Tiêu chí phụ là gì?

Tiêu chí phụ là gì?

Tiêu chí phụ là gì? Những tiêu chí phụ được các trường đại học đặt ra nhằm bảo đảm cho việc tuyển chọn thí sinh được minh bạch, công bằng, đề phòng trường hợp có thí sinh bằng điểm nhau. Vậy tiêu chí phụ là gì? hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Tiêu chí là gì?

Tiêu chí là những chuẩn mực được đặt ra để đánh giá, cụ thể khách quan về một sự vật sự việc bất kỳ. Các chuẩn mực này có thể là chuẩn mực về thời gian, chất lượng, năng suất và xem xét về mức độ tuân thủ theo quy định đã được đề ra. Kết quả cuối cùng sau khi xét những tiêu chí đó sẽ là kết quả tốt nhất mà tổ chức mong muốn.

2. Tiêu chí phụ là gì?

Tiêu chí phụ là những tiêu chí đi kèm sau tiêu chí chính, những tiêu chí phụ thường sẽ được xem xét khi có một số kết quả bằng nhau mà chỉ được phép chọn một hoặc đưa ra đánh giá về người tốt nhất.

Tiêu chí phụ

Ví dụ như trong các kỳ thi, tuyển sinh thì các tiêu chí phụ sẽ được đặt ra và xem xét khi có từ hai thí sinh có số điểm bằng nhau, khi xem xét những tiêu chí phụ thì người nào đạt được nhiều tiêu chí phụ hơn sẽ trúng tuyển hoặc đoạt giải.

Bạn sẽ quan tâm  Điểm chuẩn Đại học Công nghệ TP HCM 2022

3. Các loại tiêu chí phụ trong tuyển sinh

Những thí sinh bằng điểm nhau cuối danh sách sẽ tuỳ thuộc vào tiêu chí phụ theo quy định xét tuyển của nhà trường mà căn cứ tuyển chọn.

Tiêu chí phụ ưu tiên theo môn thi

Những trường đại học thường áp dụng tiêu chí này để lựa chọn ra thí sinh trúng tuyển. Trường sẽ chọn ra các môn được nhà trường ưu tiên và sắp xếp theo thứ tự, thí sinh nào có điểm môn ưu tiên cao hơn sẽ được lựa chọn.

Ví dụ như Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội có tiêu chí phụ về môn thi như sau:

  • Chương trình CLC môn điều kiện là bài thi môn tiếng Anh phải đạt từ 4.0 trở lên;
  • Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển căn cứ theo điểm từ cao xuống thấp của môn thi Tiếng Anh.

Tiêu chí phụ ưu tiên thứ tự nguyện vọng

Tiêu chí này là xem xét trong các thí sinh bằng điểm, ai sắp xếp nguyện vọng xét tuyển cao hơn thì sẽ được trúng tuyển.

Ví dụ Trường đại học Thương Mại: Đối với các thí sinh có Điểm xét tuyển bằng điểm trúng tuyển, nhưng nếu số lượng thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu tuyển sinh được phân bổ cho từng ngành/ chương trình đào tạo, từng phương thức, Trường sẽ ưu tiên thí sinh theo nguyện vọng đăng ký từ cao xuống thấp (NV1 là NV ưu tiên cao nhất).

Tiêu chí phụ theo điểm xét tuyển chưa làm tròn

Một số trường sẽ xem xét lựa chọn thí sinh bằng điểm xét tuyển chưa làm tròn. Như vậy thì những thí sinh bằng điểm nhau cuối danh sách sẽ lấy điểm thực tế chưa làm tròn để so đo, người nào có điểm cao hơn thì được lựa chọn.

Bạn sẽ quan tâm  Top 11 bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất

Tiêu chí phụ theo điểm xét tuyển chưa cộng điểm ưu tiên

Những thí sinh khi băng điểm nhau cuối danh sách sẽ được căn cứ theo điểm chưa cộng điểm ưu tiên để xem xét lựa chọn.

Ví dụ: Thí sinh đăng ký vào Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ căn cứ vào tiêu chí phụ sau: Đối với chương trình chuẩn trong trường hợp tại ngưỡng điểm trúng tuyển của từng Ngành, số thí sinh bằng ngưỡng điểm trúng tuyển nhiều hơn số chỉ tiêu xét tuyển còn lại của từng Ngành thì tiêu chí phụ là tổng điểm xét tuyển không bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng.

Như vậy trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về câu hỏi Tiêu chí phụ là gì? Các bạn nên tìm hiểu cụ thể các tiêu chí phụ mà trường bạn đăng để biết được căn cứ tiêu chí phụ đó mình có đạt hay không. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập dưới đây:

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *