan tâm  Advertising là gì ? Các hình thức Advertising phổ biến nhất hiện nay

Ngoài những yếu tố đã được nêu trên thì các kỹ năng mềm – kỹ năng sống cơ bản của bản thân bạn như quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp… cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu. Kỹ năng mềm – kỹ năng sống tuy không mang ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp nhưng nó là yếu tố hỗ trợ giúp gia tăng khả năng thành công cho quá trình khởi nghiệp của bạn và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp của bạn trong các tình huống khó khăn có thể gặp phải.

Hướng dẫn cách Startup hiệu quả – start up là gì

Startup liên quan đến rất nhiều yếu tố bao gồm ý tưởng, tài chính, sự giúp đỡ từ những người xung quanh,… Chính vì vậy, quá trình Startup không hề đơn giản; để Startup thành công, các bạn cần:

1. Tinh chỉnh ý tưởng của bạn

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc bắt đầu một doanh nghiệp, bạn có thể đã có một ý tưởng về những gì bạn muốn bán hoặc ít nhất là thị trường mà bạn muốn làm việc. Tiếp đó, hãy tìm hiểu nhanh về các doanh nghiệp hiện có trong lĩnh vực mà bạn có hứng thú. Tìm hiểu về cách mà các doanh nghiệp cùng ngành đang làm và chỉ ra những điều mà bạn có thể làm tốt hơn.

Nếu bạn nghĩ rằng doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp một cái gì đó mà các công ty khác không có (hoặc cung cấp cùng một điều nhưng nhanh hơn và rẻ hơn).

Khi bạn đã có đầy đủ các thông tin này, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã có một ý tưởng vững chắc và sẵn sàng để tạo ra một kế hoạch kinh doanh.

2. Viết kế hoạch kinh doanh – start up là gì

Khi bạn đã có ý tưởng, bạn cần phải tự hỏi mình một một vài câu hỏi quan trọng như:

– Doanh nghiệp của bạn hoạt động với mục đích gì?

– Mục tiêu cuối cùng của bạn là gì?

– Chi phí Startup mà bạn dự định bỏ ra là bao nhiêu?

Những câu hỏi này nên được trả lời trong một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể.

Rất nhiều sai lầm được thực hiện bởi các doanh nghiệp mới khi họ Startup mà không hề cân nhắc đến những khía cạnh khách hàng mục tiêu. Ai sẽ là người mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Bạn có nên bắt đầu kinh doanh khi sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp không có người dùng?

Tiến hành nghiên cứu thị trường toàn diện về lĩnh vực kinh doanh cũng như nhân khẩu học của khách hàng tiềm năng là một phần quan trọng trong một kế hoạch kinh doanh. Điều này liên quan đến việc tiến hành khảo sát, gom nhóm khách hàng, nghiên cứu các dữ liệu công khai.

Một kế hoạch kinh doanh giúp bạn tìm ra phương hướng hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp mình, làm thế nào doanh nghiệp của bạn có thể vượt qua các khó khăn tiềm tàng và điều gì giúp bạn duy trì nó.

3. Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh

Hầu hết những ý tưởng của bạn, ngay cả những ý tưởng tốt nhất sẽ không mang lại hiệu quả nếu không được áp dụng vào thực tế. Và cùng với đó, bạn sẽ đưa chúng vào quên lãng ngay cả khi bạn đã viết chúng vào giấy mà không thực hiện. Vì vậy, trước khi bắt đầu một cái gì đó chính thức, hãy khởi động bằng cách thử nghiệm. Việc thử nghiệm các dự án không những giúp bạn có quyết tâm thực hiện việc kinh doanh tốt hơn mà đồng thời nó cũng cho bạn biết ý tưởng của bạn có hiệu quả và có đáng để làm hay không.

Bạn nên chạy thử nghiệm với mẫu khoảng 100 khách hàng và cố gắng thu nhận ý kiến của họ (thậm chí đó là những lời phê bình). Những lời nhận xét này sẽ giúp bạn phát triển ý tưởng của mình.

4. Đánh giá tài chính của bạn – start up là gì

Bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần đầu tư, vì vậy bạn cần xác định cách mà bạn chi trả những chi phí đó. Bạn có sẵn tiền đầu tư hay cần vay tiền? Nếu bạn đang có kế hoạch rời bỏ công việc hiện tại của mình để tập trung vào công việc kinh doanh, bạn cần có một số tiền nhất định để đảm bảo mình có thể sinh hoạt bình thường cho đến khi doanh nghiệp Startup của bạn cho lãi.

Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp dễ thất bại vì họ hết tiền quá nhanh trước khi nhận được lợi nhuận từ dự án kinh doanh. Việc đánh giá số vốn  mà bạn cần để khởi động không phải là một ý tưởng tồi vì nó có thể là yếu tố quan trọng giúp bạn ổn định trước khi doanh nghiệp của bạn có khoản thu bền vững.

5. Xây dựng nhóm của bạn – start up là gì

Trừ khi bạn đang có ý định kinh doanh một mình, bạn cần thuê một đội ngũ tuyệt vời để giúp công ty của bạn khởi động. Ioe Zawadzki, Giám đốc điều hành và người sáng lập MediaMath cho biết, các doanh nhân cần phải quan tâm đến nhân viên của mình như quan tâm đến sản phẩm.

Bạn sẽ quan tâm  Debug là gì? Tầm quan trọng của debug đối với lập trình viên

“Sản phẩm của bạn được xây dựng bởi con người”,  Zawadzki nói. “Xác định nhóm khởi nghiệp, tìm hiểu những thiết sót còn tồn tại và xác định cách khởi nghiệp, thời điểm  khởi nghiệp là những ưu tiên hàng đầu. Tìm hiểu cách thức nhóm làm việc cùng nhau,… cũng không kém phần quan trọng. Làm thế nào để nhân viên đưa ra phản hồi, hoặc làm thế nào để làm việc cùng nhau khi không phải ai cũng có thể trực tiếp liên lạc với nhau là điều mà bạn cần quan tâm”.

6. Xác định cấu trúc doanh nghiệp (để kinh doanh hợp pháp)

Trước khi bạn có thể đăng ký công ty của mình, bạn cần phải quyết định thực thể của công ty thuộc loại gì. Cơ cấu kinh doanh của bạn ảnh hưởng đến việc nộp thuế cũng như các yếu tố pháp lý khác.

Nếu bạn sở hữu 100% doanh nghiệp và có kế hoạch chịu trách nhiệm  về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ, bạn có thể đăng ký một chủ sở hữu duy nhất.

Nếu bạn muốn tách trách nhiệm cá nhân của mình khỏi trách nhiệm pháp lý của công ty bạn, bạn có thể xem xét việc hình thành một tập đoàn. Điều này làm cho một doanh nghiệp trở thành một thực thể riêng biệt ngoài chủ sở hữu của nó, và do đó, các công ty có thể sở hữu tài sản, chịu trách nhiệm, nộp thuế, ký hợp đồng và kiện/ bị kiện như bất kỳ cá nhân nào khác. Tuy nhiên, một trong những cấu trúc phổ biến nhất cho doanh nghiệp nhỏ là công ty trách nhiệm hữu hạn. Cấu trúc này có sự bảo vệ hợp pháp của một công ty trong khi cho phép các lợi ích về thuế như quan hệ đối tác.

Cuối cùng, việc xác định loại hình thực thể cho doanh nghiệp là tùy thuộc vào bạn. Bạn hãy lựa chọn sao cho loại hình đó phù hợp với hoạt động hiện tại cũng như mục tiêu kinh doanh trong tương lai của bạn.

7. Chọn nhà cung cấp

Điều hành một doanh nghiệp không có nghĩa là bạn phải làm tất cả mọi điều, đôi khi bạn cũng cần các nhà cung cấp bên thứ ba tham gia. Các công ty trong mọi ngành từ nhân sự đến hệ thống điện thoại doanh nghiệp tồn tại để hợp tác với bạn và giúp bạn điều hành doanh nghiệp của mình tốt hơn.

Khi bạn đang tìm kiếm đối tác B2B, bạn sẽ phải chọn lựa thật cẩn thận. Các công ty này sẽ có quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh doanh quan trọng (đôi khi nhạy cảm) của doanh nghiệp bạn, vì vậy, điều quan trọng là phải tìm một đơn vị mà bạn có thể tin tưởng.

8. Tự mình quảng cáo

Trước khi bắt đầu bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn cần xây dựng thương hiệu của mình và chuẩn bị sẵn sàng để đưa sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường.

Tạo ra một biểu tượng đặc trưng có thể giúp mọi người dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn và đừng quên sử dụng biểu tượng này nhất quán trên mọi nền tảng quảng cáo bao gồm cả trang web công ty.

Bạn cũng nên sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để truyền bá thông tin về doanh nghiệp mới của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã cung cấp cho khách hàng những nội dung thú vị, hữu ích có liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

9. Phát triển doanh nghiệp của bạn

Việc ra mắt và ván hàng chỉ là khởi đầu cho công việc của bạn với tư cách là một doanh nhân. Để tạo ra lợi nhuận và sự bền vững, bạn luôn cần phải phát triển doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ mất nhiều thời gian và công sức, nhưng bạn sẽ nhận được kết quả tốt.

Hợp tác với những doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh của bạn là cách tuyệt vời để việc kinh doanh của bạn có thể tăng trưởng.

Mặc dù việc chuẩn bị là điều vô cùng quan trọng khi Startup; tuy nhiên, thời cơ cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Vì thế, nếu nhận thấy thời điểm thích hợp; hãy bắt đầu kế hoạch của mình; tất nhiên với điều kiện kế hoạch đã được xây dựng hợp lý.

Các tìm kiếm liên quan đến startup là gì

  • startup công nghệ là gì
  • tech startup là gì
  • khởi nghiệp sáng tạo là gì
  • lập nghiệp là gì
  • startup wiki
  • startup là gì – tại sao cần thiên sứ
  • khởi nghiệp là gì trên facebook
  • khởi nghiệp là gì 2018

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *