Vai trò của máy chủ server là gì đối với một doanh nghiệp

server may chu la gi

Với tình hình phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin ngày nay, thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần một hệ thống thông tin chứ không chỉ đơn giản là dùng máy tính nữa. Để vận hành và quản lý hệ thống CNTT đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có máy chủ (server). Vậy server máy chủ là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Server máy chủ là gì? Có những loại máy chủ nào

1. Server máy chủ là gì?

Server máy chủ là gì? Server hay còn gọi là máy chủ là một hệ thống (phần mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng. Các server có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng, mà cũng thường được gọi là “máy chủ”, hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng máy chủ lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một máy tính có thể cung cấp nhiều dịch vụ và dịch vụ chạy đa dạng.

Các máy chủ thường hoạt động trong một mô hình client-server, server (máy chủ) là các chương trình máy tính đang chạy để phục vụ yêu cầu của các chương trình khác, các client (khách hàng). Do đó, các máy chủ thực hiện một số nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng. Các khách hàng thường kết nối với máy chủ thông qua mạng nhưng có thể chạy trên cùng một máy tính. Trong hệ thống hạ tầng của mạng Internet Protocol (IP), một máy chủ là một chương trình hoạt động như một socket listener (giao thức nghe).

server may chu la gi
server may chu la gi

Các máy chủ thường cung cấp các dịch vụ thiết yếu qua mạng, hoặc là để người dùng cá nhân trong một tổ chức lớn hoặc cho người dùng nào thông qua Internet. Các máy chủ máy tính điển hình là máy chủ cơ sở dữ liệu (database server), máy chủ tập tin (file server), máy chủ mail (mail server), máy chủ in (print server), máy chủ web (web server), máy chủ game (game server), máy chủ ứng dụng (application server), hoặc một số loại khác của máy chủ.

Bạn sẽ quan tâm  Host free tốt nhất và cân nhắc những gì khi sử dụng loại này?

2. Những loại server máy chủ là gì?

Cơ sở để phân loại các loại máy chủ là dựa theo phương pháp chế tạo ra máy chủ, ta có 3 loại máy chủ thường gặp sau:

  • Máy chủ riêng (Dedicated):

Server máy chủ là gì? Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… hay còn gọi với cái tên khác là Máy chủ vật lý. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ, việc này cần những người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ.

  • Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS):

Là loại máy chủ được tách từ máy chủ vật lý kể trên ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy chủ riêng, có thể tách được thành nhiều máy chủ ảo khác nhau có chức năng như máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc.

  • Máy chủ đám mây (Cloud Server):

Là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN và máy chủ đám mây được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.

3. Lợi ích

Khi sử dụng máy chủ riêng, bạn sẽ nhận được các lợi ích sau:

  • Không bị hạn chế về mặt tài nguyên máy chủ, tăng không gian lưu trữ, băng thông, chịu được số lượng lớn người truy cập cùng lúc.
  • do không phải chia sẻ với người dùng khác.
  • Được quyền cài đặt hệ và cấu hình theo nhu cầu riêng.
  • Khả năng bảo mật cao, hạn chế được các cuộc tấn công mạng.
  • Quản trị từ xa hoặc trực tiếp dễ dàng

Vai trò của máy chủ server

Thật ra vai trò chính của Server đó là lưu trữ, nó cung cấp và xử lý dữ liệu rồi nó chung chuyển đến các máy trạm liên tục trong thời gian là 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc trên internet.

Máy chủ nó được thiết kế để cũng có thể chạy liên tục trong thời gian rất dài và chỉ tắt đi khi có một sự cố gì đó cần bảo trì mà thôi.

1. Đối với người dùng đơn lẻ

Server máy chủ là gì? Server nó cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính các dữ liệu của một hệ thống ví dụ như là người làm website thì cũng bắt buộc phải thuê máy chủ hosting hay các hộ kinh doanh quán net cũng phải bắt buộc dùng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm máy khác.

Bạn sẽ quan tâm  Tìm hiểu giá thuê hosting 1 năm bao nhiêu?

Ở thời điểm hiện tại, máy chủ được nhiều người biết tới và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Các cá nhân đều mong muốn được sở hữu những hệ thống máy chủ phù hợp.

2. Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thì máy chủ chính là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ về thông tin, chúng quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư vào các máy trạm cá nhân khác.

Với doanh nghiệp nhỏ, máy chủ đã đóng vai trò quan trọng thì không lý gì mà các doanh nghiệp lớn lại không sử dụng chúng phải không

Và tất nhiên, máy chủ của các doanh nghiệp lớn cũng cần phải được đầu tư kỹ lưỡng và chất lượng hơn. Tốc độ vận hành của máy chủ luôn được xem là yếu tố quan trọng nhất và nên được đặt lên hàng đầu. Khi đã có hệ thống máy chủ ổn định, các nhân viên văn phòng sẽ giảm tải được một khối lượng lớn công việc. Trong đó bao gồm:

  • Việc lưu trữ và quản lý thông tin doanh nghiệp của bạn, doanh nghiệp đối tác hay thông tin về các dự án đều được quản lý trên máy chủ
  • Hỗ trợ nhân viên chạy ổn định các phần mềm cần thiết
  • Vấn đề bảo mật các dữ liệu được nâng cao nhất có thể nhằm bảo vệ an toàn tuyệt đối cho những thông tin quan trọng của doanh nghiệp.
  • Việc điều khiển, quản lý hệ thống từ xa cũng đã góp phần rất lớn để tiết kiệm thời gian cho ban lãnh đạo hay những nhân viên.
server may chu la gi
server may chu la gi

Yếu tố cần lưu ý khi muốn thuê server máy chủ là gì?

Server máy chủ là gì? Có rất nhiều yếu tố bạn cần lưu tâm khi muốn thuê máy chủ. Nhưng những yếu tố mà chúng tôi đưa ra dưới đây được xem là cốt lõi và quan trọng nhất. Theo dõi ngay nội dung tiếp theo của bài viết để biết đó là những yếu tố nào nhé. Rất đơn giản chỉ với vài thao tác để bạn có thể mua máy chủ vật lý

1. Máy chủ có khả năng hoạt động độc lập

Khả năng độc lập của máy chủ tất nhiên sẽ là yếu tố mà bạn không nên bỏ qua. Vì với tính năng này, bạn sẽ không cần phải lo lắng khi bất ngờ xảy ra sự cố về các câu lệnh trên web hay sự gia tăng đột ngột của băng thông.

2. Mỗi máy chủ cần phải có một IP riêng biệt

Việc cài đặt IP riêng biệt cho từng máy chủ có tác dụng rất lớn nhằm tạo ra sự thuận tiện cho từng đối tượng khách hàng khi thực hiện các dự án kinh doanh lớn.

Bạn sẽ quan tâm  Top 10 nhà cung cấp hosting tốt việt nam hiện nay

Hơn nữa, các khách hàng của bạn sẽ không phải lo lắng nếu có phải chia sẻ địa chỉ cho hàng trăm hay hàng ngàn website khác.

3. Chi phí được giảm tới mức tối đa

Hãy chú trọng tới giá thành của các máy chủ trước khi quyết định có nên mua hay không bạn nhé. Vì không chỉ đòi hỏi khoản tiền ban đầu mà để quản lý và sử dụng máy chủ trong thời gian dài bạn còn cần phải quan tâm tới các khoản chi phí phát sinh. Thế nên nếu ngay từ đầu bạn đã bỏ qua một món tiền lớn thì đó là điều không nên.

4. Những máy chủ có tính năng bảo mật cao

Cũng như bất kỳ thiết bị nào khác, các máy chủ cũng đòi hỏi phải có được sự bảo mật hiệu quả. Tính năng này sẽ góp phần giúp gia tăng lớp tường bảo vệ các dữ liệu, thông tin của bạn khỏi những “kẻ dòm ngó”.

5. Máy chủ có sự linh hoạt nhất định

Sự linh hoạt của máy chủ tất nhiên là điều đáng để cập nhật ở bài viết này phải không? Nếu như có được sự linh hoạt nhất định, bạn sẽ đạt được những kết quả bất ngờ trong quá trình kinh doanh của mình đấy. Hãy cùng khám phá tiếp nhé.

Các tìm kiếm liên quan:

  • cấu hình máy chủ server
  • máy chủ là gì máy khách là gì
  • máy chủ nội bộ là gì
  • server nghĩa là gì
  • web server là gì
  • server trong game là gì
  • máy chủ internet nằm ở đâu
  • các loại máy chủ phổ biến

Nguồn: https://www.emg.com.vn/:

Bài viết liên quan

responsive là gì
Responsive là gì? Responsive có tầm quan trọng như thế nào?
biểu tượng website
Cách tạo ra biểu tượng Website đạt tiêu chuẩn tốt cho SEO Website
địa chỉ Website
Các loại và cấu trúc của địa chỉ Website đạt chuẩn
lập Website
Hướng dẫn cách lập Website bằng WordPress và WooCommerce
thẻ meta keywords
Tìm hiểu thẻ Meta Keywords quan trọng như thế nào trong SEO?
thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Vai trò của việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp?
thiết kế Logo miễn phí
Hướng dẫn thiết kế Logo miễn phí, chuyên nghiệp, nhanh chóng
thiết kế tờ rơi
Dịch vụ thiết kế tờ rơi chuyên nghiệp, nhanh chóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *