Viết đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

Viết đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu

Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cảm cha con sâu nặng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn mẫu viết đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu, đoạn văn ngắn về tình cảm của bé Thu dành cho cha hay và ý nghĩa, sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.

Đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu siêu ngắn

Đọc tác phẩm ” Chiếc lược ngà” chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào quên được tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một thứ tình cảm thiêng liêng và không có gì thay thế được. Nếu lúc đầu cũng vì tình yêu ba vô bờ bến những lại chỉ được nhìn ba qua tấm ảnh nên bé Thu đã không nhận ông Sáu là ba. Trong thời gian ông Sáu nghỉ phép bé Thu luôn luôn có những hành động làm ông đau lòng. Trong bữa ăn, ông Sáu có gắp cho bé Thu một miếng trứng cá nhưng miếng trứng cả đã bị bé Thu hất ra khỏi bát và bé Thu cũng bị nhận một cái tát từ ông Sáu ” Sao mày cứng đầu quá vậy”. Nhưng sau tất cả những hiểu lầm đó chính là tình yêu ba, khi nhận ra ba thì bé Thu đã không thể nào dấu được cảm xúc của mình ôm chầm lấy ba. Nhưng bé Thu không biết đó chính là lần cuối cùng mình được gặp ba. Tình cảm cha con còn được thể hiện qua chiếc lươc ngà mà chính ta ông Sáu làm, khi hi sinh ông nhờ người gửi về tận tay cho con gái.

Bạn sẽ quan tâm  Top 6 bài cảm nhận nhân vật bé Thu

Đoạn văn về tình cảm của bé Thu dành cho ba

Bé Thu gặp lại cha sau 8 năm xa cách, một người mà Thu mới chỉ nhìn thấy trong ảnh. Nhưng ngay từ lần đầu gặp mặt, cô bé đã vô cùng hoảng sợ và phải gọi “Má!Má!”, nó nhìn ông Sáu bằng đôi mắt xa lạ.Rồi những ngày sau đó Thu tỏ ra ngang ngạnh, bướng bỉnh, gan lì kiên quyết không gọi ông Sáu là ba. Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình.Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe. Lúc bị đánh những tưởng nó sẽ khóc, nhìn bằng ánh mắt căm giận, nhưng nó chỉ lặng lẽ gắp cái trứng cá ra rồi bỏ về nhà ngoại. Nó không chấp nhận bất cứ sự quan tâm nào của ông Sáu với nó . Đây là sự biểu hiện của một cái tính mạnh mẽ, đồng thời cũng rất phù hợp với tâm lý thường thấy của con người. Bởi trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, Thu còn quá nhỏ để biết được những tình thế khắc nghiệt và éo le của cuộc sống. Nên nó đâu hiểu được ba ngày anh Sáu được nghỉ phép là cơ hội hiếm hoi nó được ở bên ba, hưởng trọn tình yêu mà ba dành cho nó.

Nhưng đằng sau tất cả sự từ chối đến cứng đầu đấy của bé Thu là tình yêu thương cha mãnh liệt.

Tình cảm mạnh mẽ sâu sắc nhưng cũng rất dứt khoát, rạch ròi. Có nét cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.

Bạn sẽ quan tâm  Ví dụ về một số hoạt động bảo vệ hoà bình ở trường, lớp GDCD 9 trang 16

Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộc lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

Tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cảm yêu thương sâu nặng của bé Thu dành cho cha của mình trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của EMG Online.

Bài viết liên quan

Top 6 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
Top 5 bài Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
Top 10 Bài Cảm nghĩ về tình bạn hay nhất
Top 4 bài cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
Top 5 mẫu phân tích nhân vật Tấm hay nhất
Top 4 bài phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
Top 4 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
Top 8 mẫu phân tích nhân vật ông Hai hay nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *