WIPO là gì? Cập nhật những thông tin mới nhất về WIPO trong năm 2020

WIPO là gì?

Là một cơ quan chuyên môn trực thuộc Liên hợp quốc với chức năng chính liên quan đến các vấn đề về hoạt động sở hữu trí tuệ thế giới và khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại trong việc phát chế các sản phẩm trí tuệ. WIPO là gì? Cùng EMG Online cập nhật những thông tin mới nhất về WIPO qua bài viết dưới đây!

Sở hữu trí tuệ là gì? quyền sở hữu trí tuệ là gì

Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ là từ chỉ những sản phẩm được con người tạo nên. Thông thường nó là những tác phẩm văn học, những bài hát, những phát minh phầm mềm hay các giải pháp hữu ích khác nhau,…

Theo khoản 1 điều 4 luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009 thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của cá nhân hoặc tổ chức với tài sản trí tuệ và nó bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan tới tác giả sở hữu tài  sản trí tuệ đó. Quyền tài sản và quyền nhân thân là 2 quyền được biết đến nhiều nhất hiện nay.

Có thể thấy việc cá nhân hay tổ chức nếu có công nghiên cứu và sáng tạo ra một sản phẩm và mang đi đăng ký sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Những thứ được pháp luật bảo hộ sẽ dựa trên phương diện như quyền sở hữu trí tuệ của tác giả hay các quyền liên quan tới tác giả cũng như quyền sở hữu công nghiệp khác.

WIPO là gì?

WIPO là viết tắt của cụm từ World Intellectual Property Organization. Đây là Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, có trụ sở đặt tại Geneva, Thụy Sĩ.

WIPO là gì?

WIPO là gì? (Nguồn: VietNamBiz)

Tiền thân của WIPO là BIRPI, một tổ chức được thành lập năm 1893, là sự kết hợp giữa Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

WIPO được thành lập vào năm 1967 với mục tiêu là thúc đẩy hoạt động trí tuệ sáng tạo trên thế giới, qua sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên và các tổ chức khác nhằm xây dựng hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế cân bằng, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích của toàn thể cộng đồng.

>> Có thể bạn quan tâm: WTO là gì

Sơ lược tổng quan về WIPO wiki: 

Sơ lược tổng quan về Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO:

– Thành lập: 14 tháng 7, 1967

– Trụ sở: Genève, Thụy Sĩ

– Lãnh đạo: Tổng giám đốc Francis Gurry

– Loại hình: Cơ quan chuyên ngành

– Trang web: http://www.wipo.int/

Thành viên và cơ cấu tổ chức của WIPO

Thành viên

WIPO hiện có 193 quốc gia thành viên250 quan sát viên là các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ. Việt Nam đã trở thành thành viên của WIPO từ ngày 2/6/1976.

Để trở thành thành viên của WIPO, các quốc gia phải đảm bảo những điều kiện sau:

  • Thành viên của WIPO phải là quốc gia thành viên của Liên hợp quốc (tức là chỉ có quốc gia mới có thể trở thành thành viên WIPO).
  • Quốc gia muốn gia nhập WIPO phải gửi Đơn xin gia nhập tới Tổng giám đốc WIPO tại Giơ-ne-vơ.
  • Với các nước là thành viên của Công ước Paris và Công ước Bern nếu đã ký kết/phê chuẩn hoặc gia nhập ít nhất là các điều khoản hành chính của Văn kiện Stockholm (1967) của Công ước Paris hoặc văn kiện Paris (1971) của Công ước Bern, thì mới có thể trở thành thành viên của WIPO.

WIPO luôn hoan nghênh việc đưa các tổ chức và các nhóm lợi ích tham gia với tư cách là quan sát viên tại các cuộc họp chính thức của các quốc gia thành viên. WIPO cũng tìm cách liên lạc với các tổ chức phi chính phủ, IGO, các nhóm ngành và tất cả các bên liên quan khác một cách rộng rãi nhất có thể trong các quy trình tham vấn và tranh luận về các vấn đề hiện tại.

Cơ cấu tổ chức

Tổng giám đốc hiện tại của WIPO là Francis Gurry. Ông đã làm Tổng giám đốc WIPO kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008. Ông được bổ nhiệm lại vào tháng 5 năm 2014 với nhiệm kỳ 6 năm lần thứ 2, kéo dài đến tháng 9 năm 2020.

Bạn sẽ quan tâm  Case Study là gì? 12 cách để sử dụng Case Study trong chiến lược Marketing

Cơ cấu tổ chức của wipo là gì

Tổng giám đốc hiện tại của WIPO, ông Francis Gurry (Nguồn: ITU)

Cơ cấu tổ chức của WIPO dựa trên 7 ngành, mỗi ngành do một Phó Tổng Giám đốc (DDG) hoặc Trợ lý Tổng Giám đốc (ADG) đứng đầu, dưới sự lãnh đạo chung của Tổng Giám đốc.

  • Đại hội đồng (ĐHĐ) là cơ quan quyền lực cao nhất của WIPO. ĐHĐ bổ nhiệm TGĐ trên cơ sở đề nghị của UB điều phối. ĐHĐ thường họp một lần/năm nhằm xem xét và thông qua các Báo cáo của Ủy ban điều phối, của Tổng giám đốc WIPO, thông qua ngân sách tài chính của tổ chức, thông qua các biện pháp do TGĐ đề ra.
  • Hội nghị bao gồm các quốc gia thành viên của WIPO, có nhiệm vụ thảo luận các công việc liên quan tới sở hữu trí tuệ, thông qua các vấn đề tư vấn và ngân sách của Hội nghị.
  • Ủy ban Điều phối điều hành, có nhiệm vụ quản lý hoạt động và tư vấn cho WIPO, về các vấn đề hành chính, tài chính, văn bản, tài liệu, dự trù ngân sách…
  • Văn phòng Quốc tế (Ban thư ký), đứng đầu là Tổng Giám đốc (TGĐ) hiện nay là ông Francis Gurry, quốc tịch Úc. Giúp việc TGĐ là các Phó TGĐ và Ban thư ký. Ban Thư ký bao gồm các nhân viên được WIPO tuyển chọn trên cơ sở chuyên môn có tính tới yếu tố hợp lý địa lý.

Tổng giám đốc Francis Gury là người chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ WIPO, làm việc trực tiếp với các DDG, ADG sau:

  • Phòng Quản lý nhân sự
  • Văn phòng luật sư tư vấn
  • Phòng chính sách trí tuệ nhân tạo
  • Phòng Kinh tế và Phân tích dữ liệu
  • Phòng giám sát nội bộ
  • Phòng chuyển đôi và phụ trách các nước đang phát triển

Văn phòng Tổng giám đốc. Đứng đầu là ADG Naresh Prasad, phụ trách các phòng, ban quan trọng như:

  • Nội các của DG (ODG)
  • Phòng lắp ráp
  • Bộ phận tiếp thị và dịch vụ khách hàng
  • Phòng tin tức và Truyền thông
  • Phòng xuất bản
  • Bộ phận quản lý sự kiện
  • Đơn vị điều phối văn phòng bên ngoài
  • Văn phòng WIPO tại Algeria
  • Văn phòng WIPO tại Brazil
  • Văn phòng WIPO tại Nigeria
  • Văn phòng WIPO tại Singapore

Lĩnh vực Thương hiệu & Thiết kế, đứng đầu là DDG Binying Wang. Đảm nhận  phụ trách các phòng, ban chức năng như:

  • Cục thương hiệu, thiết kế công nghiệp và chỉ dẫn địa lý
  • Cơ quan đăng ký Madrid
  • Cơ quan đăng ký Hague
  • Cơ quan đăng ký Lisbon
  • Phòng hệ thống thông tin Hague
  • Văn phòng WIPO tại Trung Quốc

Lĩnh vực Bản quyền và ngành công nghiệp sáng tạo, đứng đầu là DDG Sylvie Forbin. Đảm nhận  phụ trách các phòng, ban chức năng như:

  • Phòng Quản lý bản quyền
  • Phòng luật bản quyền
  • Phòng phát triển bản quyền

Lĩnh vực Phát triển, đứng đầu là DDG Mario Matus. Đảm nhận  phụ trách các phòng, ban chức năng như:

  • Học viện WIPO
  • Phòng điều phối chương trình nghị sự phát triển
  • Cục quản lý khu vực châu Phi
  • Cục quản lý khu vực các nước Ả Rập
  • Cục quản lý khu vực châu Á – Thái Bình Dương
  • Cục quản lý khu vực Mỹ Latinh và Caribe
  • Bộ phận hỗ trợ các nước kém phát triển
  • Các dự án hợp tác đặc biệt

Bằng sáng chế và lĩnh vực công nghệ, đứng đầu là DDG John Sandage. Đảm nhận  phụ trách các phòng, ban chức năng như:

  • Trung tâm Hòa giải WIPO
  • Phòng pháp lý và Quốc tế PCT
  • Phòng dịch vụ PCT
  • Bộ phận luật sáng chế

Quản trị & Quản lý, đứng đầu là ADG Ambi Sundaram. Đảm nhận  phụ trách các phòng, ban chức năng như:

  • Phòng Hội nghị và dịch vụ tổng hợp
  • Phòng kế hoạch chương trình và tài chính
  • Phòng Công nghệ thông tin và Truyền thông
  • Phòng ngôn ngữ
  • Phòng cơ sở hạ tầng
  • Bộ phận mua sắm và du lịch
  • Bộ phận Đảm bảo An ninh và Thông tin

Lĩnh vực Cơ sở hạ tầng toàn cầu,  đứng đầu là ADG Yo Takagi. Đảm nhận  phụ trách các phòng, ban chức năng như:

  • Phòng phân loại và tiêu chuẩn quốc tế
  • Phòng đổi mới và cơ sở hạ tầng tri thức
  • Bộ phận hỗ trợ công nghệ và đổi mới
  • Bộ phận Giải pháp Kinh doanh văn phòng IP
  • Bộ phận cơ sở dữ liệu toàn cầu
  • Văn phòng WIPO tại Nhật Bản

Lĩnh vực Vấn đề toàn cầu, đứng đầu là DG Minelik Alemu Getahun. Đảm nhận  phụ trách các phòng, ban chức năng như:

  • Phòng đối ngoại
  • Phòng truyền thống và thách thức toàn cầu
  • Xây dựng sự tôn trọng cho bộ phận IP
  • Bộ phận chính sách cạnh tranh và IP
Bạn sẽ quan tâm  Shopee Mall là gì? Nơi lòng tin được khách hàng đặt trọn 100%

Sứ mệnh và hoạt động của WIPO

WIPO ra đời với sứ mệnh chính là giải quyết những thách thức lớn liện quan đến sở hữu Trí tuệ thế giới, bao gồm quản lý những vấn đề liên quan đến các hệ thống bằng sáng chế và bản quyền quốc tế; giảm khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển; đảm bảo hệ thống sở hữu trí tuệ (IP) phục vụ mục đích cơ bản là khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới ở tất cả các quốc gia thành viên.

WIPO được xem như một diễn đàn toàn cầu về các dịch vụ, chính sách, thông tin và hợp tác về sở hữu trí tuệ, cụ thể:

  • WIPO cung cấp các dịch vụ về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế, giúp các nhà khoa học, sáng chế tiết kiệm được thời gian, chi phí.
  • WIPO xây dựng hệ thống các cơ quan điều hành, ủy ban chuyên môn, tạo điều kiện hỗ trợ các nước thành viên và quan sát viên có thể trao đổi, thảo luận nhằm tìm ra giải pháp cho những thách thức của hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới, đảm bảo mục đích cơ bản là khuyến khích đổi mới, sáng tạo.
  • WIPO cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phong phú, đa dạng về sở hữu trí tuệ, phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của mọi đối tượng;
  • WIPO thường xuyên có những hoạt động trao đổi, hợp tác với các nước thành viên, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời giải quyết những vấn đề chung của thế giới liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Tầm quan trọng của việc thành lập WIPO

WIPO là gì? Việc sở hữu trí tuệ thường bị giới hạn quyền và pháp lý bởi yếu tố lãnh thổ, chúng tồn tại và được thực thi theo luật lệ riêng mà mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sẽ có những điều luật và quy định riêng trong lĩnh vực này. Hơn thế nữa, các sản phẩm trí tuệ luôn chứa đựng các ý tưởng sáng tạo và thường dễ bị ‘sao chép’ sang các nước khác bởi vậy việc thành lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO là điều rất cần thiết để đảm bảo quyền lợi và công bằng về Sở hữu trí tuệ.

WIPO được thành lập vì tính cấp thiết phải có một tổ chức quốc tế liên chính phủ để quản lí và giải quyết các vấn đề liên quan đến Sở hữu trí tuệ trên thế giới xuất phát từ những yếu tố rất đặc thù của lĩnh vực này.

Đa phần, tên của điều ước quốc tế được lấy từ địa điểm mà điều ước đó được kí kết lần đầu tiên (ví dụ như Công ước Paris, Công ước Berne,…) và WIPO được lập ra để quản lí các điều ước quốc tế này.

Các hoạt động hợp tác kỹ thuật của WIPO tại Việt Nam

Các hoạt động hợp tác kỹ thuật của WIPO tại Việt Nam

Wipo là gì Sự hợp tác của Việt Nam và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (Nguồn: Báo quốc tế)

Kể từ khi gia nhập và đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2009 – 2016, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đều đã tham dự Phiên họp Đại hội đồng WIPO và có buổi làm việc với Tổng giám đốc WIPO – Tiến sỹ Francis Gurry trong việc hợp tác và hỗ trợ về quyền sở hữu trí tuệ thế giới.

Trong vấn đề hợp tác kỹ thuật, WIPO thường xuyên triển khai hoạt động hỗ trợ và hợp tác kỹ thuật với Việt Nam nhằm xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.

WIPO hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ

Kể từ chuyến thăm của Tổng giám đốc WIPO, ông Francis Gurry đến Việt Nam vào năm 2017 và bản ký kết Ghi nhớ hợp tác về xây dựng Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ cho Việt Nam của Bộ Khoa học và Công nghệ với WIPO. Tính đến nay, Việt Nam luôn nhận được sự hỗ trợ của WIPO về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ thế giới, xây dựng chính sách và pháp luật chặt chẽ về quyền sở hữu trí tuệ.

Bạn sẽ quan tâm  Case-study: Coca-Cola và Music Marketing

WIPO hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ

  • WIPO hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án “Số hóa tư liệu sáng chế” trên cơ sở dữ liệu điện tử nhằm phù hợp với sự phát triển của công nghệ, hỗ trợ người dân tra cứu và minh bạch thông tin về quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn.
  • WIPO hỗ trợ Việt Nam xây dựng và ứng dụng các giải pháp về công nghệ thông tin, hỗ trợ truy cập và sử dụng các cơ sở dữ liệu do WIPO xây dựng nhằm phục vụ công tác tra cứu, xử lý và quản trị đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

WIPO hỗ trợ Việt Nam phát triển tài sản trí tuệ

  • Xây dựng mạng lưới các Trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới (TISCs) nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng khai thác thông tin sáng chế, tiếp cận và xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản trí tuệ.
  •  Việt Nam hợp tác với WIPO trong việc triển khai Dự án “Cải thiện môi trường sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng lực của các nước đang phát triển và kém phát triển trong việc cải thiện chất lượng quản lý và thương mại hóa công nghệ”. Dự án sẽ hỗ trợ hình thành mô hình kết nối, vận hành theo cơ chế “HUB and SPOKE”,  tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các hoạt động đăng ký và thương mại hóa tài sản trí tuệ, đặc biệt là sáng chế, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

WIPO hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực

Tính đến nay, WIPO là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ. Đã có hơn 500 cán bộ của Việt Nam có cơ hội tham dự các hội nghị, hội thảo, chương trình đào tạo về các lĩnh vực khác nhau của sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực liên quan khác do WIPO tổ chức. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc xây dựng và triển khai các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. WIPO cũng có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện chương trình đào tạo trực tuyến về sở hữu trí tuệ bằng tiếng Việt.

Giúp nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ

  • Đội ngũ cán bộ của WIPO hỗ trợ Việt Nam dịch các ấn phẩm tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, tổ chức các Cuộc thi Sáng chế nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ.
  • Hỗ trợ tổ chức trao giải thưởng WIPO hằng năm cho các công trình khoa học – kỹ thuật xuất sắc theo đề nghị từ Quỹ VIFOTEC và nhiều hoạt động khác nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.

Kết

Trên đây là những thông tin cập nhật mới nhất về WIPO là gì cũng như cách WIPO hoạt động và tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế. Vấn đề về sở hữu trí tuệ là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền sáng chế và khẳng định bản quyền riêng của tác giả. Sự ra đời của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO là rất cần thiết, góp phần thực hiện và giám sát các nước thành viên trong việc thực hiện nghiêm vấn đề sở hữu trí tuệ, tạo sân chơi công bằng cho mọi người trong vấn đề sở hữu trí tuệ thế giới.

Phương Thảo – EMG Online

Tổng hợp

Bài viết liên quan

Kế hoạch marketing nước ép trái cây sinh tố hiệu quả
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook - 1
Cách đọc chỉ số quảng cáo Facebook đơn giản CHI TIẾT
dmca-la-gi
DMCA là gì? Ảnh hưởng của DMCA đến doanh nghiệp như thế nào?
Open rate là gì
Open rate là gì? Top 8 cách tăng tỷ lệ open rate hiệu quả nhất
Khái niệm Emoji
Emoji là gì? Emoji gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến Content Marketing như thế nào?
Ltd là gì? Tất cả những câu hỏi bạn sẽ đặt xung quanh Ltd và câu trả lời
SEO mũ trắng là gì? 5 kỹ thuật giúp tăng gấp đôi Traffic cho website của bạn
Backlink là gì? Những cách thông minh để xây dựng backlink đến website doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *