SWOT Analysis là gì? Cách xây dựng bản phân tích SWOT Analysis

swot analysis

SWOT Analysis là gì? Không chỉ trong marketing nói riêng, mà còn cả trong kinh doanh nói chung, phân tích SWOT chính là công cụ vừa hữu hiệu, lại vô cùng đơn giản để thiết lập chiến lược của một doanh nghiệp, giúp họ xây dựng và phát triển đường lối hoạt động trong dài hạn.

swot analysis
swot analysis

Phân tích mô hình SWOT Analysis

Dưới đây là một vài câu hỏi bạn cần lưu tâm khi xây dựng chiến lược SWOT Analysis:

Strengths – Điểm mạnh:

Điểm mạnh của một doanh nghiệp thường là các yếu tố nội bộ có thể giúp doanh nghiệp phát triển và xây dựng lợi thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các  yếu tố này doanh nghiệp có thể kiểm soát được.

  1. Quy trình nào mà doanh nghiệp đang áp dụng có thể giúp họ trở nên thành công?
  2. Những điểm mạnh nào về con người mà doanh nghiệp của bạn đang có, như kỹ năng chuyên môn, mối quan hệ, học thức, kỹ năng công việc, danh tiếng,…?
  3. Những điểm mạnh về vật chất, tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu, như tệp khách hàng, cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ, bằng sáng chế,…?
  4. Doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh gì so với các đối thủ trên thị trường?

Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng bạn, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…của bạn. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà bạn có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:

  • Nguồn lực, tài sản, con người
  • Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
  • Tài chính
  • Marketing
  • Cải tiến
  • Giá cả, chất lượng sản phẩm
  • Chứng nhận, công nhận
  • Quy trình, hệ thống kỹ thuật
  • Kế thừa, văn hóa, quản trị

Weaknesses – Điểm yếu:

Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc bạn làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực tôi đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém.

Bạn chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.

Điểm yếu chính là các yếu tố bất lợi mà doanh nghiệp của bạn đang có. Bạn cần phải tự khắc phục những điểm yếu này, nếu như muốn cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

  1. Những điểm nào mà doanh nghiệp cần phải khắc phục để cạnh tranh tốt hơn?
  2. Quy trình nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?
  3. Những tài sản nào mà doanh nghiệp cần phải bổ sung, như tiền bạc hay trang thiết bị máy móc?
  4. Tồn tại những khoảng trống nào cần phải được lấp đầy về con người đang làm việc trong doanh nghiệp của bạn?
  5. Liệu địa điểm / trụ sở mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động có phù hợp cho sự phát triển sau này?
Bạn sẽ quan tâm  Creative brief là gì? Đây có phải là chìa khoá thành công của doanh nghiệp?
swot analysis
swot analysis

Opportunities – Cơ hội:

Cơ hội chính là những yếu tố môi trường bên ngoài có thể giúp ích nhiều cho sự thành công của doanh nghiệp của bạn về sau này.

  1. Liệu thị trường trọng tâm của doanh nghiệp của bạn đang phát triển. Có xu hướng nào đang tồn tại để khách hàng tiêu thụ sản phẩm bạn đang cung cấp trong tương lai?
  2. Có sự kiện nào tới đây mà doanh nghiệp của bạn có thể nắm bắt để phát triển hay không?
  3. Có sự thay đổi nào có thể tác động tích cực tới doanh nghiệp của bạn?
  4. Khi phát triển, khách hàng liệu có đánh giá cao về doanh nghiệp của bạn?

Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:

  • Sự phát triển, nở rộ của thị trường
  • Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
  • Xu hướng công nghệ thay đổi
  • Xu hướng toàn cầu
  • Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
  • Mùa, thời tiết
  • Chính sách, luật

Threats – Thách thức SWOT Analysis:

Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công chính là Nguy cơ. Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai.

Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.

Thách thức là những yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu tới hoạt động của doanh nghiệp bạn. Thường những yếu tố này bạn không thể kiểm soát được, bạn chỉ có thể dự đoán và đề ra những sách lược để đối phó với chúng.

  1. Bạn có phải đối phó với những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sau này?
  2. Liệu nhà cung ứng sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp theo mức giá hợp lý mà bạn có thể chấp nhận được?
  3. Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp bạn?
  4. Sự thay đổi về hành vi tiêu dùng của khách hàng có là mối bận tâm tới hoạt động của doanh nghiệp?
  5. Xu thế của thị trường sau này có là thách thức cho doanh nghiệp trong tương lai?

Cách để xây dựng hiệu quả một bản phân tích SWOT Analysis

Việc đầu tiên bạn cần làm ở đây, đó là tập hợp nhóm người từ nhiều phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp để xây dựng mô hình SWOT. Không nhất thiết phải dành cả ngày để brainstroming , chỉ cần một tới hai giờ là đủ cho công việc này rồi.

Bạn sẽ quan tâm  Làm sao để sở hữu tích xanh Facebook? – Inbound Marketing in Vietnam

Việc tham vấn ý kiến của những người có kiến thức chuyên môn khác nhau sẽ giúp bản phân tích SWOT Analysis của bạn trở nên thực sự có giá trị.

Như đã nói ở trên, việc thực hiện SWOT không khác gì một cuộc họp brainstorming. Mọi người nên tự viết ra ý tưởng của mình trong giấy. Điều này giúp hạn chế việc tất cả mọi người quá chú trọng tới một ý tưởng cụ thể nào đó, và đảm bảo ý kiến của tất cả đều được lắng nghe.

Sau 5 tới 10 lên ý tưởng cá nhân, tất cả dán giấy nhớ của mình lên tường và nhóm các ý tưởng đồng nhất với nhau. Bạn nên cho phép mọi người được bổ sung ý tưởng mới trên nền tảng những ý tưởng cũ. Điều này giúp nảy sinh những quan điểm độc đáo với góc nhìn hoàn toàn mới.

Sau khi nhóm các ý tưởng lại với nhau, đã đến lúc xếp hạng chúng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp phổ thông bỏ phiếu để xác định xem ý tưởng nào là quan trọng và cần thiết hơn cả. Tất nhiên, việc này có thể nảy sinh vài sự tranh luận nho nhỏ.

Tại sao chúng ta phải phân tích mô hình SWOT?

Để tạo nên một bản phân tích mô hình SWOT thực sự hữu ích, thường các nhà sáng lập và lãnh đạo cấp cao trong một doanh nghiệp sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chúng. Đây rõ ràng không phải là công việc có thể giao phó cho ai khác.

Nhưng đội khi, đội ngũ lãnh đạo cấp cao lại không tham gia trực tiếp trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, chiến lược SWOT cần phải có sự góp sức của một nhóm các thành viên đại diện cho nhiều phòng ban và bộ phận khác nhau. Ai cũng nên có một ghế trong nhóm xây dựng bản phân tích chiến lược SWOT.

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng mô hình SWOT để đánh giá tình hình hiện tại, và để ra những chiến lược tiếp theo cho mình. Nhưng bạn nên nhớ, mọi bước đi của sự thay đổi cần phải thống nhất. Nếu bạn muốn xem xét và đánh giá hiệu quả của chiến lược mới, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một bản phân tích SWOT trong 6 – 12 tháng sau.

Với những doanh nghiệp nhỏ (tựa như các start-up), SWOT đóng vai trò như một bản kế hoạch vạch ra các bước trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp. Nó thực sự hữu ích trong việc xác định bước đi nào họ nên bước trong chặng đường gian nan sắp tới.

swot analysis
swot analysis

Dịch vụ thiết kế website của EMG Online

  • Dịch Vụ VPS Bảo Mật No1 | Uptime 99,99%
  • VPS có cấu hình cao có tính ổn định & bảo mật an toàn cao
  • Sử dụng dễ dàng dù không cần am hiểu IT
  • Tốc độ luôn ổn định, băng thông 32Gbit, hạ tầng đồng bộ mạnh mẽ
  • Hỗ Trợ kỹ thuật hệ thống liên tục 24/7
  • VPS SSD sử dụng công nghệ 100% SSD Intel Enterprise và hỗ trợ chống DdoS

Tốc độ vượt trội

Sử dụng 100% ổ cứng SSD Enterprise mang đến trải nghiệm khác biệt về tốc độ truy vấn xử lý dữ liệu

Bạn sẽ quan tâm  Các hình thức marketing online hiệu quả trong thời đại 4.0

Bảo vệ dữ liệu

Dữ liệu sẽ được backup định kỳ hàng tuần nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu ở mức độ cao nhất

Dùng thử miễn phí

Trải nghiệm Cloud VPS SSD miễn phí trong vòng 07 ngày trước khi quyết định sử dụng dịch vụ

Đội ngũ tư vấn

Trải nghiệm sự khác biệt với dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và thân thiện

Nâng cấp dễ dàng

Hệ thống cho phép nâng cấp, mở rộng tài nguyên CPU, RAM, SSD ngay lập tức trong quá trình sử dụng

Hệ điều hành

Chủ động lựa chọn nhiều hệ điều hành với các phiên bản khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng

Thời gian uptime

Xây dựng và thiết kế theo cơ chế N+1, tăng cường sự ổn định và đảm bảo thời gian uptime tới 99,5%

Công cụ quản lý

Giao diện quản lý được thiết kế với phong cách đơn giản và trực quan với người dùng SWOT Analysis

Khi thiết kế website bán hàng tại EMG Online, quý khách được tư vấn trọn gói tận tình từ khâu chọn domain, tư vấn thiết kế giao diện web bán hàng và các chức năng nghiệp vụ quản lý, chiến lược phát triển quảng bá website và tìm kiếm nguồn khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng tham gia vào quá trình giám sát tiến độ hoàn thành của việc thiết kế website bổ sung ý kiến trong từng công đoạn thiết kế để đảm bảo một sản phẩm hoàn hảo nhất.Website của bạn sẽ được thiết kế với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, thiết kế web chuẩn SEO mà còn có tốc độ tải trang nhanh.

Việc chọn được đơn vị thiết kế website bán hàng tốt không chỉ tạo ra một web bán hàng chuyên nghiệp, khẳng định thương hiệu cho người kinh doanh mà còn hỗ trợ tuyệt vời trong khâu quảng bá sản phẩm dịch vụ để gia tăng doanh số. Hãy để EMG Online đồng hành cùng bạn trong việc bán hàng.

EMG Online

Tham khảo tài liệu online: https://www.emg.com.vn/khoa-hoc-online/

Tài liệu Marketing cơ bản: https://www.emg.com.vn/tai-lieu-marketing-online/

Email liên hệ: Liên hệ

Các tìm kiếm liên quan:

  • Ma trận SWOT la gì
  • Ví dụ về mô hình SWOT
  • Ý nghĩa của việc sử dụng ma trận SWOT trong việc hoạch định
  • Ví dụ về ma trận SWOT
  • Ví dụ về mô hình SWOT của Vinamilk
  • Ví dụ về SWOT bản thân
  • Ví dụ về mô hình SWOT của nhà hàng
  • Mô hình SWOT trong giáo dục

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *