Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao

Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao

Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? Đây là nội dung câu hỏi số 3 trang 8 sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1 trong bài Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số gợi ý về phong cách sống giản dị của Bác để các em học sinh có thể trả lời câu hỏi trên và hoàn thành phần soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh trước khi lên lớp nhé.

Câu 3 trang 8 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Gợi ý 1

Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:

– Giản dị mà không kham khổ;

– Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.

– Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.

– Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.

Bạn sẽ quan tâm  Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào?

Gợi ý 2

Lối sống của Bác kết hợp giữa giản dị và thanh tao vì:

– Bác sống giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảnh cơ cực

– Từ cách ăn mặc cho đến nơi ở đều nói nên sự giản dị, tâm thái ung dung, lạc quan, thưởng ngoạn

– Bản lĩnh, ý chí, tôn hồn của một vị lãnh tụ yêu nước, thương dân được thể hiện qua sự giản dị đó của Bác

– Bác càng yêu nước bao nhiêu thì yêu thiên nhiên bấy nhiêu

Gợi ý 3

Lối sống của người là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, đó chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn. Đó không phải là lối sống khắc khổ của cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, khác người. Lối sống của Bác là lối sống theo một quan niệm thẩm mĩ: vẻ đẹp giản dị và tự nhiên. Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.

Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho Tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.

Viết đoạn văn chứng minh lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao

Bác Hồ là một tấm gương về lối sống giản dị và thanh bạch. Điều đó được thể hiện từ trong cuộc sống hằng ngày, đến công việc hay mối quan hệ với mọi người. Bữa cơm của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Khi ăn cơm, Bác không để rơi một hạt cơm nào. Lúc ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Cái nhà sàn nhỏ đó “luôn luôn lộng gió và ánh sáng”. Trang phục của Bác cũng rất giản dị, chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác cũng là một người say mê lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Những chân lí: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”… đều đã đi vào đời sống của người dân một cách dễ hiểu nhất. Đức tính giản dị của Bác thật đáng học tập, và noi theo.

Bạn sẽ quan tâm  Top 9 mẫu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 9 thuộc chuyên mục Học tập của EMG Online.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *