Tagline là gì? Làm thế nào xây dựng Tagline ấn tượng với khách hàng?

tagline là gì

Tagline là gì? Có khác gì so với slogan?

1. Tagline là gì?

Tagline là gì? Tagline thuật ngữ marketing chỉ câu nói ngắn gọn được gắn liền với thương hiệu. Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa tagline và Slogan. Vậy Tagline là gì và làm thế nào để có thể tạo ra được một Tagline ấn tượng.

Tagline là một thuật ngữ chuyên môn trong lĩnh vực marketing nhằm định vị sản phẩm và triết lý của công ty khi kinh doanh. Đặc biệt là bạn sẽ thấy chúng thường xuất hiện ở các mẫu quảng cáo. Clip giới thiệu doanh nghiệp hoặc các chiến dịch nơi mà doanh nghiệp tham gia để tạo ấn tượng, khiến người dùng luôn nhớ tới nhãn hàng.

Một số Tagline nổi tiếng của các thương hiệu lớn trên thế giới như “Just do it” của Nike, “Delighting You Always” của Canon hay  “Camera phone” của Oppo.. tất nhiên những câu nói cuối cùng trong các mẫu quảng cáo này luôn tạo được ấn tượng, khiến cho nhiều người dùng luôn nhớ tới nhãn hàng.

2. Sự khác nhau giữa Tagline và Slogan

Để có thể phân biệt được Tagline và Slogan thì bạn cần phải biết Slogan là gì? Slogan là một đoạn văn ngắn thường diễn tả một lời hứa, giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm. Slogan mang tính mô tả và thuyết phục cao, nó có thể chứa đựng và truyền tải cả chiến lược của công ty, thương hiệu.

Slogan được xem là công cụ hiệu quả trong việc tạo dựng nên giá trị thương hiệu; nó có thể giúp cho khách hàng nhanh chóng hiểu được thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với cá thương hiệu khác như thế nào.

Vậy giá trị của Tagline là ở đâu? Tagline đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất cứ một thương hiệu nào. Tagline được hiểu là một câu nói ngắn gọn làm rõ nghĩa được thiết kế theo mô hình gây ấn tượng mạnh về sản phẩm cho người dùng. tagline là gì

Ý tưởng đằng sau cho khái niệm này là để tạo ra được những chuỗi hiệu ứng gây ấn tượng; tổng hợp giai điệu về âm thanh và hình ảnh của sản phẩm. Tagline dùng để củng cố và tăng cường trí nhớ của người tiêu dùng về sản phẩm được tiếp thị trước đó.

Bên cạnh tiêu đề quảng cáo Poster thì bìa CD hoặc DVD video; âm nhạc; Tagline còn thường được sử dụng trong các quảng bá hình ảnh của chương trình truyền hình hoặc một bộ phim điện ảnh.

Tuy nhiên thì điểm khác biệt lớn nhất giữa Tagline và Slogan dễ nhận biết đó là:

  • Tagline dành cho công tinh; nó cô đọng mọi thứ từ sản phẩm; mục đích đến định hướng của công ty; mang bản sắc đặc trưng, có tính lâu dài và tường sẽ gắn liền với logo.
  • Slogan lại khác, nó thường dành cho một sản phẩm hay một chiến dịch của công ty; phạm vi nhỏ hơn; tồn tại trong thời gian ngắn hơn Tagline. Slogan thường được thay đổi nhiều lần để có thể giữ sự tươi mới; không nhàm chán cho khách hàng.
Bạn sẽ quan tâm  Làm thế nào để cạnh tranh với đối thủ trong kinh doanh?

Cách để tạo ra sự ấn tương cho một tagline là gì?

Một tagline được đánh giá tốt thường được đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

1. Ngắn gọn

Tagline như một nhãn dán cho người xem mô tả nhanh nhất về các thành phần có chất lượng hơn là cuốn sách “trăm trang”. Đa số các công ty quảng cáo và khách hàng của họ có sở thích nghiêng về những câu Tagline ngắn để hài hòa hơn khi đặt cùng logo.

Ngoài ra còn có thể áp dụng cho tagline để khách hàng ghi nhớ bằng cách gieo vần; lập âm; đảo ngữ; lập từ; câu đa nghĩa… Các câu Tagline không nhất thiết phải ngắn bởi một số câu được người tiêu dùng nhớ nhất lại khá dài.

tagline là gì

2. Sáng tạo

Tuyệt đối không được biến Tagline thành lời tuyên bố nhạt nhẽo; vô nghĩa và đầy mơ hồ. Hãy sử dụng các động từ; tính từ nhằm đưa khán giả tới đúng lĩnh vực của bạn.

Đảm bảo ngôn ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu

Dù mục đích thông điệp của bạn có là gì thì cũng đừng biến nó thành bài toán hóc búa đối với người nghe. Hãy hạn chế sử dụng từ ngữ quá cao siêu hay khó hiểu mà chỉ những người có chuyên môn mới biết được.

3. Thân thiện tagline là gì

Tagline có khả năng xây dựng mối liên hệ lâu dài với những xem bằng sự thân thiện và đầy chân thành.

4. Một số câu tagline hay và ấn tượng bạn nên tham khảo

Dưới đây sẽ là tổng hợp một số câu tagline hay và ấn tượng đem lại hiệu quả trong những chiến dịch marketing mà bạn nên tham khảo qua:

Những câu tagline của FedEx:

  • Giải pháp mới là quan trọng
  • Chúng tôi thấu hiểu
  • Thư giãn nào, chúng tôi là FedEx đó

Câu tagline của Roto Rooter:

Roto-Rooter, khiến mọi rắc rối của bạn trôi tuột xuống ống nước

Câu tagline của thương hiệu Bitis:

  • Bitis, nâng niu bàn chân Việt
  • Đi để trở về

Câu tagline Quảng cáo xe PIAGGIO:

Niềm đam mê vô tận

Câu tagline của Vietjet Air:

Bay là thích ngay

Câu tagline của hãng xe Yamaha:

Sang trọng hơn, thoải mái hơn

7 bước viết đúng chuẩn cho một tagline là gì?

Dù công việc sáng tạo mang tính chất không giới hạn, nhưng để viết tagline hay campaign line một cách chuyên nghiệp, bạn cũng cần tuân thủ theo quy trình 7 bước trong bài viết này.

1. Siết đề

Đề bài viết tagline thường khá dài (brief 3-4 trang giấy). Tuy nhiên hãy tỉnh táo và “siết đề” ngay từ đầu bằng những câu hỏi: “Tóm lại câu tagline muốn nói cái gì? Chiến lược ra sao? Brand muốn chinh phục consumer ở những điểm nào?. Và quan trọng hơn nữa: “Cái nào chính, cái nào phụ?”. Có thể brand muốn nói rất nhiều thứ. Nhưng là người viết, hãy xác định ngay từ đầu 1 và chỉ 1 ý chính brand muốn truyền tải. Tránh lạc đề.

2. Lên direction

Direction ở đây có nghĩa là có bao nhiêu hướng khác nhau để viết ra một thông điệp. Như vậy, từ 1 thông điệp trên, hãy phác thảo ra nhiều direction. Cố gắng suy nghĩ ở tầng ý tứ, đừng đi sâu vào câu chữ ở bước này. Lưu ý: những direction nào tương đối giống nhau có thể gom lại làm một. Tránh gây nhiễu loạn suy nghĩ của người duyệt và cả chính bạn khi viết.

Bạn sẽ quan tâm  Truyền thông nội bộ là gì? Phương tiện truyền thông nội bộ hiệu quả hiện nay

3. Free writing

Sau khi có direction, viết luông tuồng, viết không dừng, để dòng suy nghĩ được tuôn trào. Đừng ép mình viết hay ngay tại bước này. Nếu bị áp lực phải viết hay ngay từ đầu, câu viết ra dễ bị cụt, gồng và sáo rỗng. Hãy viết thoải mái, ý tưởng sẽ dễ hình thành hơn. Trong lúc viết, cố gắng đổi nhiều góc nhìn: lúc là người dùng, người mua, người bán… thậm chí đóng vai sản phẩm.

4. Tô điểm

Sau khi viết thoải mái ở bước 3, đây là lúc bạn “gò” mình lại, làm cho câu chữ uyển chuyển, quyến rũ hơn. Một số công cụ “trang điểm” có thể sử dụng cho câu tagline: sử dụng từ đắt (không phải mỹ từ), đảo ngữ, lặp từ… Sau bước này, tagline của bạn nghe sẽ hay hơn, vang hơn và thậm chí là “nguy hiểm” hơn. tagline là gì

5. Cô đọng

Từ những direction bạn đã viết và tô điểm ở 2 bước trên, chọn ra những direction “đúng đề” và khả quan nhất. Đảm bảo mỗi direction tương đối khác nhau. Nếu bạn đã chắt lọc direction thật kĩ ở bước 2, đến đây bạn không cần suy nghĩ nhiều nữa. Cố gắng mỗi direction có 3-4 option để brand lựa chọn là ổn.

6. Sharing

Chia sẻ những gì bạn đã làm với team. Hãy chuẩn bị tinh thần cho những feedback khen chê khác nhau. Tuy nhiên team của bạn không đọc kĩ brief bằng bạn, không hiểu brand bằng bạn,… nên feedback của họ có thể không khách quan. Mục đích của việc sharing này là “lấy ấn tượng đầu tiên”. VD nếu bạn muốn brand bật cười ngay sau khi đọc, team bạn bật cười thật thì thành công. Nếu không, bạn cần điều chỉnh lại. Vì vậy hãy đảm bảo bạn hiểu đúng đề (bước 1) và có lý do cho từng con chữ của mình (bước 2). Từ đó hãy vững tâm khi đi lấy feedback từ team.

7. Lên bài

Đến bước cuối cùng rồi, đây là bước dàn bài lên slides. Hãy đặt những direction an toàn, bám sát brief để đầu. Kèm theo 1-2 option “weird weird” nhưng bạn tâm đắc. Hãy viết rationale cho từng direction bao gồm nguyên nhân lý tính (meaning) và cảm tính (feeling).

Với 7 bước trên, bất cứ khi nào bạn cảm thấy “bí bách” trong việc viết lách, ít nhất bạn vẫn biết đang ở bước nào: đã làm được gì, cần làm gì tiếp theo. Chi tiết hơn về từng bước trong quá trình viết tagline, cũng như cách đánh bóng câu chữ sẽ được chia sẻ trong khóa học “Câu Chốt Hạ”.  Khoá học là những hướng dẫn rất cơ bản về việc tổ chức câu chữ cho sắc bén, giúp thương hiệu nói hết lòng mình, nói trúng lòng người.

Bạn có thể tìm những người chuyên viết tagline ở đâu? tagline là gì

Điều này phụ thuộc vào việc bạn cần họ làm những công việc gì. Nếu bạn là một người thiết kế đồ hoạ, tốt nhất là bạn nên tìm đến những người viết slogan theo thời vụ.

Nếu bạn là doanh nghiệp cần logo và slogan, bạn có thể muốn hợp tác với một công ty quảng cáo hoặc sự kết hợp giữa thiết kế đồ hoạ và những người viết slogan tự do, điều này phụ thuộc vào ngân sách của bạn.

Bạn sẽ quan tâm  Facebook là gì? Tính năng vượt trội của Facebook có thể bạn chưa biết

Để thật sự đạt được những gì bạn muốn, ngoài những lựa chọn phía trên, bạn có thể đến một công ty hay người sẽ phụ trách viết slogan với một danh sách những ý tưởng về slogan mà bạn đã nghĩ ra, tất cả kỷ yếu và trang web về sản phẩm mà bạn có, và một suy nghĩ phóng khoáng với những lựa chọn slogan mà họ có thể đem đến cho bạn.

Họ sẽ gần như đem lại một cái gì đó hoàn toàn khác biệt với sự mong đợi của bạn, nhưng sẽ mang lại cho bạn một điểm khởi đầu tốt đẹp.

1. Những người viết tự do

Một vài người viết tự do chuyên nghiệp trong lĩnh vực viết slogan, nhưng liệu họ có thể thực hiện được công việc này?

Bạn sẽ muốn tìm kiếm những người viết có kinh nghiệm viết về sales hoặc quảng cáo vì họ gần như sẽ viết ra những kết quả đúng với mong đợi của bạn. Tất nhiên những người này có thể không chuyên nghiệp bằng những Agency. Tuy nhiên nếu bạn là một doanh nghiệp nhỏ, thì đây là lựa chọn phù hợp. Bạn có thể nhận được dịch vụ tốt hơn mong đợi với mức chi phí tiết kiệm.

2. Nội bộ công ty

Bạn có thể tìm được một chuyên viên viết slogan “xuất sắc” ngay trong nội bộ công ty của mình. Thông thường trong quá trình quản lý, bán hàng, nhân viên chính là người tiếp xúc nhiều nhất với khách hàng cũng như hiểu rất rõ về đối tượng nghiên cứu, do đó họ có thể đưa ra những ý tưởng phù hợp.

Tuy nhiên, nếu giao cho một nhân viên bán hàng hay quản lý viết slogan thông thường sẽ gặp hạn chế về khả năng sáng tạo. Do đó, nếu bạn có nhân viên marketing chuyên về viết lách, họ thường có thể đưa ra những slogan tốt cho bạn.

3. Dịch vụ thiết kế slogan chuyên nghiệp

Một Agency chuyên nghiệp thông thường sẽ có rất nhiều kinh nghiệm trong việc viết slogan bởi vì họ làm việc với việc quản lý các thương hiệu hàng ngày.

Việc đầu tư vào các công ty thiết kế thường sẽ không rẻ nhưng là sự đầu tư xứng đáng về mặt chất lượng. Mặc dù chi phí khá cao, nhưng những công ty vừa và lớn sẽ cân nhắc khi chọn công ty quảng cáo. Nếu bạn có một ngân sách lớn hơn, các công ty quảng cáo sẽ có thể thực hiện việc thử nghiệm nghiên cứu thị trường cho slogan của bạn, đây cũng là một cuộc đầu tư xứng đáng.

Các tìm kiếm liên quan đến tagline là gì

  • tagline phim
  • tagline and slogan
  • slogan là gì
  • tagline tiếng việt là gì
  • tagline nổi tiếng
  • tagline chiến dịch
  • tagline wordpress là gì
  • tag line
  • Điều hướng trang

 

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *