Tìm hiểu các kiến thức về Marketing Mix cho những người mới

marketing mix

Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1953 bởi Neil Borden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp. Một nhà tiếp thị nổi tiếng, E. Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi. Khái niệm 4P được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trong các lớp học.

Lịch sử của Marketing mix

Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại. Các chuyên gia marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình.

marketing mix

Trong bài báo “Khái niệm về Marketing mix” của mình, Neil Borden đã xây dựng lại lịch sử của thuật ngữ “marketing mix”. Ông bắt đầu giảng dạy vào các học kỳ sau khi người bạn cùng cộng tác, James Culliton, mô tả vai trò của người quản lý marketing vào năm 1948 như một “máy trộn nguyên liệu”, một người đôi khi theo công thức nấu ăn được chuẩn bị bởi những người khác, đôi khi họ chuẩn bị công thức riêng của mình, đôi khi chế biến lại một công thức từ các thành phần có sẵn, và lúc khác thì phát minh ra các thành phần mới mà chưa ai thực hiện.

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập tại Hà Nội, Tp HCM và các tỉnh thành khác với dịch vụ chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài báo cáo thực tập, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

Bạn sẽ quan tâm  Ứng dụng của iot trong ngành công nghiệp hiện nay

3 yếu tố P bổ sung vào mô hình cổ điển của Marketing mix là gì?

Khi những đối tượng Marketing không còn dừng lại ở những sản phẩm hữu hình, hệ thống Marketing Mix truyền thống dường như không còn phù hợp hoàn toàn với những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ vô hình. Do vậy, hệ thống Marketing truyền thống với 4P ban đầu cần phải được thay đổi cho phù hợp với các đặc thù của dịch vụ. Mô hình Marketing mix 7P  là một mô hình marketing bổ sung dựa vào mô hình 4P vừa được đề cập, mô hình này thêm vào 3P là: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý).

Chi tiết về 3 yếu tố P

  • Process (Quy trình): quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty.
  • People (Con người): Nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với khách hàng.
  • Physical evidence (Bằng chứng vật lý): các yếu tố trưng bày bên trong của cửa hàng như: không gian của cửa hàng, biển hiệu của cửa hàng, trang phục làm việc của nhân viên,…

Trong chiến lược Marketing chính thì các Marketer thường sử dụng mô hình 4P thường xuyên. Tuy nhiên tùy theo từng ngành hàng mà mô hình marketing mix có thể thay đổi. Ví dụ như đối với ngành hàng FMCG, chiến lược marketing cần bổ sung thêm Pack –size (bao bì sản phẩm) trong khi đó ngành dịch vụ lại tập trung vào yếu tố People tập trung vào tính chuyên nghiệp của nhân viên nhằm đem tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Vì vậy, các nhà marketing cần hiểu về marketing mix là gì, mục tiêu cụ thể của chiến lược marketing mix 4p là như thế nào, từ đó xác định nên dùng mô hình marketing 4P hay 7P.

Vai trò của Marketing Mix trong cuộc sống

1. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Có thể hiểu theo nghĩa mở rằng, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động Marketing (từ ý tưởng – sản xuất đến triển khai thực hiện và tiêu thụ để hàng hóa) trên thị trường. Nhờ có Marketing Mix mà doanh nghiệp có thể nắm được các thông tin, nhanh chóng thay đổi và đưa ra các chiến lược tương ứng, không chỉ để tồn tại và còn có thể phát triển và tạo được vị thế trên thị trường.

Bạn sẽ quan tâm  Thuế Môn Bài Là Gì? Các Mức Thu Thuế Môn Bài 2019 – Máu Kinh Doanh

Marketing Mix tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn, đồng thời, tạo ra luồng thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và thị trường.

Marketing Mix giúp tiêu thụ hàng hoá tốt hơn, ổn định và hiệu quả hơn. Trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt thì đây chính là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Phân phối hàng hoá và xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp tạo ra ưu thế và sự khác biệt trong cạnh tranh so với các đối thủ.

2. Đối với người tiêu dùng

Marketing Mix không chỉ hữu ích với doanh nghiệp mà nó còn đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Cụ thể và dễ nhìn thấy nhất là họ nhận được giá trị cao hơn chi phí mà họ bỏ ra để mua hàng hóa đó.

Marketing Mix giúp tìm kiếm, khám phá ra nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai. Từ đó có thể tạo ra nhiều loại hàng hóa hơn, chất lượng cao hơn và thuận tiện hơn để thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu này.

Marketing Mix tạo điều kiện cho nhà cung cấp và người tiêu dùng gặp nhau, trao đổi thông tin hai chiều và mang lại lợi ích cho các bên.

3. Đối với xã hội

Cung cấp thông tin công khai, rộng rãi cho toàn bộ các thành viên trong xã hội.

Người dùng có cơ hội tiếp nhận thông tin và tiếp cận những thông tin chính xác nhất, nhanh nhất và cụ thể, chi tiết nhất.

Thúc đẩy kinh tế, các sản phẩm/dịch vụ nước ngoài, thúc đẩy giao thương và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp và các sản phẩm trong nước trên trường quốc tế.

Các biến thể của Marketing Mix trong thực tế

1. Biến thể đầu tiên, đó là Marketing 7P, 3 yếu tố bổ sung thêm (3P mới) đó là:

  • Process (Quy trình): Quy trình và hệ thống tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quá trình marketing của công ty
  • People (Con người): Nhân viên, đại diện thương hiệu của công ty, người trực tiếp tiếp xúc và trao đổi với khách hàng
  • Physical evidence (Bằng chứng vật lý): Các yếu tố mang tính thẩm mỹ, nhãn quan như không gian của cửa hàng, thái độ các nhân viên, trang phục…
Bạn sẽ quan tâm  Performance Review là gì? 5 lợi ích mà Performance Review mang lại

2. Một biến thể khác mà chúng ta có thể bắt gặp hiện nay mà mô hình 4C, đó là:

Customer Solutions – Giải pháp cho khách hàng (tương ứng Product): Nghĩa là, mỗi sản phẩm được tung ra thị trường phải đáp ứng, thỏa mãn được ít nhất một nhu cầu nào đó của người dùng.

Customer Solutions – Chi phí khách hàng (tương ứng Price): Có thể hiểu rằng, giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra. Nó không chỉ bao gồm chi phí mua mà còn bao gồm cả chi phí sử dụng, vận hành hay thậm chí tiêu hủy sản phẩm. Hơn hết, chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.

Convenience – Thuận tiện (tương ứng Place): Ngoài sự thuận tiện về địa điểm mua, khách hàng cũng cần cả sự thuận tiện trong đi lại, thanh toán, giao dịch…

Communication – Giao tiếp (tương ứng Promotion): Sự trao đổi qua lại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng để doanh nghiệp có thể đưa ra những sản phẩm tốt hơn, phù hợp với yêu cầu người dùng hơn. Qua đó, người dùng cũng có thể mang lại nhiều lợi nhuận và số lượng hàng tiêu thụ hơn cho doanh nghiệp (2 bên cùng có lợi).

Các tìm kiếm liên quan:

  • marketing mix 7p
  • marketing mix 4p
  • vai trò của marketing mix
  • marketing mix 4p là gì
  • giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố trong marketing mix
  • marketing mix là gì lấy ví dụ
  • marketing mix example
  • 8p marketing mix

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *