Tìm hiểu về cách mạng công nghiệp 4.0

cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 được xây dựng trên nền tảng của cuộc cách mạng 3.0. Với các nền tảng công nghệ 4.0 áp dụng vào các máy móc, kỹ thuật, nhà xưởng thông minh…, qua các kết nối internet sẽ giúp nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?

Cách mạng 4.0 còn được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới, hiện tại đang diễn ra ở một số quốc gia phát triển.

Theo Wikipedia, Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; với sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, kỹ thuật.

Có tất cả 4 cuộc cách mạng công nghiệp trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại! Vậy đó là những cuộc cách mạng nào? Bạn có thể theo dõi ngay sau đây!

cách mạng công nghiệp 4.0

Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  • 1 st: Cách mạng với động cơ đốt trong: Khoảng thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, xuất phát từ nước Anh, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Các động cơ hơi nước là dạng nguyên thủy đầu tiên của cuộc cách mạng 1.0 thời bấy giờ.
  • 2 nd: Cuộc cách mạng động cơ điện: Khoảng những năm (1871-1914) với sự xuất hiện các ngành; Hóa chất, dầu mỏ, thép, điện lực. Các động cơ đốt trong, động cơ điện là đại diện tiêu biểu của giai đoạn này.
  • 3 rd: Bắt đầu khoảng những năm 1960 với sự xuất hiện của Internet; máy tính; tự động hóa. Cách mạng công nghiệp 3.0 đã thay đổi hầu hết cách con người làm việc, giao tiếp và kinh doanh.
  • 4.0 th:  Bắt đầu từ thế kỷ 21. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này dựa trên những trụ cột chính (như hình minh họa).

Trong mỗi giai đoạn của cách mạng công nghiệp, xã hội luôn tiến hóa không ngừng. Cuộc sống, cách thức làm việc, kinh doanh đều thay đổi mạnh mẽ.

Nếu các Doanh nghiệp hiện đại không nắm bắt kịp thời, rất dễ bị bỏ lại, thậm chí phá sản.

Bạn sẽ quan tâm  Chiến thắng Những Đòn tâm lý trong Bán hàng

Một số đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

1. Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra, còn được nhiều chuyên gia gọi là “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đã bắt đầu từ những năm 2000, đặc trưng bởi sự hợp nhất, không có ranh giới giữa các lĩnh vực công nghệ, vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây.

Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử.

2. Qui mô và tốc độ phát triển vượt trội

Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là không có tiền lệ trong lịch sử. Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân.

Thời gian từ khi các ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo được phôi thai, hiện thực hóa các ý tưởng đó trong các phòng thí nghiệm và thương mại hóa ở qui mô lớn các sản phẩm và qui trình mới được tạo ra trên phạm vi toàn cầu được rút ngắn đáng kể. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực như kể trên với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn.

Bạn sẽ quan tâm  Khánh Linh: Từ gương mặt The face đến “Cô em Trendy” thời thượng mà bao nhãn hàng mơ ước

3. Tác động mạnh mẽ và toàn diện

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia.Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn.

Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn

Cách mạng công nghiệp 4.0: Hướng đi mới cho ngành bán lẻ Việt 

Không ngạc nhiên khi nói thị trường Việt Nam được coi là mảnh đất màu mỡ và thu hút được khá nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Theo các thống kê gần đây của  Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, nhất là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc các thiết bị khác.

Không những thế Việt Nam là nước được biết có kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh và theo dự báo, đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Đây cũng chính là một lợi thế của ngành bán lẻ di động, máy tính nói riêng và kéo theo đó là xu hướng mua bán online tại Việt Nam nói chung sẽ ngày một gia tăng.

1. Thống kê theo nghiên cứu của Nielsen

Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến, chi tiêu của nhóm này đang chiếm một phần ba chi tiêu trên thương mại điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam. Tỷ lệ dân số có sử dụng điện thoại lên đến 95% tại các đô thị lớn. Trong đó, 78% là sử dụng smartphone.

Với những tiện ích từ smartphone mang lại, người sử dụng có thể truy cập mạng xã hội, đọc tin tức, chat và chơi game, ngoài ra với thời đại mọi thứ cùng đi lên thì người Việt Nam còn dùng smartphone để tìm kiếm mua sắm mọi sản phẩm cần thiết, từ việc tìm thông tin sản phẩm, xem đánh giá bình luận, so sánh về giá cả mỗi khi dự định mua một món hàng nào đó. Smartphone cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Bạn sẽ quan tâm  Học Internet Marketing cần phải bắt đầu từ đâu – Cách tự học hiệu quả

2. Hướng đi cho dịch vụ bán lẻ

Rõ ràng, dịch vụ bán lẻ trong cách mạng công nghiệp 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh với hỗ trợ của công nghệ số. Cách mạng công nghiệp đã và đang thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta. Nếu như trước đây chúng ta luôn gặp sự bất tiện khi mua sắm dù trời mưa hay nắng thì bây giờ dù đang ở nhà bạn vẫn có thể mua sắm một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài việc mua sắm trực tuyến trên các website thì việc mua đồ qua facebook, zalo hiện nay cũng đã phổ biến trong xã hội.

Dù không có thống kê đầy đủ về tác động của mạng xã hội đối với ngành bán lẻ nhưng ta không thể phủ nhận được mức lan tỏa, độ ảnh hưởng của chúng trong tăng trưởng của ngành ngay từ bây giờ và trong tương lai.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, đây cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, dịch vụ  lên mạng, lên website. Các doanh nghiệp có thể đưa những sản phẩm, dịch vụ chuẩn từ chất lượng đến giá cả tới khách hàng, đồng thời cũng có thể nhận lại những thông báo xấu, bình luận những điều mà khách hàng chưa hài lòng ở mỗi khâu, mỗi dịch vụ khác nhau. Đây cũng là một cách mà các doanh nghiệp có thể tự nhìn ra những chỗ còn khuyết thiếu để bổ sung thêm hay để phát triển những điểm mạnh hơn.

 

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *