Top Những Cách Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện Hiệu Quả Nhât

Tư duy phản biện là một kỹ năng sống được đề cao trong nhà trường, doanh nghiệp cũng như trong đời sống trong việc phát triển kỹ năng tư duy, đàm phán, phân tích vấn đề. Những cá nhân có kỹ năng tư duy và phản biện thường có quan điểm cá nhân nổi trội. Được đánh giá cao giữa tập thể.

Tư duy phản biện là gì?

1. Khái niệm tư duy – phản biện

Tư duy phản biện (Critical thinking) còn được gọi là tư duy phân tích. Là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Bạn biết cách phải suy nghĩ như thế nào khi đứng trước một điều gì đó.

tư duy phản biện

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra. Nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lô-gíc, đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.

Trong phạm vi bộ khung khái niệm triết học của lý thuyết phản biện xã hội. Tư duy – phản biện thường được hiểu là ước muốn kết hợp những quan điểm mới hay những quan điểm cũ đã biến cải vào cách tư duy và hành động của chúng ta. Cũng như ước muốn thúc đẩy khả năng phản biện nơi người khác.

2. Tư duy phản biện có những lợi ích gì?

Người sở hữu khả năng tư duy và phản biện tốt thường có khả năng đánh giá vấn đề một cách sắc bén và đa chiều. Nhờ thế, những ý kiến, luận điểm của họ trở nên rất thuyết phục. Bên cạnh đó, người có khả năng tư duy phản biện tốt cũng là mẫu người có lập trường vững vàng và kiên định. Rất khó bị ảnh hưởng bởi người khác, càng không dễ dàng bị đánh lừa.

Trong công việc tư duy và phản biện là nền tảng quan trọng. Rất nhiều nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở ứng viên của mình. Bởi đây là yếu tố tiềm năng để sản sinh ra những nhà lãnh đạo giỏi.

Không dừng lại ở đó, đây chính là chìa khóa để giúp các bạn học tập tốt hơn. Một vấn đề nếu được phân tích mổ xẻ kỹ càng sẽ dễ dàng được khắc sâu vào đầu của bạn hơn. Trong quá trình làm việc nhóm, người sở hữu kỹ năng tư duy và phản biện tốt sẽ giúp các quyết định của tập thể đi đúng hướng và không bị ảnh hưởng bởi cảm tính.

Bạn sẽ quan tâm  Ngành kinh doanh quốc tế là gì? Học trường nào chất lượng?

Tầm quan trọng của tư duy phản biện

1. Kỹ năng tư duy cần thiết cho mọi lĩnh vực

Khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lý trí rất quan trọng bất kể chúng ta đang làm gì. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực giáo dục, tài chính, quản trị hay pháp lý, thì khả năng này biện hiển nhiên cực kỳ quan trọng. Nhưng kỹ năng này không chỉ giới trong một lĩnh vực cụ thể nào cả. Khả năng tư duy tốt và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống là “tài sản” quý giá trong mọi lĩnh vực, nghề nghiệp.

2. Yếu tố quan trọng trong nền kinh tế tri thức 

Đây là yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức khi nó được thúc đẩy bởi thông tin và công nghệ. Nền kinh tế mới đặt ra những nhu cầu ngày càng tăng vào các kỹ năng vận dụng trí óc linh hoạt và khả năng phân tích thông tin, tích hợp các nguồn kiến thức đa dạng vào giải quyết vấn đề. Tư duy và phản biện tốt thúc đẩy những kỹ năng tư duy này và rất quan trọng trong môi trường làm việc không ngừng thay đổi.

3. Cải thiện các kỹ năng thuyết trình và ngôn ngữ

tư duy phản biện

Suy nghĩ rõ ràng và có hệ thống có thể cải thiện cách mà chúng ta diễn đạt các ý tưởng. Đối với phân tích cấu trúc logic của văn bản, khả năn này cũng tăng khả năng hiểu rõ những gì đã được viết.

4. Thúc đẩy sáng tạo

Tìm ra giải pháp sáng tạo cho một vấn đề không chỉ cần đến các ý tưởng mới. Bản thân các ý tưởng mới này cũng bắt buộc phải hữu ích. Liên quan đến vấn đề đang cần được giải quyết. Tư duy phản biện đóng vai trò cốt lõi trong việc đánh giá các ý tưởng mới. Lựa chọn những ý tưởng tốt nhất và điều chỉnh chúng nếu cần thiết.

5. Yếu tố quan trọng đối với quá trình phản chiếu bản thân

Để kiểm soát cuộc sống và làm nó trở nên có ý nghĩa, chúng ta cần nhận dạng rõ giá trị bản thân và tỉnh táo khi ra quyết định. Tư duy phản biện chính là thứ sẽ giúp bạn thực hiện những điều này một cách hợp lý.

Tư duy phản biện tốt là nền tảng của khoa học và dân chủ. Khoa học đòi hỏi việc sử dụng lập luận trong thử nghiệm và xác nhận các lý thuyết. Việc vận hành hiệu quả hơn của nền dân chủ tự do cũng đòi hỏi các công dân có cách suy nghĩ lý trí về các vấn đề xã hội. Để lan tỏa những giá trị đúng đắn và vượt qua những khuynh hướng và định kiến sai lầm.

Bật mí những cách rèn luyện tư duy phản biện 

1. Đánh giá mọi việc khách quan

Muốn có kỹ năng tư duy và phản biện tốt, bạn phải có cái nhìn khách quan bất cứ một vấn đề nào đó. Nghĩa là, bạn không được suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính hay đặt cái tôi quá nhiều để nhìn nhận một vấn đề. Theo đó, các em hãy bỏ cái nhìn chủ quan. Thay vào đó là suy nghĩ khách quan trong mọi việc. Khi đánh giá mọi việc khách quan, bạn sẽ có những lập luận sắc bén, đánh giá vấn đề một cách logic và chính xác hơn.

Cha mẹ nên làm gương cho con bằng cách không thiên vị con hơn những bạn khác. Không tâng bốc con thái quá, không dùng tình cảm để giải quyết các công việc xung quanh. Cha mẹ là người dành nhiều thời gian và có ảnh hưởng tới sự phát triển của con nhất. Do đó, với hình mẫu tốt từ cha mẹ, trẻ có thể tự mình định hướng tốt hơn.

Bạn sẽ quan tâm  Lập kế hoạch Marketing Online hiệu quả chỉ với 6 bước

2. Đánh giá từ những câu hỏi đơn giản

Khi phản biện có thể có rất nhiều những câu hỏi được đặt ra. Có cả những câu hỏi đơn giản và phức tạp. Những câu hỏi đơn giản có thể trả lời được ngay. Nhưng những câu hỏi phức tạp sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chính vì vậy, bạn hãy liên tục quay lại các câu hỏi cơ bản đã hỏi khi bạn đặt ra để giải quyết vấn đề. Bạn có thể tham khảo một vài câu hỏi cơ bản có thể hỏi khi tiếp cận bất kỳ vấn đề nào:

– Bạn đã biết những gì?

– Làm sao bạn biết điều đó?

– Những gì bạn đang cố gắng để chứng minh, từ chối, chứng minh, phê bình…

Thực tế, một số giải pháp hoàn hảo nhất cho các vấn đề không phải vì sự phức tạp của chúng. Mà vì sự đơn giản của chúng. Hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản, bằng những câu hỏi đơn giản nhất.

3. Đưa ra những câu hỏi giả định

Một người có thói quen luôn đặt câu hỏi và nghi vấn những luồng thông tin mà bản thân họ tiếp xúc được. Sẽ dần phát triển được kỹ năng tư duy phản biện. Đặc biệt là khi người đó thường xuyên đặt các câu hỏi giả định. Khi đặt câu hỏi giả định về các vấn đề đang tiếp cận và đánh giá nghiêm túc niềm tin của bản thân về câu hỏi đó. Vấn đề sẽ được đào sâu và chi tiết hơn.

Bạn có thể giả định vấn đề này đúng cũng có thể giả định vấn đề này sai. Tùy vào cách nhìn nhận vấn đề và hướng giải quyết.

Bạn chỉ cần chịu khó tập thói quen đặt câu hỏi giả định. Qua một thời gian sẽ trở nên nhạy bén hơn trong việc phân biệt đâu là nguồn thông tin đáng tin cậy. Và đâu là nguồn thông tin cần phải xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.

Nếu phụ huynh muốn rèn luyện tư duy cho con, nên giúp con bằng cách đặt ra các câu hỏi giả định trước. Các câu hỏi tình huống để từ đó khuyến khích con tư duy. Dần dà, con sẽ quen với việc này và có thể tự mình đặt ra các câu hỏi.

4. Đảo ngược vấn đề

Một cách tuyệt vời để bạn có được những điều chưa được khắc phục trong một vấn đề khó khăn là thử đảo ngược mọi thứ. Chẳng hạn, rõ ràng rằng có A thì có B, nhưng nếu có B thì mới có A thì sao? Những câu hỏi đảo ngược theo mô típ “Gà có trước hay trứng có trước” .

Mặc dù vấn đề đảo ngược không đúng thì việc xem xét có thể đưa bạn đến con đường tìm kiếm giải pháp nhanh và chính xác hơn. Vì bạn đang xét đến rất nhiều trường hợp để loại trừ và tìm ra đáp án đúng nhất.

5. Đừng chấp nhận những kết quả của người khác trước khi bạn tự kiểm tra

Trong quá trình phản biện, bạn có thể gặp rất nhiều những ý kiến, kết luận trái chiều hoặc đồng quan điểm. Nhưng bạn không nên:

– Đồng ý luôn với ý kiến của người khác khi mình chưa suy nghĩ và phân tích kỹ càng.

Bạn sẽ quan tâm  Market Segment là gì? Các những loại phân khúc thị trường nào?

– Các em nên tự kiểm tra, tư duy và đưa ra ý kiến của mình trước khi chấp nhận những kết quả của người khác.

– Các em có thể đưa ra ý kiến của mình để phản biện lại ý kiến của người khác, thậm chí số đông.

– Vì nếu chấp nhận ý kiến của người khác ngay từ đầu chứng tỏ rằng bạn không có kỹ năng tư duy và phản biện, mãi thụ động.

6. Kết luận vấn đề qua các bằng chứng thực tế

Khi bạn giải quyết vấn đề và đưa ra một kết luận nào đó thì bạn nên đưa ra các bằng chứng thực tế để bảo vệ ý kiến của mình. Điều quan trọng là bạn phải đánh giá các thông tin một cách nghiêm túc. Nếu không có thể dễ dàng đưa ra kết luận sai.

Thậm chí, khi người khác đưa ra kết luận, bạn cũng nên áp dụng phương pháp rèn luyện kỹ năng này. Bằng cách hỏi các hỏi liên quan đến bằng chứng thực tế:

– Ai thu thập bằng chứng này?

– Làm thế nào mà thu thập được nó?

– Tại sao?

7. Hiểu được rằng đa số mọi người đều thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện

Thực tế, bạn nên hiểu rằng đa số mọi người đều thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện. Bởi vì, khả năng này không phải sinh ra đã tự nhiên có. Kỹ năng này cần được rèn luyện bài bản và lâu dài. Chính vì thế, bạn không nên chủ quan vì nghĩ khả năng này rất đơn giản. Ai cũng có thể rèn luyện được.

Tóm lại:

Tư duy phản biện thật sự rất quan trọng cho tất cả mọi lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn và mọi chuyên ngành khoa học. Quá trình này liên quan đến việc thu thập và diễn giải thông tin một cách thận trọng. Dùng nó để đạt đến một kết luận có thể biện minh được rõ ràng.

Đây là một kỹ năng quan trọng. Vì nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, xây dựng lại những suy nghĩ của mình. Làm giảm rủi ro vận dụng, hành động, suy nghĩ với một niềm tin sai lầm.

Đối với sinh viên, để học được nội dung kiến thức, thì sự gắn kết trí tuệ là điều vô cùng cốt yếu. Mọi sinh viên đều phải tự mình tư duy bằng cái đầu của chính mình, tự mình kiến tạo nên tri thức cho bản thân thì mới thành công được.

 

Tìm kiếm liên quan đến tư duy phản biện

  • những loại tư duy phản biện
  • thực hành tư duy phản biện
  • nghị luận về tư duy phản biện
  • tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ rõ ràng
  • đọc hiểu tư duy phản biện là khả năng suy nghĩ rõ ràng
  • làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện ở mỗi người
  • những yêu cầu cần thiết cho người có tư duy phản biện tốt

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
Công việc team marketing thuê ngoài
Phòng marketing thuê ngoài là gì? Team thuê ngoài HCM
marketing noi dung
5 bước để thực hiện Marketing nội dung hiệu quả
khách hàng trung thành
Khách hàng trung thành – chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp
7 sai lầm phổ biến khi bán hàng online
online marketing
Bỏ túi ngay 8 bí kíp Online Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thiết kế web bán hàng
9 bí kíp tối ưu Marketing Online cho doanh nghiệp mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *