Vay tín chấp là gì? Những lưu ý bạn cần biết trước khi quyết định vay tín chấp

vay tín chấp là gì

Nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày một tăng cao đã kéo theo nhiều hình thức cho vay lấy lãi được hình thành. Các hình thức cho vay này có thể đến từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính, trong đó tùy theo loại hình vay và phía bên cho vay sẽ có những quy định khác nhau về lãi suất hay điều kiện vay. Từ đó vay tín chấp nổi lên thành một hình thức phổ biến bởi thủ tục và yêu cầu đơn giản, vậy vay tín chấp là gì? Đặc điểm của loại hình vay này ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Vay tín chấp là gì?

Vay vốn tín dụng, hay vay tín chấp? Hiểu đơn giản vay tín chấp là hình thức cho vay dựa trên uy tín của bên cần vay (cá nhân hoặc doanh nghiệp), vậy nên đây là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo. Khi vay tín chấp, phía cần vay không cần phải trình bày chi tiết về mục đích vay cho phía ngân hàng hay tổ chức tài chính. Hạn mức vay tín chấp cũng khá lớn, có thể dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng đi cùng thời hạn vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng. Chính những đặc điểm này mà vay tín chấp đang dần trở thành hình thức vay phổ biến trong xã hội.

vay tín chấp là gì

Vay tín chấp là gì? vay tiêu dùng là gì (Nguồn: Ebank Online)

Sự khác biệt giữa vay tín chấp và thế chấp là gì?

Sau phần giải thích vay tín chấp là gì ở trên, chắc bạn đã hiểu chữ “tín” trong tín chấp là uy tín và đó cũng là điểm khác biệt cơ bản so với vay thế chấp.

Vay tín chấp Vay thế chấp
Kê khai tài sản đảm bảo Không 
Lãi suất Cao Thấp
Hạn mức vay Thấp Cao
Thủ tục Đơn giản, tốc độ giải ngân nhanh Phức tạp hơn, tốc độ giải ngân lâu hơn
Rủi ro Cao Thấp

>>> Có thể bạn quan tâm: Vay thấu chi là gì

Có nên vay tín chấp không?

Sau khi hiểu được vay tín chấp là gì cũng như đặc điểm của loại hình vay này, có thể kết luận rằng vay tín chấp sẽ phù hợp cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Sở dĩ đây là hình thức vay không cần thế chấp tài sản đảm bảo nên thủ tục vay rất dễ dàng. Cá nhân có nhu cầu có thể nhanh chóng nhận được khoản vay ở mức khá, có thể lên đến cả trăm triệu đồng cũng như không bị phía ngân hàng hay tổ chức tài chính dò xét đến mục đích vay. Tuy nhiên, vay tín chấp ẩn chứa trong đó rủi ro rất cao đi kèm với mức lãi suất cao hơn nhiều so với những hình thức vay khác. Chưa kể lãi suất này còn tính trên dư nợ giảm dần, nên mức lãi suất có thể lên đến 30-55%/năm.

Bạn sẽ quan tâm  Đi để trở về 4: “Hành trình đặc biệt của Tết” đến từ Biti’s Hunter

Một điều nữa cần lưu ý, chính vì thủ tục vay đơn giản nên đã có rất nhiều công ty tài chính dựa vào điều này để “mồi chài” cá nhân có nhu cầu vay gấp. Họ dựa vào tâm lý cần gấp một khoản tiền của cá nhân và đưa ra một mức lãi suất thoạt nghe rất hợp lý, thế nhưng đến lúc trả nợ mới được phen tá hỏa vì mức lãi suất cắt cổ. Ngoài ra, khi vay tín chấp cũng cần lưu ý rằng, bạn sẽ phải chịu một khoản phí phạt nếu trả nợ trước thời hạn quy định. Mức phí sẽ dao động từ 2-5% số tiền trả trước hạn tùy ngân hàng và tùy theo thời gian tất toán.

Có nên vay tín chấp không?

Vay tín chấp là gì? Có nên vay tín chấp hay không (Nguồn: Vay tiền 3S)

Các hình thức vay tín chấp

Hiểu được vay tín chấp là gì, vậy có những hình thức vay tín chấp nào? Hiện nay có hai hình thức vay tín chấp đó là: Vay tín chấp trả góp và vay tín chấp tín chấp. Mỗi hình thức sẽ có những đặc điểm khác nhau.

  • Vay tín chấp trả góp: Hiện đây là hình thức vay tín chấp phổ biến nhất hiện nay. Có thể hiểu vay tín chấp trả góp là ngân hàng hoặc công ty tài chính giải ngân cho bạn một số tiền cần vay. Sau đó bạn sẽ phải trả góp khoản tiền đó hàng tháng trong một khoảng thời gian nhất định. Công thức tính số tiền trả góp hàng tháng của bạn sẽ là:

Số tiền trả góp hàng tháng = Khoản vay/Kỳ hạn vay + Khoản vay * Lãi suất vay tín chấp hàng tháng

Ví dụ: Bạn vay tín chấp trả góp một khoản là 90 triệu đồng trong 3 năm (36 tháng), mức lãi suất là 12%/năm (1%/tháng). Vậy số tiền bạn sẽ phải trả mỗi tháng là:

Số tiền trả góp hàng tháng = 90 triệu/36 + 90 triệu *1% = 3,4 triệu đồng

Tổng số tiền bạn phải trả = 3,4 triệu * 36 = 122,4 triệu đồng

  • Vay tín chấp tín chấp: Đây là một hình thức vay thấu chi, có nghĩa là ngân hàng hoặc công ty tài chính cho phép bạn vay một số tiền nhất định và sử dụng trong thời gian nhất định. Bạn có thể sử dụng số tiền này bất kỳ lúc nào bằng cách rút tiền mặt tại ATM, hoặc dùng trực tiếp thẻ để thanh toán. Miễn sao bạn phải cho khoản tiền bạn đã sử dụng cộng thêm lãi suất theo đúng hạn.

Ví dụ: Ngân hàng cho phép bạn vay tín chấp tín chấp với hạn mức 50 triệu đồng, thời hạn 2 năm với lãi suất 12%/năm. Giả sử bạn chỉ sử dụng 30 triệu và trả trong vòng 3 tháng thì bạn sẽ phải trả tổng số tiền là: 30 triệu + (30 triệu*1%*3) = 30,9 triệu đồng

Bạn sẽ quan tâm  Video Marketing là gì? Sử dụng thành công là cả một nghệ thuật

Ưu, nhược điểm của vay tín chấp

Ưu điểm

Sau khi nghiên cứu phần định nghĩa vay tín chấp là gì và so sánh với vay thế chấp, chắc chắn bạn đã nhận ra những ưu điểm của loại hình vay này. Dưới đây là phần tổng hợp lại những ưu điểm của vay tín chấp:

  • Không yêu cầu kê khai tài sản đảm bảo: Vì là loại hình vay tín chấp, người vay không cần thế chấp tài sản đảm bảo cho phía ngân hàng hay công ty tài chính. Điều này giúp bạn không lo việc bị mất tài sản khi lỡ hẹn trả nợ
  • Không cần chứng minh mục đích vay: Khi vay tín chấp, người vay không cần chứng minh mục đích vay với bên ngân hàng hoặc công ty tài chính. 
  • Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng: Vì không yêu cầu thế chấp tài sản hay chứng minh mục đích vay, nên bạn sẽ bỏ qua được khâu thẩm định giá trị tài sản. Điều này giúp thủ tục vay tín chấp trở nên nhanh gọn hơn rất nhiều, chưa kể nhiều nơi còn cho phép đăng ký vay tín chấp trực tuyến. Thủ tục đơn giản nên tốc độ giải ngân của vay tín chấp cũng nhanh hơn so với vay thế chấp. Chỉ sau vài ngày hoặc thậm chí là trong ngày, bạn đã có thể được thông qua khâu kiểm duyệt vay và nhận tiền về. 

Ưu, nhược điểm của vay tín chấp

Vay tín chấp là gì? Vay tín chấp có những ưu điểm nào (Nguồn: TheBank)

Nhược điểm

Bất kỳ hình thức vay nào cũng có ưu và nhược điểm riêng, trong đó những nhược điểm khi lựa chọn hình thức vay tín chấp là:

  • Lãi suất cao: Vì bạn không cần chứng minh hay thế chấp tài sản, cho nên lãi suất hàng tháng bạn phải trả khi vay tín chấp sẽ cao hơn. Vậy nên hãy tính toán thật kỹ và nắm rõ các thông tin trước khi quyết định vay tín chấp.  
  • Rủi ro lớn: Như đã đề cập ở trên, do thủ tục vay tín chấp đơn giản cho nên rất nhiều công ty tài chính sẽ tìm cách để dụ dỗ người vay. Họ sẽ đưa ra những đề nghị cho vay với mức ưu đãi thoạt nghe qua thì rất hấp dẫn, thế nhưng nếu tính toán kỹ thì đây là mức lãi suất cắt cổ. 
  • Yêu cầu chứng minh thu nhập: Để có thể cho bạn vay tiền, phía ngân hàng hoặc công ty tài chính cần biết được bạn có đầy đủ khả năng để trả nợ. Họ sẽ yêu cầu bạn chứng minh được thu nhập của mình, thường sẽ là nộp sao kê tài khoản nhận lương hàng tháng có con dấu của ngân hàng, hoặc bảng lương có con dấu của nơi bạn đang công tác.   

>>> Đọc thêm: Thẻ tín dụng là gì

Lưu ý khi vay tín chấp

Bất kỳ loại hình vay nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng cho nên bạn hãy lưu ý thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Với loại hình vay tín chấp, bạn cần lưu ý đến những điều sau:

  • Khả năng trả nợ: Trước khi vay, bạn cần tính được số tiền lãi cần trả hàng tháng và cân đối nó với những khoản chi trả khác trong cuộc sống. Đảm bảo rằng với thu nhập hiện tại của bạn, sau khi trừ đi tiền lãi phải trả thì vẫn đủ để chi trả cho chi phí cuộc sống hàng ngày.
  • Thời hạn tất toán: Khi vay tín chấp thì phía ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ quy định thời gian trả nợ cụ thể. Lưu ý rằng, nếu bạn thực hiện tất toán trước hạn thì sẽ phải chịu một khoản phí phạt nhất định.
  • Cách tính lãi suất vay: Đây là điều bạn cần quan tâm nhất mỗi khi dự định vay tín chấp. Bởi lẽ vay tín chấp thường sẽ có lãi suất rất cao, vậy nên hiểu được cách tính lãi suất vay sẽ giúp bạn cân đối được số tiền phải chi trả hàng tháng so với thu nhập. Hiện nay có hai phương pháp tính lãi suất phổ biến, đó là: tính lãi suất giảm dần và tính lãi suất cố định. Hãy đảm bảo bạn biết rõ phía cho vay đang áp dụng phương pháp tính lãi suất nào, cũng như công thức tính lãi suất của phương pháp đó.
Bạn sẽ quan tâm  Communication là gì? Mẹo giúp thương hiệu giao tiếp tốt hơn với người tiêu dùng

>> Xem thêm: Uỷ nhiệm chi ngân hàng là gì

Kết Luận

Với sự xuất hiện của rất nhiều hình thức cho vay, khách hàng giờ đây được cung cấp nhiều lựa chọn hơn để phù hợp với từng mục đích và nhu cầu riêng. Hy vọng qua bài viết này, EMG Online đã giúp bạn đọc hiểu được cụ thể vay tín chấp là gì cũng như những đặc điểm của loại hình vay này. Dù lựa chọn hình thức vay nào thì mỗi loại đều có ưu và nhược riêng, và quan trọng là bạn phải trả lãi suất cho nó. Hãy tự đặt ra câu hỏi “vay tín chấp ngân hàng nào tốt nhất” và lựa chọn cho mình ngân hàng phù hợp. Vậy nên hãy tính toán và cân nhắc thật kỹ để lựa chọn hình thức vay phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính cá nhân.

Tuấn Anh – EMG Online

Tổng hợp

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *