Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ

Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ

Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ là bài tập tuần 4 Tiếng Việt 5 – Chủ điểm Cánh chim hòa bình, phần Luyện từ và câu – Từ trái nghĩa. Sau đây, EMG Online xin đưa ra gợi ý trả lời cho bài tập từ trái nghĩa trên. Mời các bạn cùng tham khảo để hoàn thiện bài làm của mình nhé.

Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ

1. Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ

Câu 1 (Trang 43 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1): Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây và ghi vào vở:

  • a. Gạn đục khơi trong.
  • b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • c. Anh em như thể chân tay
    Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Trả lời:

a. Gạn đục khơi trong.

=> Cặp từ trái nghĩa là “đục” và “trong”

b. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

=> Cặp từ trái nghĩa là “đen” và “sáng”

c. Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

=> Cặp từ trái nghĩa là: “rách” và “lành”; “dở” và “hay”.

2. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: hoà bình, yêu thương, đoàn kết

Tham khảo bài viết sau: Tìm từ trái nghĩa với các từ: hoà bình, yêu thương, đoàn kết

3. Từ trái nghĩa là gì?

Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Bạn sẽ quan tâm  Hãy miêu tả góc học tập của em lớp 7

Ví dụ: cứng – mềm; cao – thấp; tốt – xấu; xinh – xấu; may – xui; thắng – thua; hiền – dữ; tươi – héo; công bằng – bất công;…

Từ trái nghĩa được chia làm 2 loại:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.

Ví dụ: dài – ngắn; cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sớm – muộn; yêu – ghét; may mắn – xui xẻo; nhanh – chậm;…

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Đối với các cặp từ trái nghĩa không hoàn toàn, khi nhắc tới từ này thì người ta không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ; thấp – cao lêu nghêu; cao – lùn tịt;…

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của EMG Online.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *