Tập làm văn lớp 4: Thế nào là kể chuyện?

Tập làm văn lớp 4: Thế nào là kể chuyện?

Tập làm văn lớp 4: Thế nào là kể chuyện? Sau đây là gợi ý giải bài tập trang 10, 11 sách Tiếng Việt 4 tập 1, mời các bạn cùng tham khảo để hoàn thiện bài tập của mình nhé.

Giải bài tập trang 10, 11 sgk Tiếng Việt 4 tập 1

1. Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể và cho biết

Câu 1 trang 10 Tiếng Việt 4 tập 1: Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể và cho biết :

a) Câu chuyện có những nhân vật nào?

b) Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.

M : – Sự việc 1 : Bà cụ đến lễ hội xin ăn ⟶ không ai cho

c) Ý nghĩa của câu chuyện.

Trả lời:

a) Tên các nhân vật: bà lão ăn xin, mẹ con bà góa, Bà con dự lễ hội (nhân vật phụ).

b) Các sự việc xảy ra và kết quả:

– Sự việc 1: Trong ngày hội cúng Phật, bà lão đi xin ăn nhưng chẳng ai cho.

– Sự việc 2: Hai mẹ con bà góa thương tình cho bà lão ăn và ngủ lại trong nhà.

– Sự việc 3: Về khuya, bà lão hiện hình một con giao long lớn.

– Sự việc 4: Sáng sớm, bà lão cho hai mẹ con bà góa tốt bụng gói tro và hai mảnh vỏ trấu, rồi ra đi.

Bạn sẽ quan tâm  Thành ngữ tục ngữ nói về quê hương lớp 3

– Sự việc 5: Trong đêm lễ hội, dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm

– Sự việc 6: Nước lụt lên cao, mẹ con bà góa thoát nạn, chèo thuyền cứu người.

c) Ý nghĩa

– Ca ngợi những tấm lòng nhân ái, sẵn lòng cứu giúp người hoạn nạn, khó khăn.

– Khẳng định: Lòng nhân ái nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.

– Giải thích nguồn gốc, sự hình thành hồ Ba Bể.

Sự tích hồ Ba Bể

2. Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?

Câu 2 trang 11 Tiếng Việt 4 tập 1: Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?

Hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.

Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ.” Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.

Theo DƯƠNG THUẤN

– Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp. làm bằng một cây gỗ to khoét trũng.

– Thủy tộc: các loài vật sống dưới nước.

– Huyền thoại: câu chuyện lạ kì, hoàn toàn do tưởng tượng.

Bạn sẽ quan tâm  Chế độ quân chủ là gì?

– Thổ cẩm: vải dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ, tạo thành những hình đa dạng.

Trả lời: Bài văn Hổ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.

Lý do:

  • Bài văn không có nhân vật
  • Bài văn không có sự kiện nào xảy ra.
  • Bài văn giới thiệu về độ cao, vị trí, chiều dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể

Chú ý: Bài “Sự tích hồ Ba Bể” có nhân vật, có cốt truyện, có ý nghĩa câu chuyện ⇒ Là văn kể chuyện.

3. Theo em, thế nào là kể chuyện?

Câu 2 trang 11 Tiếng Việt 4 tập 1: Theo em, thế nào là kể chuyện?

Kể chuyện là kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi bài Thế nào là kể chuyện? – Sự tích hồ Ba Bể trang 10, 11 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Tập 1. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp cho các em hoàn thành tốt bài tập và đạt điểm cao môn Tiếng Việt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của EMG Online.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *